Kho Báu Kỳ Lạ Và Tiếng Cóc Bí ẩn Trong động Tiên - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Kỳ 2: Giấc mơ lạ và chuyện báu vật tự tìm về
Như đã nói ở kỳ trước, vì có cơ duyên, lại bị núi Cóc, động Tiên (còn gọi là độnh Đá Bạc) mê hoặc, nên chị Trần Thị Minh đã bỏ cả doanh nghiệp, cơ ngơi, gia đình, vào rừng sinh sống. “Nữ động chủ” quanh năm suốt tháng ngồi tụng kinh trong động, ra sức xây dựng, tu sửa, biến quả núi hoang vu xã Liên Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình) thành một kỳ quan đặc biệt và kỳ lạ ngay giáp thủ đô.
Những ngày ngồi tụng kinh gõ mõ, rồi ngủ thiếp trong động Tiên, chị Minh thường xuyên gặp giấc mộng lạ. Chị mơ thấy 7 món cổ vật, mà lúc tỉnh dậy, chị không rõ đó là giấc mơ hay nhìn thấy thực, bởi chị nhớ từng chi tiết, hình dáng, hoa văn, kể cả những chỗ sứt mẻ của những cổ vật ấy. Chị cho đó là chuyện lạ, nhưng không quan tâm nhiều lắm.
Năm 2009, sau khi xây dựng xong ngôi đền dưới chân núi, chị Minh quyết định mở đường lên đỉnh núi Cóc, để xây dựng đền Mẫu Thượng Ngàn. Mấy người dân trong xóm tình nguyện phát cây, đục đá cùng chị.
Điều kỳ lạ, là hôm động thổ mở đường, xuất hiện 8 con rắn lớn, cứ nối đuôi nhau bò lên, bò xuống. Mọi người xua đuổi, nhưng 8 con rắn nhất định không chịu bỏ đi. Mọi người sợ quá, toan bỏ về, thì chị Minh cản lại. Chị Minh tin rằng, những con rắn này không tấn công người, nên chị mang cuốc, xẻng vào núi đào bới ngay cạnh rắn. Thấy rắn không cắn, mọi người mới vào cuộc phá núi, mở đường.
Điều vô cùng kỳ dị, là 8 con rắn này cứ bò dần lên đỉnh núi, đúng theo hướng chị Minh vạch đường mở núi. Khi con đường được mở gần đến đỉnh, thì xuất hiện miệng hang sâu hoắm vào lòng núi. Bỗng nhiên, 8 con rắn bò đâu mất, thay vào đó là con rắn có tới 5 màu khác nhau. Nhiều người nhìn con rắn sợ hét toáng lên.
Con rắn nằm đó một lúc, rồi trườn mình mất hút trong hang. Nghĩ là điềm báo, chị Minh cho đào ở chỗ con rắn lạ nằm phơi nắng để khởi công dựng đền Mẫu.
Ban thờ Cóc trong động Tiên, nơi có nhũ đá hình con cóc
Khi phóng xà beng đào núi, thì mọi người moi lên được nhiều thứ lạ lùng. Trong đó, lạ nhất là 2 hòn đá hình bàn chân người, với đầy đủ 5 ngón và một viên đá hình bàn tay người, như thể được đẽo gọt từ ngàn xưa. Chị Minh so bàn tay mình với viên đá đó, thì vừa khít.
Kinh ngạc nhất là đào được con kỳ nhông bằng đá nặng 60kg, chiếc lư hương và hòn đá có chữ Thiên lồng chữ Vương. Chị Minh đã đem hòn đá này đến Viện Hán Nôm dưới Hà Nội và được xác nhận đó chính là chữ Nho.
Khi xây dựng đền Mẫu xong, giấc mơ về 7 cổ vật lại càng rõ ràng hơn, thường xuyên hơn, khiến nhiều đêm “nữ động chủ” Trần Thị Minh mất ăn mất ngủ.
Một hôm, đang ngồi gõ mõ trong động Tiên, thì chị Minh nghe có tiếng người, liền chui ra. Người này bảo tên là Trần Thị N., có chồng là Bùi Viết H., nhà ở xã Trường Yên (Chương Mỹ, Hà Nội), xin phép thăm quan khu vực. Chị này khoe rằng, chồng buôn đồ cổ, có nhiều đồ quý.
Tượng cóc bằng đồng
“Nữ động chủ” Trần Thị Minh nhìn thấy bà N., đột nhiên những hình ảnh về những cổ vật chị thường mơ thấy hiện rõ trong đầu. Chị Minh liền nói với bà N. rằng, hiện chồng chị đang giữ “ông cóc” bằng đồng và chiếc lư hương cổ. Chị Minh tả tượng cóc và chiếc lư hương, hình dạng ra sao, sứt mẻ chỗ nào, khiến bà N. kinh ngạc.
Bà N. thú nhận trong nhà có một ông cóc bằng đồng và chiếc lư hương rất quý. Chiếc lư hương được ông chồng mua từ chục năm trước với giá 6 triệu đồng, là cả gia tài thời kỳ đó. Vợ chồng chị đã cúng tiến hai món cổ vật này cho chùa Trường Yên, nhưng nhà chùa không lấy, với lý do “chùa không thờ được”.
Nghe chị Minh nói vậy, hôm sau, vợ chồng bà N. làm lễ, mang lư hương và ông cóc đến động Tiên tặng cho chị Minh thờ cúng.
Sau khi hai món cổ vật kỳ lạ này tự tìm về di tích động Tiên, núi Cóc, thì lần lượt các món đồ khác, gồm đỉnh đồng, chiêng đồng, chuông đồng, chùm cau đồng, nghê đá lần lượt tự dưng tìm đến động Tiên. Những cổ vật này đều xuất phát từ quanh vùng, vốn thuộc sở hữu của những người buôn cổ vật. Họ đều không bán được cổ vật cho ai, dù rất giá trị.
Chị Minh gọi "Ông Cóc"
Điều lạ hơn, đây đều là những cổ vật xuất hiện trong giấc mơ của “nữ động chủ” Trần Thị Minh. Khi được chị Minh mô tả, những du khách không hiểu vì sao tự dưng đi thăm quan động Tiên, núi Cóc này, đã mang đến cúng tiến.
“Nữ động chủ” Trần Thị Minh dẫn chúng tôi trèo lên đỉnh núi Cóc, rồi khám phá động Tiên.
Động Tiên có 2 ngăn. Ngăn ngoài rộng rãi. Trần hang có vô số thạch nhũ kết thành nhiều hình thù kỳ lạ, đẹp mắt.Kỳ lạ nhất là hồ nước lửng giữa hang, rộng vài chục mét vuông, như thể do con người tạo nên. Không thể giải thích nổi thiên tạo kiểu gì, mà lại tạo thành hồ nước như cái chậu treo lơ lửng giữa trời này.
Phía dưới hồ nước là ban thờ, nơi “nữ động chủ” Trần Thị Minh ngồi tụng kinh, gõ mõ hàng ngày. Tiếng coong ngân lên và tiếng gọi “động chủ” cất lên vừa tha thiết: “Xin ngài cất tiếng đi ạ. Con xin ngài cất tiếng đi ạ”. Khi chúng tôi còn chưa hiểu chuyện gì, thì bỗng có tiếng “oọc oóc, oọc oóc” vang lên từ một góc nào đó trong hồ nước treo lơ lửng trong hang. Một số người nghe thấy tiếng cóc thì sợ hãi, chắp tay lầm rầm khấn vái.
Nhũ đá kỳ lạ, như những củ sắn
Tiếng cóc kêu bất chợt, rồi im bặt. “Nữ động chủ” tiếp tục gọi “Ngài”, tuy nhiên, phải gọi đến cả chục lần, “Ngài” mới lại đột ngột cất tiếng “oọc oóc”, rồi im bặt luôn.
Rời hồ treo trong động, “nữ động chủ” Trần Thị Minh tiếp tục dẫn chúng tôi vào sâu trong hang. Trong động, nhũ đã với vô vàn hình dạng hiện ra, chỗ như con cóc, chỗ như con rùa, chỗ rõ ràng hình thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc lấy kinh, chỗ hiện rõ hình chữ Nho, có chỗ nhũ đá mọc ngược lô nhô như những “củ sắn”, mọi người cấu véo nhũ ăn lật sật như sắn sống. Còn vô số điều kỳ lạ nữa liên quan đến nhũ đá trong động Tiên.
“Nữ động chủ” chiếu đèn pin vào cuối động, ở một điểm cao, phía sau ban thờ tối om hiện ra một “tòa tháp” xây bít kín. “Tòa tháp” chỉ độ 1 mét vuông, cao chừng 1 mét. Phía trong có cửa nhỏ, khóa chặt.
Tháp cất giấu 7 vật báu
Theo chị Trần Thị Minh, toàn bộ bảo vật quý hiếm “tự tìm về” khu di tích này được chị cất giữ trong đó. Chỉ có sự kiện cực kỳ trọng đại, chị mới làm lễ cúng, và đưa cổ vật ra ngoài tắm rửa bằng nước thơm. Bình thường, chị không bao giờ mở cửa và cũng không ai được phép xem. Thật tiếc khi không được xem những thứ, mà chị Minh cho rằng, là bảo vật vốn xuất phát từ núi Cóc, động Tiên, sau nhiều năm lưu lạc, đã tự tìm về.
Rời quả núi mang hình con cóc và hang động kỳ lạ, tôi mang theo nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Thật đáng ngạc nhiên, khi ngay ven Hà Nội, lại có một địa điểm kỳ bí, nhiều chuyện lạ lùng đến vậy. Riêng con trăn khổng lồ, bầy khỉ hoang dã và con cóc cất tiếng kêu khi nghe tiếng cầu của bà Minh, đã là điều cực kỳ thú vị, khó lý giải. Nếu hang động và quả núi này được đầu tư xứng đáng, sẽ biến thành điểm tham quan cực kỳ hấp dẫn.
Theo Theo VTC NewsTừ khóa » đền Cụ Cóc
-
Chuyện Kỳ Bí Xung Quanh Núi Cóc | Báo Dân Trí
-
Ghé Thăm Động Tiên - Núi Cóc Minh Châu - YouTube
-
Ðộng Ðá Bạc – Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh ở Hoà Bình
-
Ý Nghĩa Của Con Cóc Ngậm đồng Tiền đối Với Nhà ở Là Gì?
-
CB Aptomat Cóc Panasonic Circuit Breaker 6A 10A 15A 20A 30A 40A ...
-
Cóc Vào Nhà Là điềm Gì Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy?
-
Đình Cự Chính (đình Con Cóc) - Đình, đền, Gò, Miếu, Văn Chỉ, Lăng Mộ
-
Khám Phá Vẻ đẹp Huyền Bí Của động Đá Bạc Hòa Bình
-
Thiềm Thừ Là Gì? - CAPAPHAM | CPP
-
Tượng Cóc Ba Chân, Cóc Ngậm Tiền, Thiềm Thừ Phong Thủy Chiêu ...
-
Làng Tứ Xã Với ông Tổng Cóc Và Hồ Xuân Hương
-
Làm Cỗ đãi Khách Trên Núi Cóc - Taiwan Panorama
-
Khoá Con Cóc VNH91122395 - Phụ Kiện Ngành Gỗ Hoa Đạt
-
Kì Bí Giếng Nước Có Cóc Ngồi Canh Không Bao Giờ Cạn
-
Vị Thuốc Chữa Bệnh Từ Con Cóc - Báo Dân Sinh
-
Cụ Bà Tìm được Gia đình Sau 80 Năm Bị Bắt Cóc - VnExpress Đời Sống