Kho Báu Vật Cổ Trong Ngôi Nhà 250 Tuổi ở Hội An - Vietnamnet

- Trong ngôi nhà cổ hơn 250 năm tuổi ở Hội An (Quảng Nam) chứa kho cổ vật vô giá được gìn giữ qua 7 đời con, cháu. Chúng đa phần là độc bản và tuổi đời được tính bằng nhiều thế kỷ.

Lão gàn Gia Lâm và kho gốm cổ tiền tỷ Nhà cổ triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng Những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam Xem bài khác trên Vef.vn

Nhìn từ bên ngoài, nhà Tấn Ký cũng giống như bao căn nhà cổ nơi phố cổ Hội An. Nhưng nét khác biệt so với hàng trăm ngôi nhà cổ khác là sự chắt lọc tinh hoa của các nền kiến trúc Hoa - Nhật - Việt.

Chạm tay vào bất cứ nơi đâu cũng là cổ vật. Từ các bức hoành phi, câu đối, những vật dụng như bàn ghế cũng có tuổi hơn 2 thế kỷ cùng hàng nghìn cổ vật vô giá, tồn tại qua bao thăng trầm dâu bể của thời gian và chiến tranh loạn lạc.

Được xây dựng từ năm 1741, qua 7 thế hệ con cháu họ Lê gìn giữ, nhà cổ Tấn Ký đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Từng đường nét chạm khắc các họa tiết, hoa văn, cấu trúc trên ngôi nhà đều mang những ý nghĩa, thông điệp của triết lý phương Đông, do những người thợ tài hoa làng mộc Kim Bồng, Hội An xây dựng nên.

Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, người nhiều năm nghiên cứu nhà cổ ở miền Trung, khẳng định, không có bất kỳ ngôi nhà cổ nào ở miền Trung cũng như cả nước có được kiến trúc độc đáo như nhà cổ Tấn Ký.

{keywords}

Nhà cổ Tấn Ký

Đó là kiểu kiến trúc "Chồng rường giã thủ", gồm 2 thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng thiên - nhân. 5 thanh dọc giống như 5 ngón tay, tượng trưng ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) tượng trưng cho sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

Mái nhà của phòng khách được làm bằng gỗ mít, theo lối kiến trúc "mái vì võ cua" giúp mở rộng không gian phòng khách. Nhiều họa tiết hoa văn được chạm trổ tinh xảo, mang đầy ý nghĩa nhân văn như: Cuộn thơ, cây bút, hòm sách,... mà chủ nhân mong ước cháu con muôn đời có nhiều kiến thức.

Bàn cờ, ống tiêu, bầu rượu,... là thú tiêu khiển nhàn hạ của bậc trí nhân quân tử. Ngay trong ngôi nhà, kiến trúc đầu cá đuôi rồng, trái bí đỏ, quả lựu mà chủ nhân muốn gửi gắm sự vượt khó thành đạt, cháu con đông đúc. Rồi những kiến trúc chạm khắc quả đào (trường thọ), con dơi (hạnh phúc),... biểu trưng khát vọng trường tồn.

Nhiều hoành phi, liễn đối, trong đó có nhiều bức tuyệt đẹp như: "Tích đức lưu tôn" (dạy bảo con cháu giữ đức tốt cho thế hệ sau); "Tâm thường thái" (giữ tâm luôn yên tĩnh), bộ liễn đối "Bách Điểu" được các nhà văn hóa và khảo cổ đánh giá là độc nhất vô nhị được viết bằng 100 nét, mỗi nét là một con chim đang bay ("Bách xích thùy dương thiên lý vũ/ Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư". Dịch nghĩa: Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm/ Một mảnh trăng rộng chỉ mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách).

Hiện ở ngôi nhà còn cả một kho đồ cổ vô giá. Đó là chén Khổng Tử và hàng trăm cổ vật vô giá khác như bình điếu bát, bình rượu, ấm trà độc ẩm, bình Tỳ bà,... từ thế kỷ XVIII hay bình gốm Chu Đậu có từ thời thế kỷ XV.

Ngày 30/8/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm nhà cổ Tấn Kỳ và khẳng định, ngôi nhà là “Di tích lịch sử, văn hóa, là tài sản quý hiếm của quốc gia. Mong gia đình và chính quyền địa phương cùng nhau tôn tạo và gìn giữ.”

{keywords}

{keywords}

{keywords}{keywords}{keywords}{keywords}

Những đường nét kiến trúc, chặm khắc tinh xảo nhờ đôi tay tài hoa của người thợ Kim Bồng, Hội An xây dựng cách đây hơn 250 năm

{keywords}

Chạm trổ hình tượng thanh kiếm trên xà nhà

{keywords}

Mặt tiền ngôi nhà cổ Tấn Ký

{keywords}

Chén Khổng Tử độc nhất và vô giá đang lưu giữ.

{keywords}

Bộ bàn ghế cổ có tuổi đời hơn 250 năm trong ngôi nhà cổ

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Hàng trăm cổ vật vô giá đang được lưu giữ trong nhà cổ

Vũ Trung

Khách sạn Sapa 46 triệu/đêm: Ông chủ bức xúc lên tiếng Chàng gàn Bến Tre: Bán lá cây thu 5 tỷ Ngân hàng lãi ngàn tỷ: Nghịch cảnh 10 năm không cổ tức Nuôi lợn trong... biệt thự cao cấp Giải cứu hàng ngàn tấn gạo ùn tắc ở cửa khẩu Ngán gạo thơm hóa chất, dân phố thửa gạo quê ăn riêng

Từ khóa » Bộ Liễn đối Bách điểu