Kho Hoa Văn Chùa Chiền Đẹp - Điêu Khắc Gia Phú

Kho Hoa Văn Chùa Chiền Đẹp

(3/5)

Kho Hoa Văn Chùa Chiền Đẹp
Thiết kế bởi: Điêu khắc Gia Phú

Nóc rồng đại: Trang trí Lăng mộ, Đình chùa,Từ đường,Nhà thờ.

Đối với công trình nhà thờ họ, nhà thờ tổ, từ đường… hoa văn sử dụng để đắp trát trên đầu mái thường là: tàu đao, con kìm nóc bên cạnh đó đầu rồng thường sử dụng trong các công trình chùa chiền, đình đền, miếu mạo.

Chi tiết rồng chầu mặt trời (lưỡng long chầu nhật) phổ biến ở bờ nóc của các công trình truyền thống đặc biệt dễ thấy trong các cung điện thời xưa ( nơi vua chúa ở), ngày nay thì trong các điện thờ, miếu thờ. Chi tiết trang trí này là một phức hợp đối xứng: hai con rồng hai bên và hình ảnh mặt trời đỏ rực ở giữa với các tia lửa hướng lên trên. Hai con rồng có hình dáng dũng mãnh bay đến, bờm vảy tung bay uy nghiêm. Ý nghĩa của biểu tượng này: Thứ nhất, nói lên sự uy nghiêm, trang trọng của các cung điện. Hình ảnh Rồng chầu mặt nguyệt được xem là biểu tượng linh thiêng, con rồng là loài không có thật, chỉ là tưởng tượng của dân gian nhưng có sức mạnh phi thường, dũng mãnh có thể bay trên mây, lội trong nước, di chuyển trên đồng bằng để bảo vệ, cai quản đất đai lãnh thổ của mình. Hình ảnh mặt trời là biểu trưng của sức mạnh siêu nhiên mà con người luôn muốn khám phá, vừa mạnh mẽ, vừa huyền bí. Thứ hai hình ảnh rồng chầu mặt nguyệt biểu trưng cho vương quyền, vua chúa thời xưa thường ví mình như con rồng có sức mạnh phi thường đó. 

Từ khóa:

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT CỦA BẠN

Từ khóa » Hoa Văn đình đền Chùa Rồng