Khô Khớp Uống Thuốc Gì – Tổng Hợp 8 Loai Thuốc Tốt Nhất Năm 2022

Khô khớp uống thuốc gì là câu hỏi của bác Nguyễn Văn Tuấn ở Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội gửi tới cho chúng tôi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về các loại thuốc có thể được chỉ định cùng những lưu ý khi sử dụng.

5/5 - (156 bình chọn)
  1. 1. Khô khớp điều trị bằng thuốc có tốt không?
  2. 2. TOP 8 loại thuốc chữa khô khớp phổ biến
    1. 2.1. Thuốc giảm đau
    2. 2.2. Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
    3. 2.3. Thuốc ức chế Interleukin 1
    4. 2.4. Glucosamine
    5. 2.5. Collagen Type II
    6. 2.6. Chondroitin
    7. 2.7. Acid hyaluronic
    8. 2.8. Vitamin và khoáng chất
  3. 3. Một số lưu ý

1. Khô khớp điều trị bằng thuốc có tốt không?

Khô khớp là tình trạng giảm chất nhờn bôi trơn khớp. Bệnh gây đau, sưng, nóng đỏ khớp, khó khăn trong vận động. Đặc biệt khi chuyển động khớp sẽ phát ra tiếng lục cục. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do lười vận động, yếu tố thời tiết, hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên, béo phì, chế độ ăn uống không hợp lý… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí là liệt.

Một trong những biện pháp chữa trị khô khớp là sử dụng thuốc. Có những loại thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh như giảm đau, chống viêm. Bên cạnh đó, có những loại thuốc sẽ bổ sung chất nhờn cho khớp.

Các dạng thuốc được sử dụng thường là tiêm và uống. Trong đó, thuốc uống được sử dụng nhiều hơn vì độ tiện dụng của nó.

Khô khớp uống thuốc gì

2. TOP 8 loại thuốc chữa khô khớp phổ biến

Để điều trị bằng tây y, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.

2.1. Thuốc giảm đau

Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi khô khớp gối uống thuốc gì chính là thuốc giảm đau như Paracetamol, Tramadol…

Công dụng:

  • Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau với các đau khớp từ nhẹ đến trung bình
  • Tramadol được chỉ định điều trị giảm đau trong các trường hợp đau nặng hoặc trung bình khi có chống chỉ định hoặc dùng các thuốc giảm đau khác không có hiệu quả.

Tác dụng phụ:

  • Nổi mẩn đỏ trên da
  • Buồn nôn, nôn nửa
  • Đắng miệng
  • Nước tiểu sậm màu
  • Mệt mỏi

Chống chỉ định:

  • Có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh nghiêm trọng về tim, phổi, thận hoặc gan.Người thiếu hụt men G6PD
  • Sử dụng nhóm thuốc chống trầm cảm trong vòng 14 ngày
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
khô khớp có thể được chỉ định thuốc giảm đau

Paracetamol là loại thuốc phổ biến có thể được chỉ định

2.2. Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)

Nằm trong danh sách trả lời cho bị khô khớp nên uống thuốc gì là NSAID. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm: Ibuprofen, Diclofenac,  Meloxicam, Aleve…

Công dụng:

  • Ức chế sản sinh và tổng hợp prostaglandin và PGF2. Từ đó giảm tín hiệu thần kinh tạo cảm giác đau.
  • Giảm đau, hạ sốt, chống viêm
  • Được chỉ định khi các thuốc giảm đau như Paraetamol không phát huy hiệu quả

Tác dụng phụ:

  • Đau bụng, viêm loét, xuất huyết dạ dày
  • Ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận, tim mạch
  • Chướng bụng, buồn nôn, nôn

Chống chỉ định:

  • Người bị viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan, rối loạn đông máu
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
khô khớp nên uống thuốc gì là NSAID

Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc nhóm NSAID

2.3. Thuốc ức chế Interleukin 1

Loại thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp thoái hóa khớp, viêm khớp dẫn tới khô khớp. Do có khả năng ức chế sinh tổng hợp interleukin-1 beta ở tế bào đơn nhân, thuốc có khả năng ảnh hưởng đến cả sự đồng hóa và dị hóa các tế bào sụn và làm giảm các yếu tố tiền viêm. Thuốc dạng uống điển hình thuộc nhóm này là Diacerein.

Công dụng:

  • Chống viêm
  • Ngăn chặn sự tiến triển của tổn thương xương, sụn khớp.
  • Kích thích sự sản xuất các yếu tố thành phần dịch khớp như glucosamin, acid hyaluronic và collagen tuýp II

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy, đau bụng dưới.
  • Nước tiểu đổi màu

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với thành phần của thuốc
  • Trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, đại tràng kích thích, người đang dùng thuốc nhuận tràng.

2.4. Glucosamine

Glucosamine nằm trong thành phần cấu tạo của sụn khớp. Nó giúp kích thích sản sinh dịch nhờn. Theo thời gian cùng những tác động khác, lượng Glucosamine trong cơ thể ngày càng bị giảm sút. Đặc biệt là đối với người bị khô khớp.

Trên thị trường cũng có nhiều loại thực phẩm chức năng chứa thành phần này để bổ sung cho lượng thiếu hụt trong cơ thể. Nó là lời giải cho khô khớp nên uống gì.

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ sung Glucosamine cho sụn khớp, từ đó tăng lượng dịch nhầy cho khớp
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp
  • Tăng khả năng hấp thụ canxi cho xương
  • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau
  • Tăng khả năng vận động của cơ, tăng sức mạnh của dây chằng

Tác dụng phụ: Dù hiếm xảy ra tác dụng phụ nhưng khi dùng quá liều, người bệnh có thể gặp phải tình trạng:

  • Buồn nôn
  • Nổi mẩn ngứa
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Ợ nóng
  • Tăng huyết áp tạm thời

Chống chỉ định:

  • Người bị dị ứng với hải sản
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Người dưới 18 tuổi
khô khớp nên uống glucosamine

Glucosamin Orihiro Hadariki là sản phẩm của Nhật Bản

2.5. Collagen Type II

Cũng là một thành phần cấu tạo của sụn khớp, Collagen type II đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe xương khớp. Nó cũng bị giảm dần theo thời gian và cần được bổ sung.

Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Collagen type II trên thị trường.

Công dụng:

  • Hỗ trợ giảm đau mỏi, cứng khớp
  • Thúc đẩy khả năng tái tạo sụn khớp
  • Tăng tiết chất nhờn
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Khó ngủ
  • Đau dạ dày
  • Rối loạn tiêu hóa

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ có thai và cho con bú

>>Đừng bỏ lỡ: Kollagen II-xs – Sự cải tiến so với Collagen type 2

2.6. Chondroitin

Chondroitin chính là lựa chọn của nhiều người khi băn khoăn khô khớp gối uống thuốc gì. Bời nó có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh khô khớp. Nó thường được dùng kết hợp với Glucosamine. Sản phẩm phù hợp với người khô khớp do tổn thương ổ khớp, viêm khớp.

Công dụng:

  • Ức chế một số enzyme phân giải protein (collagenase, elastase, proteoglycanase… ) và sự hình thành các chất phá hủy sụn
  • Kích  thích tổng hợp các proteoglycan nội sinh và hyaluronic acid, từ đó hỗ trợ tái tạo sụn khớp
  • Tăng tiết dịch nhầy ở sụn khớp, từ đó tăng độ linh hoạt của khớp.

Tác dụng phụ:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Rụng tóc
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu
  • Đau dạ dày
  • Ngứa da

Chống chỉ định:

  • Người bị bệnh tim mạch
  • Trẻ em
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Người mới trải qua phẫu thuật
Người khô khớp có thể uống sản phẩm chứa Chondroitin

ZS Chondroitin

2.7. Acid hyaluronic

Khô khớp nên uống thuốc gì thì Acid hyaluronic là một trong những lựa chọn tốt. Nó được chỉ định cho người già, khả năng đáp ứng kém với các loại thuốc trên hoặc những bệnh nhân khô khớp do thoái hóa khớp tiến triển.

Công dụng:

  • Tăng cường chất bôi trơn, chất đệm cho ổ khớp
  • Tái tạo tế bào sụn khớp
  • Chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp
  • Điều trị khô khớp, thoái hóa khớp

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Cảm giác mệt mỏi toàn thân
  • Buồn nôn, nôn, sốt và nhức đầu

Chống chỉ định:

  • Dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Thận trọng với các trường hợp phụ nữ mang thai, đang cho con bú
  • Bệnh nhân suy gan hoặc có tiền sử suy gan

2.8. Vitamin và khoáng chất

Khi bị khô khớp gối, người bệnh cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất. Vì nguồn từ thực phẩm là không đủ. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh uống mỗi ngày 1 viên đa sinh tố. Thành phần có chứa magie, vitamin K, acid folic, vitamin B6, vitamin B12.

3. Một số lưu ý

Những vấn đề dưới đây cũng quan trọng không kém so với việc tìm ra đáp án cho khô khớp uống thuốc gì:

  • Chỉ sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều, ngưng liều.
  • Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng ngay và thông báo cho bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá hiệu quả thuốc và điều chỉnh nếu cần thiết.
  • Những thông tin về công dụng, tác dụng phụ, chống chỉ định kể trên có thể không đầy đủ. Để biết chính xác các thông tin này hãy xem ở toa thuốc đi kèm và trên bao bì thuốc.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung thực phẩm tốt cho sụn khớp như rau quả, cá béo, canh xương… Kiêng rượu bia, thuốc lá. Uống nhiều nước.
  • Rèn luyện thể thao đều đặn, lựa chọn những môn thể thao phù hợp với thể trạng. Người bệnh có thể đi bộ, đạp xe, bơi, tập dưỡng sinh…
  • Trong sinh hoạt tránh những hoạt động có thể ảnh hưởng tới xương khớp. Cụ thể là không bê vác vận nặng, ngồi lâu, cúi gập cổ xem điện thoại…

Hy vọng bác Nguyễn Văn Tuấn đã tìm thấy những thông tin hữu ích về khô khớp uống thuốc gì trong bài viết trên. Nếu cần tư vấn thêm thông tin hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99. Lưu ý bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ.

XEM THÊM:

  • Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? – Cách để xây dựng bữa ăn ngon, bổ
  • Khớp gối kêu lạo xạo cảnh báo bệnh gì – Xem ngay để biết

Từ khóa » Thuốc Bổ Sung Khớp Gối