Khổ Qua Rừng | BvNTP

✴️ Khổ qua rừng Mục lục

Khổ qua rừng là loại cây mọc hoang dại có dược tính cao nên được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Hơn nữa loài cây này còn rất tốt cho sức khỏe với rất nhiều dưỡng chất, thường được dùng để chế biến các món ăn thường ngày.

khổ qua rừng

Khổ qua rừng là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe

  • Tên gọi khác: Mướp đắng rừng

  • Tên khoa học: Momordica charantia

  • Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Khổ qua rừng là loài dây leo thân thảo có chu kỳ sống hằng năm khoảng từ 5 – 6 tháng. Thân cây có cạnh, dạng dây leo bằng tua cuốn và có thể bò dài tới khoảng 2 đến 3 mét.

Phần lá cây là lá so le, dài khoảng 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm. Phiến lá hình trứng và chia làm 5 – 7 thùy, mép kía răng. Phần gân lá có lông ngắn, mặt dưới lá thường có màu nhạt hơn mặt trên.

Hoa đực và hoa cái của cây sẽ mọc tách riêng ở phần nách lá. Cánh hoa khổ qua rừng có màu vàng. Phần quả có hình thoi với chiều dài khoảng 8 -10cm, mặt bên ngoài có nhiều u lồi. Quả non sẽ có màu xanh và khi chín thì chuyển dần sang màu vàng hồng.

2. Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận thân, lá, quả của khổ qua rừng đều được sử dụng để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Khổ qua rừng có nguồn gốc từ một số quốc gia châu Á, Châu Phi và châu Úc như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Australia…

Ở nước ta, loại cây này có thể mọc hoang dại ở nhiều vùng đồi núi khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến hơn ở khu vực miền Nam.

4. Thu hái và sơ chế

Khổ qua rừng có thể được thu hái vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Dùng ở cả dạng tươi hay dạng khô đều được.

Nếu muốn bảo quản để dùng dần thì việc sơ chế là cần thiết. Mướp đắng sau khi thu hái sẽ được cắt khúc, rửa sạch và đem đi phơi cho khô.

5. Bảo quản

Với dạng mướp đắng đã qua sơ chế, nên giữ trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi lại phòng ẩm mốc hay mối mọt.

6. Thành phần hóa học

Trong khổ qua rừng có một số thành phần được ghi nhận bao gồm:

  • Peptide

  • Charantins

  • Ancaloit

  • Momocđixin

Ngoài ra, hàng loạt các thành phần dưỡng chất như chất xơ, vitamin, chất béo, khoáng chất cũng được tìm thấy trong lá và quả khổ qua rừng.

Vị thuốc khổ qua rừng

1. Tính vị

Vị đắng, tính mát.

2. Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép về vấn đề này.

công dụng của khổ qua rừng

Hình ảnh quả khổ qua rừng ở nguyên dạng tươi

3. Tác dụng dược lý

Những tác dụng của khổ qua rừng được cả y học cổ truyền và Tây y ghi nhận:

Theo y học cổ truyền:

  • Mướp đắng rừng không độc, có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm.

  • Đáp ứng trong các trường hợp say nắng, bọ mụn nhọt, sốt hay viêm nhiễm…

  • Thường xuyên sử dụng loại thảo dược này còn giúp giảm stress, tinh thần sảng khoái, tốt cho da.

  • Dân gian thường sử dụng mướp đắng rừng để chữa các bệnh về gan, đau bụng, viêm họng, hạ đường huyết…

Theo y học hiện đại:

  • Kích hoạt một số enzyme có tác dụng vận chuyển glucose từ máu đến các tế bào. Từ đó có thể kiểm soát tốt hơn chỉ số đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.

  • Hỗ trợ kiểm soát huyết áp và tốt cho tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ gặp các vấn đề về tim.

  • Hàm lượng vitamin C và protein dồi dào trong khổ qua rừng giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Từ đó giúp cho tế bào miễn dịch tiêu có thể tiêu diệt các tế bào gây ung thư.

  • Thành phần protein tương tự như hoạt chất Alkaloid trong nước cốt mướp đắng rừng còn giúp tăng cường chức năng nuốt của thực bào.

  • Các vitamin và khoáng chất trong thảo dược này còn hỗ trợ thải độc cho gan, chuyển chất độc đến thận rồi từ từ loại bỏ ra ngoài nhanh chóng.

4. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng khổ qua rừng theo nhiều cách khác nhau. Có thể là sắc nước uống, nước tắm hay chế biến thành món ăn. Dùng ở cả dạng khô hay dạng tươi đều mang đến những tác dụng tốt.

Về liều lượng hiện vẫn chưa có giới hạn cho định mức sử dụng khổ qua rừng. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng, dùng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Hướng dẫn sử dụng khổ qua rừng đúng cách

Sau đây là một vài cách sử dụng khổ qua rừng được áp dụng phổ biến nhất:

1. Chế biến món ăn

Phần lá và phần đọt mướp đắng rừng khi còn non có thể dùng làm nguyên liệu cho các món luộc, xào hay nấu canh. Riêng món canh có thể nấu chay, nấu với thịt viên, xương hay chả cá tươi đều rất ngon miệng.

Phần quả thì có thể bỏ ruột, thái mỏng để xào riêng hay xào chung với nhiều loại rau khác. Món khổ qua rừng xào trứng cũng được rất nhiều người ưa thích. Ngoài ra, quả lúc còn non có thể bổ đôi để kho chung với thịt.

2. Làm trà

Ngoài việc chế biến khổ qua rừng thành các món ăn thì làm trà cũng là cách tốt có thể bảo quản và dùng dần.

tác dụng của khổ qua rừng

Trà khổ qua rừng giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt

Hướng dẫn cách làm:

  • Chuẩn bị khoảng 1kg quả khổ qua rừng, đem đi rửa sạch rồi để ráo nước.

  • Cắt khổ qua thành từng lát mỏng, có thể bỏ hát đi nếu bạn muốn.

  • Xếp lát khổ qua rải đều lên rổ sạch rồi đem đi phơi nắng cho khô. Nên dùng 1 miếng vải mỏng phủ lên trên để tráng bụi bẩn.

  • Khổ qua đã phơi khô đem đi sao vàng trên lửa nhỏ. Khi thấy khổ qua chuyển sang màu nâu nhẹ thì tắt bếp rồi để cho nguội.

  • Cuối cùng cho vào lọ thủy tinh và bảo quản ở trong tủ lạnh. Có thể dùng khoảng 2 tháng. Mỗi lần chỉ cần lấy ra vài lát hãm trong nước ấm để uống trực tiếp. Có thể thêm mật ong và đá để giảm vị đắng và tăng hương vị cho trà.

Ngoài việc dùng phần quả để làm trà thì bạn cũng có thể dùng rễ, thân hay lá đều có những tác dụng tốt với sức khỏe.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu khổ qua rừng

Sau đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng khổ qua rừng:

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị: 10g được liệu ở dạng khô.

  • Thực hiện: Ăn vào sau mỗi bữa ăn mỗi ngày 3 lần để giúp hạ đường huyết. Cách này đặc biệt phù hợp nhất với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

2. Chữa bệnh nóng trong người

  • Chuẩn bị: 10g trái khổ qua phơi khô.

  • Thực hiện: Dùng khổ qua hãm trực tiếp trong khoảng 250ml nước nóng. Chờ đến khi nước ấm rồi uống trực tiếp mỗi ngày 1 ly. Có thể thêm chút mật ong cho bớt vị đắng giúp dễ uống hơn.

3. Chữa bệnh rôm sảy

  • Chuẩn bị: Phần lá và dây khổ qua khoảng 1 nắm lớn.

  • Thực hiện: Đem đi rửa sạch rồi nấu lên với khoảng 2 lít nước. Dùng nước này để tắm hằng ngày cho đến khi rôm sảy biến mất.

4. Trị côn trùng cắn

  • Chuẩn bị: 10g hạt của quả khổ qua đã già.

  • Thực hiện: Nhai kỹ hạt, nuốt nước rồi dùng bã đắp trực tiếp vào vết cắn. Tình trạng sưng đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu.

5. Chữa ho và viêm họng

  • Chuẩn bị: Một ít phần hạt của trái khổ qua già.

  • Thực hiện: Nhai kỹ phần hạt rồi nuốt nước từ từ và bỏ xác. Một số thành phần từ nước hạt có tác dụng làm dịu cổ họng. Đồng thời hỗ trợ làm giảm sưng và giảm kích ứng.

Tác hại của việc lạm dụng vị thuốc khổ qua rừng

Mặc dù khổ qua rừng là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ rất dễ phát sinh vấn đề rủi ro. Nhất là trong trường hợp dùng quá nhiều có thể sẽ gây ra một số tác hại sau đây:

1. Kích thích sẩy thai

Đây là một trong những tác dụng phụ khá nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều khổ qua rừng. Nguyên nhân là do một số thành phần trong thảo dược này gây kích thích tử cung.

Những cơn kích thích nhẹ thường gây khó chịu, đau bụng. Tuy nhiên tình trạng kích thích mạnh có thể dẫn đến sinh non hay sẩy thai.

cách sử dụng khổ qua rừng

Phụ nữ mang thai cần hạn chế sử dụng khổ qua rừng

2. Không tốt cho sữa mẹ

Phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo là không nên ăn khổ qua rừng. Bởi một số thành phần mang độc tính nhẹ có trong khổ qua sẽ truyền qua sữa mẹ.

Đặc biệt là khổ qua mọc hoang dại hay được trồng ở những vùng thổ nhưỡng bị nhiễm kim loại nặng. Độc tính thường sẽ không gây ảnh hưởng ngay đến người lớn nhưng với trẻ con thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn.

3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Mặc dù loại cây này có tác dụng giúp tăng tiết men tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhưng nếu dùng quá nhiều thì ngược lại. Các vấn đề thường phát sinh là tiêu chảy, lỵ cũng như các bệnh về dạ dày.

4. Hạ đường huyết quá mức

Đây cũng là một trong những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng. Kể cả những bệnh nhân tiểu đường cũng không nên dùng quá nhiều thảo dược này.

Ăn nhiều không chỉ khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột mà còn gây hạ huyết áp. Các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. Những người bị huyết áp thấp được khuyến cáo là nên hạn chế ăn khổ qua rừng.

5. Ảnh hưởng xấu đến phụ nữ sau sinh

Thành phần Vicine trong khổ qua rừng được cho là có khả năng gây ra một số hội chứng cấp tính. Điển hình như nhức đầu, đau thắt lưng hay hôn mê. Nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Phụ nữ sau sinh đẻ không chỉ có cơ địa nhạy cảm mà thể lực còn rất yếu. Cùng với đó hệ miễn dịch cũng kém đi rất nhiều. Chính vì thế nên hạn chế ăn khổ qua rừng để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin quan trọng về dược liệu khổ qua rừng. Mặc dù rất nhiều lợi ích được mang lại nhưng bạn vẫn cần thận trọng, không nên sử dụng quá nhiều để tránh gặp các tác dụng không mong muốn.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

BÀI VIẾT KHÁC

Diệp hà sơn Cây củ liền là cây gì? Nghiên cứu: cây đỉnh tùng có hoạt tính sinh học mạnh, tác động lên các tế bào có hại cho con người. Công dụng bạch sâm Trái lý XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Đặt hẹn khám Khám tại nhà

✴️ Chọc dò tủy sống sơ sinh

Nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai

Thông báo "vv mời chào giá cung cấp mặt hàng "Dây canula dành cho máy đo đa ký""

✴️ Tinh hoàn ẩn cần chữa ngay trước một tuổi

Bổ sung vitamin D cho bé từ các món nấm

✴️ Loạn cảm họng kéo dài bao lâu?

Chất FISETIN trong rau quả có công dụng gì?

Dinh dưỡng dành cho người mắc viêm cầu thận

return to top

Từ khóa » Hình ảnh Khổ Qua Rừng