“Kho” Súng Tiểu Liên đa Dạng Của Việt Nam - SOHA

“Kho” súng tiểu liên đa dạng của Việt Nam 06/05/2013 19:30 Báo lỗi cho Soha

Ngoài AK-47 và biến thể, bộ đội Việt Nam từng được trang bị rất nhiều loại súng tiểu liên do nhiều nước sản xuất.

Trong ảnh là súng tiểu liên MAS-38 do nhà máy vũ khí St Etience của Pháp sản xuất từ năm 1935, chính thức đưa vào trang bị từ 1938. MAS-38 được quân đội viễn chinh Pháp sử dụng phổ biến với số lượng lớn trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược Đông Dương. Hàng ngàn khẩu bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu và được sử dụng trong chiến đấu dưới cái tên “tiểu liên Mát”. MAS-38 dùng cỡ đạn 7,62x20mm, tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 50-100m. Trong ảnh là súng tiểu liên MAS-38 do nhà máy vũ khí St Etience của Pháp sản xuất từ năm 1935, chính thức đưa vào trang bị từ 1938. MAS-38 được quân đội viễn chinh Pháp sử dụng phổ biến với số lượng lớn trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược Đông Dương. Hàng ngàn khẩu bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu và được sử dụng trong chiến đấu dưới cái tên “tiểu liên Mát”. MAS-38 dùng cỡ đạn 7,62x20mm, tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 50-100m. Tiểu liên MAT-49 do nhà máy vũ khí Tulle Pháp sản xuất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. MAT-49 bắt đầu được đưa sang Đông Dương trong giai đoạn cuối 1950, đầu 1951 và sau đó dần dần thay thế các loại tiểu liên khác của Anh, Mỹ, Đức để trở thành tiểu liên chủ lực trong quân viễn chinh Pháp. Trong chiến đấu hàng nghìn khẩu MAT-49 (thường được biết đến với tên “tiểu liên Tuyn (Tulle)”) đã bị quân dân Việt Nam tịch thu và cũng nhanh chóng trở thành một trong hai loại tiểu liên chính của bộ đội chủ lực lúc đó. Tiểu liên MAT-49 do nhà máy vũ khí Tulle Pháp sản xuất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. MAT-49 bắt đầu được đưa sang Đông Dương trong giai đoạn cuối 1950, đầu 1951 và sau đó dần dần thay thế các loại tiểu liên khác của Anh, Mỹ, Đức để trở thành tiểu liên chủ lực trong quân viễn chinh Pháp. Trong chiến đấu hàng nghìn khẩu MAT-49 (thường được biết đến với tên “tiểu liên Tuyn (Tulle)”) đã bị quân dân Việt Nam tịch thu và cũng nhanh chóng trở thành một trong hai loại tiểu liên chính của bộ đội chủ lực lúc đó. Trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Mỹ, MAT-49 tiếp tục được các đơn vị Quân giải phóng miền Nam và dân quân du kích sử dụng với số lượng lớn. Năm 1962, quân giới Việt Nam thực hiện cải biên MAT-49, thay nòng súng nguyên bản bằng nòng tiểu liên K50, thay đầu ngắm và cải tiến băng đạn để lắp đạn K50. Trong 2 năm 1962-1963, trên 2.000 khẩu MAT-49 được cải tiến và đưa vào chi viện cho miền Nam. Trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Mỹ, MAT-49 tiếp tục được các đơn vị Quân giải phóng miền Nam và dân quân du kích sử dụng với số lượng lớn. Năm 1962, quân giới Việt Nam thực hiện cải biên MAT-49, thay nòng súng nguyên bản bằng nòng tiểu liên K50, thay đầu ngắm và cải tiến băng đạn để lắp đạn K50. Trong 2 năm 1962-1963, trên 2.000 khẩu MAT-49 được cải tiến và đưa vào chi viện cho miền Nam. Thông số MAT-49 nguyên bản/MAT-49 cải tiến gồm: cỡ đạn 9x19mm/7,62x25mm (hộp tiếp đạn 32 viên); tốc độ bắn 600/900 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 150m. Thông số MAT-49 nguyên bản/MAT-49 cải tiến gồm: cỡ đạn 9x19mm/7,62x25mm (hộp tiếp đạn 32 viên); tốc độ bắn 600/900 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 150m. Tiểu liên Sten do nhà máy vũ khí Enfield (Anh) phát triển và sản xuất ngay trong chiến tranh thế giới 2. Trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược Đông Dương, quân Pháp tiếp tục sử dụng khá nhiều tiểu liên Sten do Anh cung cấp. Về phía Việt Nam, một số ít Sten được tiếp nhận từ viện trợ của tổ chức tình báo OSS (Mỹ) vào năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu được từ quân Anh, Pháp trong chiến đấu. Sten dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 550 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 150-200m. Tiểu liên Sten do nhà máy vũ khí Enfield (Anh) phát triển và sản xuất ngay trong chiến tranh thế giới 2. Trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược Đông Dương, quân Pháp tiếp tục sử dụng khá nhiều tiểu liên Sten do Anh cung cấp. Về phía Việt Nam, một số ít Sten được tiếp nhận từ viện trợ của tổ chức tình báo OSS (Mỹ) vào năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu được từ quân Anh, Pháp trong chiến đấu. Sten dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 550 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 150-200m. Tiểu liên Lanchester do công ty vũ khí Sterling (Anh) phát triển từ năm 1940 để trang bị cho Hải quân Hoàng gia Anh. Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Nam sử dụng một số tiểu liên Lanchester, có lẽ xuất phát từ chiến lợi phẩm thu được hoặc mua qua con đường bí mật từ Thái Lan, Malaysia. Lanchester dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 hoặc 50 viên), tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-200m. Tiểu liên Lanchester do công ty vũ khí Sterling (Anh) phát triển từ năm 1940 để trang bị cho Hải quân Hoàng gia Anh. Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Nam sử dụng một số tiểu liên Lanchester, có lẽ xuất phát từ chiến lợi phẩm thu được hoặc mua qua con đường bí mật từ Thái Lan, Malaysia. Lanchester dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 hoặc 50 viên), tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-200m. Tiểu liên Thompson do nhà thiết kế J.T. Thompson phát triển từ trong Chiến tranh thế giới thứ 1 và trang bị cho Quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong nhiều năm. Sau này, chúng được Quân đội Pháp sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bộ đội ta thu giữ được hàng nghìn khẩu loại này và trang bị để đánh Pháp. Bên cạnh những biến thể của Mỹ, Việt Nam còn sử dụng biến thể do Trung Quốc chế tạo và một số ít do các xưởng quân giới tự sản xuất. Tiểu liên Thompson do nhà thiết kế J.T. Thompson phát triển từ trong Chiến tranh thế giới thứ 1 và trang bị cho Quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong nhiều năm. Sau này, chúng được Quân đội Pháp sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bộ đội ta thu giữ được hàng nghìn khẩu loại này và trang bị để đánh Pháp. Bên cạnh những biến thể của Mỹ, Việt Nam còn sử dụng biến thể do Trung Quốc chế tạo và một số ít do các xưởng quân giới tự sản xuất. Thông số biến thể Thompson (M1921/M1928/M1) gồm: dùng cỡ đạn 11,23x23mm (hộp tiếp đạn 20/30/50/100 viên cho biến thể M1921/M1928 hoặc 20/30 viên cho M1); tốc độ bắn 1.000/700/700 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 100-150m. Thông số biến thể Thompson (M1921/M1928/M1) gồm: dùng cỡ đạn 11,23x23mm (hộp tiếp đạn 20/30/50/100 viên cho biến thể M1921/M1928 hoặc 20/30 viên cho M1); tốc độ bắn 1.000/700/700 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 100-150m. Tiểu liên M3 được Mỹ nghiên cứu phát triển từ đầu năm 1941 với ý định thiết kế một loại súng đơn giản, rẻ tiền và dễ sản xuất hơn nhằm thay thế cho tiểu liên Thompson. Trong kháng chiến chống Pháp, ta thu được một số lượng không nhỏ tiểu liên M3, cùng với đó là một số biến thể do Trung Quốc “sao chép”. Tiểu liên M3 được Mỹ nghiên cứu phát triển từ đầu năm 1941 với ý định thiết kế một loại súng đơn giản, rẻ tiền và dễ sản xuất hơn nhằm thay thế cho tiểu liên Thompson. Trong kháng chiến chống Pháp, ta thu được một số lượng không nhỏ tiểu liên M3, cùng với đó là một số biến thể do Trung Quốc “sao chép”. Đặc biệt, một số biến thể kiểu 37 được quân giới Việt Nam cải tiến gắn thêm nòng giảm thanh để trang bị cho các đơn vị đặc công, biệt động và thường được biết đến dưới cái tên “tiểu liên Mã Lai”. Loại tiểu liên M3 dùng đạn 11,23x23mm (hoặc 9x19mm với một số biến thể), hộp tiếp đạn 30 viên, tốc độ bắn 450 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 50m. Đặc biệt, một số biến thể kiểu 37 được quân giới Việt Nam cải tiến gắn thêm nòng giảm thanh để trang bị cho các đơn vị đặc công, biệt động và thường được biết đến dưới cái tên “tiểu liên Mã Lai”. Loại tiểu liên M3 dùng đạn 11,23x23mm (hoặc 9x19mm với một số biến thể), hộp tiếp đạn 30 viên, tốc độ bắn 450 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 50m. Tiểu liên Madsen do Đan Mạch thiết kế và chế tạo với nhiều biến thể như kiểu 1946 (M-46), kiểu 1950 (M-50) và kiểu 1953 (M-53). Trong chiến tranh Việt Nam, loại súng này thường được trang bị cho các đơn vị biệt kích của Pháp, Mỹ và Quân đội Sài Gòn. Một số ít đã bị quân dân Việt Nam tịch thu trong chiến đấu và sử dụng lại. Madsen dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 480 phát/phút (hoặc 550 phát/phút với biến thể M-50/M-53), tầm bắn hiệu quả 100m. Tiểu liên Madsen do Đan Mạch thiết kế và chế tạo với nhiều biến thể như kiểu 1946 (M-46), kiểu 1950 (M-50) và kiểu 1953 (M-53). Trong chiến tranh Việt Nam, loại súng này thường được trang bị cho các đơn vị biệt kích của Pháp, Mỹ và Quân đội Sài Gòn. Một số ít đã bị quân dân Việt Nam tịch thu trong chiến đấu và sử dụng lại. Madsen dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 480 phát/phút (hoặc 550 phát/phút với biến thể M-50/M-53), tầm bắn hiệu quả 100m. Tiểu liên PPSh-41 do Liên Xô phát triển từ năm 1940 và sản xuất hàng loạt từ năm 1942. Trong 5 năm, trên 5 triệu khẩu PPSh-41 được sản xuất và viện trợ rộng rãi cho các quốc gia đồng minh. Từ năm 1951, Việt Nam tiếp nhận những khẩu PPSh-41 đầu tiên là phiên bản kiểu 50 do Trung Quốc sản xuất và loại súng này nhanh chóng trở thành một trong những kiểu tiểu liên chính của bộ đội chủ lực trong kháng chiến chống Pháp dưới tên gọi K50. Tiểu liên PPSh-41 do Liên Xô phát triển từ năm 1940 và sản xuất hàng loạt từ năm 1942. Trong 5 năm, trên 5 triệu khẩu PPSh-41 được sản xuất và viện trợ rộng rãi cho các quốc gia đồng minh. Từ năm 1951, Việt Nam tiếp nhận những khẩu PPSh-41 đầu tiên là phiên bản kiểu 50 do Trung Quốc sản xuất và loại súng này nhanh chóng trở thành một trong những kiểu tiểu liên chính của bộ đội chủ lực trong kháng chiến chống Pháp dưới tên gọi K50. Tiểu liên K50 được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ, sau đó còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, được các lực lượng vũ trang Việt Nam sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Tiểu liên K50 được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ, sau đó còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, được các lực lượng vũ trang Việt Nam sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Đặc biệt, đầu năm 1962, để phục vụ yêu cầu giữ bí mật nguồn cung cấp vũ khí cho miền Nam, quân giới Việt Nam thay vỏ bọc mới, thay báng gỗ bằng báng rút bằng thép để cải tiến cho K50 có hình dạng tương tự tiểu liên MAT-49 của Pháp. Tính đến năm 1968, trên 10.000 khẩu K50 được cải tiến (thường được phương Tây biết đến dưới cái tên K50M) và đưa vào chi viện cho miền Nam. Súng PPSh-41/K50 dùng cỡ đạn 7,62x25mm, tốc độ bắn 900/700 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-250m. Đặc biệt, đầu năm 1962, để phục vụ yêu cầu giữ bí mật nguồn cung cấp vũ khí cho miền Nam, quân giới Việt Nam thay vỏ bọc mới, thay báng gỗ bằng báng rút bằng thép để cải tiến cho K50 có hình dạng tương tự tiểu liên MAT-49 của Pháp. Tính đến năm 1968, trên 10.000 khẩu K50 được cải tiến (thường được phương Tây biết đến dưới cái tên K50M) và đưa vào chi viện cho miền Nam. Súng PPSh-41/K50 dùng cỡ đạn 7,62x25mm, tốc độ bắn 900/700 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-250m. Tiểu liên PPS-43 do Liên Xô phát triển từ năm 1942 nhằm đáp ứng yêu cầu về một loại tiểu liên gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ chế tạo trang bị cho các đơn vị xe tăng, lính dù và trinh sát của Liên Xô. Trong thời gian 1943-1946, trên 2 triệu khẩu được chế tạo, trang bị cho Hồng quân cùng nhiều quốc gia đồng minh của Liên Xô. Tiểu liên PPS-43 do Liên Xô phát triển từ năm 1942 nhằm đáp ứng yêu cầu về một loại tiểu liên gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ chế tạo trang bị cho các đơn vị xe tăng, lính dù và trinh sát của Liên Xô. Trong thời gian 1943-1946, trên 2 triệu khẩu được chế tạo, trang bị cho Hồng quân cùng nhiều quốc gia đồng minh của Liên Xô. Việt Nam được Liên Xô viện trợ số lượng lớn PPS-43 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và đưa vào sử dụng phổ biến trong giai đoạn trước 1967 dưới tên gọi K43. Loại súng này còn được các lực lượng vũ trang địa phương sử dụng trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm (hộp tiếp đạn 35 viên), tốc độ bắn 500-600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 200m. Việt Nam được Liên Xô viện trợ số lượng lớn PPS-43 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và đưa vào sử dụng phổ biến trong giai đoạn trước 1967 dưới tên gọi K43. Loại súng này còn được các lực lượng vũ trang địa phương sử dụng trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm (hộp tiếp đạn 35 viên), tốc độ bắn 500-600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 200m. Tiểu liên MP-38/40 do Đức nghiên cứu phát triển từ những năm 1930 để trang bị cho quân đội nước này dùng phổ biến trong Chiến tranh thế giới 2. Trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược ở Đông Dương, quân Pháp sử dụng số lượng lớn tiểu liên MP-38/40. Quân dân Việt Nam thu được nhiều khẩu và sử dụng lại trong chiến đấu cho đến tận thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ. Súng dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100m. Tiểu liên MP-38/40 do Đức nghiên cứu phát triển từ những năm 1930 để trang bị cho quân đội nước này dùng phổ biến trong Chiến tranh thế giới 2. Trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược ở Đông Dương, quân Pháp sử dụng số lượng lớn tiểu liên MP-38/40. Quân dân Việt Nam thu được nhiều khẩu và sử dụng lại trong chiến đấu cho đến tận thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ. Súng dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100m. Tiểu liêu SA25 và SA26 do Tiệp Khắc phát triển sau Chiến tranh thế giới 2. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Tiệp Khắc viện trợ một số phiên bản báng gập nhưng loại súng này xuất hiện và được sử dụng không nhiều. Tiểu liêu SA25 và SA26 do Tiệp Khắc phát triển sau Chiến tranh thế giới 2. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Tiệp Khắc viện trợ một số phiên bản báng gập nhưng loại súng này xuất hiện và được sử dụng không nhiều. Thông số kỹ thuật tiểu liên SA25/SA26 gồm: dùng cỡ đạn 9x19/7,62x25mm; hộp tiếp đạn 24-40 viên đối với SA25 và 32 viên với SA26; tốc độ bắn 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-200m. Thông số kỹ thuật tiểu liên SA25/SA26 gồm: dùng cỡ đạn 9x19/7,62x25mm; hộp tiếp đạn 24-40 viên đối với SA25 và 32 viên với SA26; tốc độ bắn 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-200m. Tiểu liên Skorpion kiểu 1961 do Tiệp Khắc nghiên cứu thiết kế từ cuối những năm 1950. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Tiệp Khắc viện trợ một số tiểu liên Skorpion và chủ yếu trang bị cho các đơn vị đặc công biệt động dưới tên gọi K61. Súng dùng cỡ đạn 7,62x17mm (hộp tiếp đạn 10-20 viên), tốc độ bắn 850 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 25-50m. Tiểu liên Skorpion kiểu 1961 do Tiệp Khắc nghiên cứu thiết kế từ cuối những năm 1950. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Tiệp Khắc viện trợ một số tiểu liên Skorpion và chủ yếu trang bị cho các đơn vị đặc công biệt động dưới tên gọi K61. Súng dùng cỡ đạn 7,62x17mm (hộp tiếp đạn 10-20 viên), tốc độ bắn 850 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 25-50m. Tiểu liên kiểu 63 hay PM-63 do Ba Lan phát triển từ những năm 1950-1960. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Ba Lan viện trợ một số tiểu liên PM-63 và chủ yếu trang bị cho các đơn vị đặc công, biệt động dưới tên gọi P63. Súng dùng cỡ đạn 9x18mm, hộp tiếp đạn 15-25 viên, tốc độ bắn 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-150m. Tiểu liên kiểu 63 hay PM-63 do Ba Lan phát triển từ những năm 1950-1960. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Ba Lan viện trợ một số tiểu liên PM-63 và chủ yếu trang bị cho các đơn vị đặc công, biệt động dưới tên gọi P63. Súng dùng cỡ đạn 9x18mm, hộp tiếp đạn 15-25 viên, tốc độ bắn 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-150m. Tiểu liên Type 64 do Trung Quốc phát triển dành cho lực lượng trinh sát, biệt kích. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam nhận một số lượng nhỏ Type 64 trang bị cho lực lượng công an vũ trang dưới tên gọi K64. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm, hộp tiếp đạn 30 viên, tốc độ bắn 1.300 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-200m. Tiểu liên Type 64 do Trung Quốc phát triển dành cho lực lượng trinh sát, biệt kích. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam nhận một số lượng nhỏ Type 64 trang bị cho lực lượng công an vũ trang dưới tên gọi K64. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm, hộp tiếp đạn 30 viên, tốc độ bắn 1.300 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-200m.
Siêu súng trường AK-12 tiếp tục "thử lửa" Quân đội Nga trang bị súng phóng lựu chống tăng mới Uy lực súng Tavor TAR-21 của Hải quân Việt Nam
Hình ảnh đầu tiên về dàn súng mới của Hải quân đánh bộ VN Những mẫu súng cận chiến trứ danh trên thế giới Uy lực siêu súng trường M26 của Lục quân Mỹ
Theo Theo Kiến Thức Copy link Link bài gốc Lấy link

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha Tags

súng

quân đôi Việt Nam

quân đội nhân dân

quân sự

quan su

tin quân sự

tin quan su

kỹ thuật quân sự

ky thuat quan su

Hải quân

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Gửi báo lỗi Đóng Top

Từ khóa » Tiểu Liên Tuyn