Khoa Học đã Tìm Ra 5 Lá Cây Thuốc Chữa Trị Hen Suyễn Hiệu Quả Nhất!
Có thể bạn quan tâm
Bật mí ngay 5 lá cây thuốc chữa trị hen suyễn hàng đầu dưới góc nhìn khoa học đã được tổng hợp qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu và áp dụng ngay nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
- 1. Chữa hen suyễn bằng thảo dược có hiệu quả không?
- 2. Rủi ro khi điều trị hen suyễn bằng lá thảo dược
- 3. Các lá cây thuốc trị hen suyễn hàng đầu
- 3.1. Lá xuân tiết
- 3.2. Lá hẹ
- 3.3. Lá trầu không
- 3.4. Lá tía tô
- 3.5. Lá hen
- 4. Phải cảnh giác điều này khi chữa hen phế quản bằng thảo dược
1. Chữa hen suyễn bằng thảo dược có hiệu quả không?
Nếu bạn đang bị hen phế quản, hoặc bạn đang chăm sóc cho người thân mắc bệnh hen suyễn, có lẽ bạn cũng biết rằng thuốc kê đơn là chi phí y tế lớn nhất liên quan đến bệnh hen suyễn.
Ngoài áp lực chi phí, hộp đen đầy rẫy các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị cũng đã trở thành nỗi ám ảnh mà người bệnh hen phải đối mặt.
Vì thế, tôi dám chắc rằng bất kỳ người bệnh hen suyễn nào cũng sẽ mong muốn tìm được một liệu pháp chữa hen suyễn bằng Đông y hiệu quả, an toàn và chi phí tốt hơn.
RẤT MAY là ngay bên cạnh bạn có rất nhiều loại LÁ TRỊ HEN SUYỄN HIỆU QUẢ. Tuy các lá này không thể điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh nhưng nó sẽ:
- Làm giảm các triệu chứng ho, đờm, khó thở, thở khò khè của hen suyễn.
- Và đặc biệt một số loại lá còn tác động vào cơ chế bệnh sinh hen suyễn, góp phần giải quyết nguyên nhân bệnh.
Dưới đây là 5 lá thảo dược “khắc tinh” hàng đầu của hen suyễn, nhưng trước khi đi đến chi tiết cách thức và hiệu quả điều trị của từng loại thảo dược này, tôi nghĩ bạn nên chuẩn bị trước tinh thần về những RỦI RO mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng chúng nữa.
2. Rủi ro khi điều trị hen suyễn bằng lá thảo dược
Tôi biết rằng những gì tôi sắp chia sẻ tới đây có thể sẽ khiến bạn “chột dạ”, bởi hầu hết người bệnh đều đặt một niềm tin mãnh liệt rằng:
Thảo dược tự nhiên luôn rất an toàn, không tác dụng phụ.
Nhưng sự thật thì:
Trong lá thuốc chỉ có một vài thành phần có hoạt tính sinh học điều trị hen suyễn, còn lại đều là tạp chất có thể gây hại cho cơ thể.
Và có một câu nói kinh điển trong Y Dược học đó là:
Liều lượng làm nên chất độc.
Vậy nên, lá thảo dược trị hen chỉ an toàn và hiệu quả khi bạn sử dụng chúng với một lượng lá vừa đủ phát huy tác dụng và chưa vượt quá ngưỡng gây độc tính.
Dường như bài toán đang dần trở nên hóc búa hơn vậy! Bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng hoạt chất có trong lá cây, chẳng hạn như:
- Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trồng lá thảo dược.
- Thời điểm, cách thức thu hái lá.
- Tuổi thọ của cây thảo dược.
- Điều kiện bảo quản...
Một biện pháp điều trị mà bạn đang tin tưởng tuyệt đối an toàn nhưng giờ đây sự thật lại ngã ngũ ngược lại. Điều này có khiến bạn “chùn chân” từ bỏ sử dụng các lá thảo dược trị hen suyễn nữa không?
Tôi hy vọng bạn không từ bỏ những loại lá được mệnh danh là khắc tinh của hen suyễn này, bởi điều trị kết hợp lá thảo dược và các loại thuốc Tây truyền thống sẽ giúp kiểm soát tốt hơn sự tiến triển của bệnh, hạn chế tần số xuất hiện và mức độ nặng của các cơn hen.
Và ngay bây giờ tôi sẽ chia sẻ với bạn cách sử dụng an toàn và hiệu quả nhất của 5 lá trị hen này. Dõi theo tôi nhé!
Lá cây thuốc trị hen suyễn
3. Các lá cây thuốc trị hen suyễn hàng đầu
3.1. Lá xuân tiết
Lá xuân tiết đã được sử dụng để điều trị hen suyễn trong nhiều thế kỷ. Loại lá này có tác dụng như một thuốc giãn phế quản và thuốc giải độc nhẹ. Đồng thời, lá xuân tiết cũng hoạt động bằng cách giảm độ nhớt của chất nhầy nên giúp triệu chứng ho đờm được kiểm soát tốt hơn.
3.2. Lá hẹ
Mang hương vị hăng nồng, la lá giữa mùi tỏi và hành lá, thế nên có rất nhiều người không yêu thích lá hẹ. Thế nhưng, nếu bạn bị hen phế quản, bạn nên kết thân hơn với lá cây này bởi khoa học đã tìm ra rất nhiều công dụng tuyệt vời của lá hẹ trong điều trị hen.
- Trong lá hẹ có chứa nhiều thành phần có hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ allicin, adorin, sulfit,…nên nó được ví như một loại kháng sinh tư nhiên, giúp điều trị hen phế quản có nguyên nhân nhiễm khuẩn.
- Lá hẹ còn tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp chữa lành tổn thương do hen suyễn nhanh chóng hơn.
Có rất nhiều cách để chữa hen suyễn bằng lá hẹ:
- Lá hẹ hấp đường phèn.
- Lá hẹ hấp gừng.
- Lá hẹ hấp mật ong.
- Lá hẹ kết hợp hoa đu đủ và đường phèn.
- Lá hẹ kết hợp củ nghệ tươi và chanh.
>>> Chi tiết hơn về cách làm các bài thuốc chữa hen và hiệu quả, tác dụng phụ của các bài thuốc này đã được tổng hợp ở bài viết: Lá hẹ chữa hen suyễn. Đọc, áp dụng ngay để “chế ngự” được căn bệnh hen suyễn của bạn nhé!
3.3. Lá trầu không
Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,…Vì thế lá cây này sẽ giúp điều trị hen phế quản có nguyên nhân do vi khuẩn, hoặc cũng có thể phòng tránh và ngăn ngừa biến chứng hen phế quản bội nhiễm.
Ngoài ra, lá trầu không còn có khả năng kháng histamin (chất trung gian của phản ứng viêm) nên có thể góp phần giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự tiến triển của bệnh.
Lá trầu không - cây thuốc trị hen suyễn
Chữa hen phế quản bằng thảo dược lá trầu không rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho 7-8 lá trầu không đã rửa sạch và 4-5 lát gừng mòng vào cối xay nhuyễn. Sau đó thêm 1 bát con nước sôi, ngâm trong 10 phút. Khuấy đều và lọc lấy nước.
Chia nước lọc lá trầu không uống 2 lần/ngày, sau bữa ăn 30 phút. Uống như thế trong 1 tuần thì ngừng lại 30 ngày rồi mới bắt đầu uống trở lại.
# Ngay và luôn: Áp dụng ngay phương pháp bấm huyệt chữa hen suyễn để nhận hiệu quả tuyệt vời.
3.4. Lá tía tô
Lá tí tô vốn nổi tiếng là một loại thảo dược điều trị hiệu quả các chứng cảm lạnh, cúm mà ít ai biết rằng với vị cay, tính ấm, quy vào các kinh tâm và phế, có công dụng hạ khí, tiêu đàm, lá tía tô cũng rất hữu ích cho người bệnh hen phế quản.
Và những bằng chứng khoa học hiện có (tác dụng chống oxy hóa, giảm triệu chứng dị ứng, chống viêm) lá tía tô được hứa hen là vị thuốc tự nhiên đầy tiềm năng trong phòng ngừa và điều trị hen phế quản.
Cách đơn giản nhất để bạn sử dụng loại thảo dược chữa hen suyễn này là: Lấy một nắm lá tía tô cho vào nồi, thêm nước, nấu sôi khoảng 10 phút, sau đó gạn lấy nước uống trong ngày.
>>> Khám phá thêm: Các bằng chứng khoa học khẳng định hiệu quả của lá tía tô, nhiều bài thuốc và những lưu ý quan trọng để sử dụng an toàn, hiệu quả lá tía tô trong điều trị hen suyễn tại bài viết sau: Chữa hen phế quản bằng lá tía tô.
3.5. Lá hen
LÁ HEN là một trong những loại lá được trọng dụng nhất trong điều trị hen bởi những hiệu quả tuyệt vời của nó.
* Khả năng chống viêm của lá hen sánh ngang với Dexamethasone – một loại thuốc có tác dụng chống viêm rất mạnh.
Hoạt chất α-và β-amyrin trong Lá Hen giúp giảm tổng hợp Leukotriene – chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây co thắt và tăng tính phản ứng phế quản. Từ đó, mang lại hiệu quả chống viêm, mở rộng đường thở, cải thiện triệu chứng khó thở và làm giảm sự tiến triển của bệnh.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ công bố trên tạp chí International Journal of Current Biological and Medical Science chỉ ra rằng Lá Hen hạn chế đáng kể đặc tính viêm mạn tính đường hô hấp, có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm như bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu lympho,…
* Chống lại oxy hóa – Yếu tố tham gia vào quá trình bệnh sinh phức tạp của hen suyễn.
Qua nhiều nghiên cứu về tác dụng của Lá Hen cho thấy Lá Hen có khả năng chống oxy, dọn dẹp các gốc tự do, giúp ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa. Stress oxy hóa là tình trạng cơ thể bị mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa. Từ đó không chỉ khiến phổi bị tổn thương mà còn kích hoạt cơ chế gây viêm và tham gia vào quá trình bệnh sinh phức tạp của bệnh hen suyễn.
* Ngoài ra, trong Lá Hen còn chứa một số chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng khuẩn,…
=> Chính nhờ tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giãn phế quản nên Lá Hen được coi là thảo dược khắc tinh số 1 của các bệnh lý hô hấp viêm mạn tính như hen suyễn.
Lá Hen rất tốt cho hen suyễn. Nhưng để đối phó với căn bệnh mãn tính cứng đầu hiện chưa có thuốc chữa khỏi như hen suyễn thì cần một giải pháp cao tay hơn, tác động toàn diện hơn chứ không chỉ đơn giản dừng lại ở mỗi chống viêm và chống oxy hóa nữa.
Và để tăng cường hiệu quả của Lá Hen, các nhà khoa học đã nghiên cứu phối hợp Cao Lá Hen với Cao AntidiCOPD, Cốt Khí Củ cùng với một số chất chống oxy hóa khác để bào chế thành sản phẩm thảo dược Bảo Khí Khang chuyên hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Khi được Bộ Y Tế cấp phép và lưu hành trên thị trường, Bảo Khí Khang đã trở thành một làn gió mới trong hỗ trợ điều trị hen suyễn, được đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn.
Từ tháng 8/2014 - tháng 8/2015 các nhà nghiên cứu do BS. Kiều Đình Khoan (bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) chủ trì thực hiện Nghiên cứu lâm sàng: “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị đợt cấp COPD nhóm C (mức độ 3) của thực phẩm chức năng viên nén Bảo Khí Khang” và kết luận:
Bảo Khí Khang có tác dụng giảm nhanh Đờm đàm, Ho, Khó thở; Hỗ trợ điều trị Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nhóm C giai đoạn cấp, cho kết quả rất tích cực.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, hơn 95% thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
Để biết chi tiết Kinh nghiệm đẩy lùi Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hiệu quả, bạn đọc liên hệ tổng đài tư vấn: 1800.0055 (miễn cước gọi)
4. Phải cảnh giác điều này khi chữa hen phế quản bằng thảo dược
Hãy nhớ những điều sau đây trước khi bạn bắt đầu dùng bất kỳ lá cây nào để điều trị hen suyễn.
Đừng kỳ vọng quá vào các “LÁ CÂY VƯỜN NHÀ” trong điều trị hen suyễn, bởi chúng không được xem xét bởi bất kỳ cơ quan quản lý nào, hoặc được kiểm định hàm lượng nên chúng có thể chứa hàm lượng thấp chất có tác dụng, hoặc bị nhiễm các chất gây hại khác.
Một số loại lá cây có thể tương tác với thuốc điều trị hen suyễn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của nhau, thậm chí gây ra độc tính.
Do đó, nếu có điều kiện, bạn nên trở thành người “đầu tư thông minh và hiệu quả cho sức khỏe của minh”. Hãy tìm đến các sản phẩm thảo dược đã được nghiên cứu chặt chẽ, sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, được các cơ quan có thẩm quyền công nhận tính hiệu quả và an toàn. Chẳng hạn như sản phẩm Bảo Khí Khang.
>>> Gọi điện đến tổng đài 18000055 (miễn cước) để được các chuyên gia hướng dẫn cách quản lý tốt hen suyễn, xóa tan nỗi lo ho đờm, khó thở và các biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, bạn đã có cho mình 5 lá cây trị hen suyễn hàng đầu rồi. Lựa chọn cho bạn một giải pháp cùng bạn chống lại hen suyễn nhé! Chúc bạn có một khoảng thời gian điều trị hiệu quả và tốt lành!
Ds. Thu Hương
Từ khóa » Cây Thuốc Trị Hen Suyễn
-
10 Bài Thuốc Nam Trị Hen Phế Quản
-
Chữa Bệnh Hen Suyễn Bằng Thuốc Nam – Cách Làm Và Những điều ...
-
10 Bài Thuốc Trị Hen Phế Quản
-
Một Số Bài Thuốc Nam Trị Hen Suyễn ở Người Cao Tuổi
-
Cây Thuốc Nam điều Trị Hen Suyễn Hiệu Quả Nhất Từ Dân Gian
-
Top 7 Lá Cây Trị Hen Suyễn Hiệu Quả Nhất được Khoa Học Chứng Minh
-
[Cập Nhật] 10+ Cách Chữa Hen Suyễn Từ Hiện đại Tới Dân Gian
-
Bài Thuốc Dân Gian Trị HEN SUYỄN Trong 7 Ngày ?! - YouTube
-
Hen Suyễn Là Gì? Các Loại Lá Cây Trị Hen Vừa Đơn Giản Vừa ...
-
Bài Thuốc Dân Gian Trị Hen Suyễn - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Loại Thuốc Quý Mọc Khắp Việt Nam Nơi đâu Cũng Có - Medinet
-
6 Cách Chữa Bệnh Hen Suyễn Bằng Phương Pháp Tự Nhiên
-
Chữa Hen Phế Quản Tận Gốc Theo Nguyên Lý Của Y Học Cổ Truyền