Khóa Học Phong Thủy Huyền Không ... - Xây Dựng Phong Thủy Á Đông

Chuyên Gia Phong Thủy Học. Thạc Sĩ Nguyễn Duyên Tuấn (0908.349411)

thầy nguyễn duyên tuấn - phong thủy Á Đông

HUYỀN KHÔNG PHI TINH

PHONG THỦY

Từ “Phong thuỷ” xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm “Táng thư” của Quách Phác: “Khí gặp gió sẽ tán, gặp nước sẽ dừng. Khí tụ mà không tán, đi mà không dùng, gọi là phong thuỷ. Trong phương pháp của phong thuỷ, đắc thuỷ là thượng sách, thứ đến là tàng phong”. “Táng thư” lần đầu tiên đề cập đến khái niệm “Phong thuỷ” và cũng chỉ ra rằng, một khu đất chỉ được coi là “Phong thuỷ bảo địa” khi có đặc điểm “tàng phong, tụ khí”, sinh khí hưng vượng, dồi dào.

Thuyết phong thuỷ thời cổ đại rất chú trọng đến mối quan hệ giữa con người với kiến trúc và môi trường thiên nhiên, có thể nói rằng phong thuỷ chính là “Lý luận về môi trường” của thời cổ đại. Phong thuỷ học chứa đựng những nguyên lý khoa học chất phác.

Người xưa có câu: “địa linh sinh nhân kiệt” (đất linh thiêng sinh ra người hào kiệt), “cùng sơn ác thuỷ xuất điêu dân” (núi xấu sông ác sinh người dân điêu trá), ý nói rằng môi trường sống như thế nào sẽ sản sinh ra những con người như thế ấy. Mà phong thuỷ học chính là một môn học vấn nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, chỉ ra trong giai đoạn nhất định nào đó của một đời người sẽ xuất hiện tình trạng phú quý nghèo hèn hay thọ yểu thiện ác, trong một phạm vi nhất định sẽ làm thay đổi phương thức sống và nâng cao chất lượng sống của con người, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Trong những nghiên cứu về phong thuỷ, các nhà nghiên cứu cho rằng những ion và từ trường trong tự nhiên có ảnh hưởng đến con người, đồng thời cho rằng bất cứ vật chất nào trong giới tự nhiên cũng đều có tác động đến con người. Những năng lượng này thay đổi theo sự phát triển không ngừng của môi trường, và cũng thay đổi theo sự biến đổi của những thông tin trạng thái bên trong con người. Những năng lượng thông tin này có thể giúp chúng ta có tâm trạng vui vẻ, tư duy sắc bén, mạnh khoẻ trường thọ, đồng thời cũng có thể khiến cho tư duy của con người trở nên trì độn, tinh thần hoảng loạn bất an, sinh nhiều bệnh tật dẫn đến đoản thọ. Phong thuỷ, dựa trên cơ sở như chọn nền móng, bố cục nơi cư trú, sẽ tăng thêm những dấu hiệu thông tin nào đó nhằm đạt được yêu cầu về tìm cát tránh hung của con người.

Trung tâm phong thủy Á Đông

Phong thuỷ Huyền Không là một phái được mật truyền từ rất lâu đời, truyền nhân của nó rất ít và được công khai muộn hơn các học phái khác. Tương truyền phái này do Quách Phác đời nhà Tấn sáng lập ra, sau đó truyền tiếp qua Dương Quân Tùng đời Đường, Ngô Cảnh Loan đời Tông, Tưởng Đại Hồng cuối đời Minh, và cho đến tận Thẩm Trúc Nhưng cuối đời Thanh khi viết cuốn“Thẩm thị Huyền Không học” thì học phái này mới được người đời biết đến.

Lý luận của học phái này có tính lý luận và ứng dụng khách quan rất mạnh, hoàn toàn là một loại học vấn kết hợp giữa lý luận và thực tế. Huyền không học mang tính lý luận cao, thao tác linh hoạt, được gọi là “Dịch học sống”. Xét về mặt lý luận, phạm trù cao nhất của phái này “khí” và “trường khí”, dựa trên sự kết hợp giữa lý luận Cửu tinh Lạc Thư của Hậu thiên Dịch học với lý luận phân bổ trường khí của hình thái tự nhiên để lựa chọn một môi trường sống tốt nhất. Thiết kế phong thuỷ thực chất là kết hợp “khí” của thiên địa nhằm đạt được mục đích “trời và người hợp nhất”.

Nghiên cứu phong thuỷ học có tác dụng hướng cho mọi người có được sự lựa chọn tốt nhất về môi trường cư trú, giúp cho thân thể khoẻ mạnh, gia đình hoà hợp thịnh vượng, đón cát tránh hung, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

ĐẠO CỦA PHONG THỦY - TỤ THỦY MỚI ĐẾN TÀNG PHONG

Phong thủy được hiểu là đạo tụ thủy và tàng phong, lấy thủy tụ sinh khí, và tàng phong để tránh tán khí. Lấy ví dụ về nơi đồng bằng và cao nguyên để tham khảo.

Trung tâm phong thủy Á Đông

THỦY TRONG PHONG THỦY HỌC

Thuỷ là huyết mạch của long, người xưa cho rằng “Sơn quản nhân đinh, Thuỷ quản tài” chứng minh vai trò quan trọng của nước trong phong thuỷ học. Hình dạng, trạng thái của nước ảnh hưởng rất nhiều đến phong thuỷ.

Nước là vật chất vô cùng quan trọng trong giới tự nhiên, đồng thời cũng có vai trò quan trọng đối với việc điều tiết khí hậu và làm sạch môi trường, đòi sống thường ngày của con người lại càng không thể thiếu nước. Nhưng khi chọn đất làm nhà, nếu vận dụng thuỷ pháp không đúng cách cũng có thể gây lũ lụt cuốn trôi nhà cửa ruộng vườn, hoặc gây ô nhiễm, phá hoại hệ thống sinh thái. Vì vậy, khi chọn nơi ở, việc xử lý yếu tố nước cũng trở thành một trong những vấn đề vô cùng quan trọng.

Thủy là ngoại khí, do khí dung hợp mà thành, có thể thấy được. Trong phong thuỷ học, việc chọn nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng: “Trước tiên phải xem nước, có núi mà không có nước thì đừng nghĩ đến tìm đất. Núi không có nước thì khí sẽ tán”. Nước được các nhà phong thuỷ đánh giá rất cao, họ cho rằng nước là huyết mạch của long. Tiêu chuẩn chọn nước của các nhà phong thuỷ là lấy nguồn nước và hình thái của nước làm cơ sở. “Nước chảy đi thì sinh khí tán, nước chảy lại thì nội khí tụ”. Có nghĩa là dòng nước phải quanh co uốn lượn, dòng nước chảy ngang phải có thế bao bọc, nước chảy đi phải như nửa muốnchảy nửa muốn dừng, nước tụ phải tinh khiết du dương. Trái lại, nước chảy thẳng và chảy xiết là không tốt. Nguồn nước phải sâu, như vậy long khí mới vượng, mới có thể phát phúc được lâu, nếu không thì long khí yếu, không phát phúc được nhiều. Mặt khác, nếu nguồn nước ngắn mà khứ mạch dài thì tất nhiên cũng không có tác dụng.

Những nhận thức về nước trong phong thuỷ học thời cổ đại phần lớn đều phù hợp lý luận khoa học, vì vậy ngày nay vẫn có thể sử dụng được. Ví dụ, khi chọn đất phải chọn trên đồi cạnh bờ sông, mà đồi này phải cao hơn mực nước khi xảy ra lũ lụt, tránh nơi nước chảy xiết, những thềm sông mà nền không chắc,...

Trung tâm phong thủy Á Đông

Núi không có nước thì khí sẽ tán

SƠN TRONG PHONG THUỶ HỌC

Long mạch (dãy núi, mạch núi) chia làm ba loại: long ở địa hình đồi núi, long ở địa hình gò đồi, long ở địa hình đồng bằng. Trong đó Long ở nơi đất bằng, tuy mạch tương đối bằng phẳng nhưng cũng có thể dựa vào hình thế đê phân biệt, tức “cao một tấc là sơn, thấp một tấc là thuỷ” để quan sát độ mấp mô của địa hình vùng đồng bằng và sự phân hợp của hệ thống dẫn nước. Đây cũng là cơ sở để tìm long trong phong thuỷ học.

Thái tổ sơn, Phụ mẫu sơn

Tổ sơn còn gọi là Tổ tông sơn, chỉ núi ở điểm khởi nguồn của long mạch. Căn cứ vào khoảng cách với nơi kết huyệt, lần lượt chia thành Thái tổ sơn, Thái tông sơn, Thiêu tổ sơn, Thiếu tông sơn và Phụ mẫu sơn. Dựa vào định nghĩa trong “Sơn pháp toàn thư”, Thái tổ sơn chính là ngọn núi cao nhất, là nơi xuất phát long mạch, hai bên là Thuỷ. Thái tông sơn là ngọn núi phân nhánh trực tiếp từ Thái tổ sơn. Thiếu tổ sơn là ngọn núi xuất phát từ Thái tông sơn. Phụ mẫu sơn là ngọn núi phân nhánh của Thiếu tổ sơn.

Muốn tìm long thì phải quan sát hình thế, tức trước tiên phải quan sát Tổ tông sơn và Phụ mẫu sơn. Khí có tích tụ ở nơi kết huyệt nhiều hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hình thế của Tổ sơn. Thái tổ sơn phải có thế cao vút, khí mạch chạy dài. Thiếu tổ sơn nằm giữa nơi kết huyệt và Thái tổ sơn, là địa điểm quan trọng để tụ khí, vì vậy thế phải vuông vức. Cũng có thể hiểu là, Thiếu tổ sơn là ngọn núi ở gần long huyệt nhất, sự cát hung của Thiêu tổ sơn có liên quan trực tiếp đến sự cát hung của long huyệt. Nếu hình núi trải rộng là rất tốt, nếu hình núi thấp nhỏ và đơn độc thì rất xấu. Phụ mẫu sơn ở gần long huyệt, trước sau liền mạch, tương sinh mà không tương khắc là thế đẹp. Tổ tông sơn phối hợp với long huyệt, vì vậy khi nhìn từ long huyệt đi thì phải cao dần. Nếu thấp dần gọi là thoái long, như vậy Phúc đức không được bền lâu, con cái nghèo khổ. Do đó, Thái tổ sơn và Thiêu tổ sơn được dùng để xác định hình thế trong phạm vi rộng, Tổ tông sơn được dùng để xác định hình thế trong phạm vi trung bình, còn Phụ mẫu sơn được dùng để xác định hình thế trong phạm vi nhỏ. Phạm vị xác định hình thế còn dựa vào quy tắc “Trăm thước là hình, nghìn thước là thế”.

Trung tâm phong thủy Á Đông

PHONG THỦY TỨ LINH

Thời Trung Quốc cổ đại có truyền thuyết về bốn loài vật linh thiêng, đó là: Thanh long, Bạch hổ, Chu tước (phượng hoàng), Huyền vũ (rồng và rùa). Tả Thanh long chỉ Loan đầu ở bên tay trái, hữu Bạch hổ chỉ Loan đầu ở bên tay phải, phía trước Minh đường chính là Chu tước, phía sau kháo sơn chính là Huyền vũ.

Trong thực tế, đường nước chảy quanh co, ngoằn ngoèo ở phía bên trái của ngôi nhà được gọi là Thanh Long. Con đường lớn chạy dài ở phía bên phải ngôi nhà được gọi là Bạch Hổ. Cái ao nhỏ với nước trong suốt nằm ở phía trước nhà được gọi là Chu Tước. Một gò núi nhỏ ở ngay phía sau nhà được gọi là Huyền Vũ. Những khu vực có đầy đủ Tứ tượng ở bốn phía xung quanh như vậy được coi là nơi Phong thuỷ bảo địa tốt nhất.

Xét từ góc độ hình khí, một trường khí tốt phải có đủ Tứ linh. Đặc biệt là phía sau của công trình kiến trúc nhất định phải có kháo sơn, có nghĩa là phía sau công trình có núi hoặc công trình khác. Kháo sơn là Loan đầu tốt nhất trong phong thuỷ, nếu không có kháo sơn sẽ không có cảm giác an toàn, không có quý nhân phù trợ. Minh đường là chỉ phía trước của công trình phải có khoảng không gian rộng rãi và thoáng đãng, như vậy mới được coi là phong thuỷ tôt, nếu Minh đường rộng rãi chứng tỏ người ở đây giàu có và tràn trề sức sống. Phía trước có Minh đường, phía sau có kháo sơn, cho thấy có quý nhân giúp đỡ, tiền đồ xán lạn.

Trung tâm phong thủy Á Đông

“Tả Thanh long, hữu Bạch hổ” cũng là thuật ngữ thường dùng của phong thuỷ nhập môn. Trái Thanh long tượng trưng cho sức mạnh lực lưỡng của nam giới, phải Bạch hổ tượng trưng cho sự dẻo dai, bền bỉ của phụ nữ. Do vậy, phần lớn người Trung Quốc đều rất thích lối kiến trúc Tam hợp viện hoặc Tứ hợp viện, vì nó có đủ cả Thanh long và Bạch hổ. Trong kiến trúc, bên trái nhà ở có công trình kiên trúc cao lớn cho thấy sức mạnh và sự kiên cường, chủ về phù trợ cho nam giới. Thanh long tượng trưng cho quý nhân thuộc phái nam và sức mạnh chính diện khuất phục kẻ tiểu nhân. Trong phong thuỷ văn phòng, phía sau chỗ ngồi là tường hoặc tủ tượng trưng cho kháo sơn là tôt, phía trước có khoảng không là tốt, tủ đứng ở bên trái là Thanh long, tủ đứng ở bên phải là Bạch hổ, nếu bên Bạch hổ cao thì chủ về phụ nữ nắm quyền, Âm thịnh Dương suy. Vì vậy, tủ ỏ bên trái bàn làm việc nhất định phải cao hơn bên phải, nếu không thì sẽ bị kẻ tiểu nhân hãm hại, dễ bị kiện tụng.

Trung tâm phong thủy Á Đông

Quy hoạch tổng thể Bệnh viện Trung y Bình Lợi (Trung Quốc)

Từ khóa » Dạy Huyền Không Phi Tinh