Khoa Học Vật Liệu Là Gì? Những Vấn đề Bạn Không Nên Bỏ Qua

1. Đi tìm lời giải chính xác cho ngành khoa học vật vật liệu

1.1. Khoa học vật liệu là gì?

Trước khi tìm hiểu khoa học vật liệu là gì? Bạn cần hiểu vật liệu là gì? Vật liệu là chất hoặc có thể là các hợp chất khác nhau được con người dùng để sáng tạo ra các sản phẩm mới có ích và phục vụ cho đời sống của con người. Trong quá trình sản xuất thì vật liệu chính là đầu vào, hay trong một quá trình chế tạo nào đó thì vật liệu chính là thứ bạn dùng làm nguyên liệu ban đầu để chế tạo ra vật liệu mới, hay các sản phẩm có giá trị thiết thực hơn với cuộc sống của con người. Vật liệu là các sản phẩm chưa được hoàn thiện trong quá trình sản xuất công nghiệp sẽ biến các vật liệu đó thành các sản phẩm hoàn thiện và có thể sử dụng được rộng rãi và ứng dụng được ở lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Vật tư là các loại vật liệu cần thiết sử dụng trong quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm. Đó là sự khác nhau giữa vật tư và vật liệu.

Khoa học vật liệu là gì?
Khoa học vật liệu là gì?

Đi tìm đáp án chính xác cho câu hỏi khoa học vật liệu là gì? Khoa học vật liệu là một ngành nghiên cứu về các mối quan hệ của các thành tố, của cấu trúc, công nghệ xử lý, công nghệ chế tạo, cùng với tính chất của vật liệu để từ đó tạo ra một sản phẩm vật chất mới có giá trị sử dụng cao hơn, và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của con người. Với khoa học vật liệu có sự tham gia của các ngành khoa học chủ yếu đó là vật lý học, hóa học, toán học. Thông qua việc nghiên cứu vật liệu ở thể rắn, sau đó là nghiên cứu vật liệu ở thể lỏng và cuối cùng là nghiên cứu vật liệu ở thể khí. 

Khi nghiên cứu về vật liệu, sẽ nghiên cứu đến các vấn đề sau: Cấu trúc của vật liệu đó, tính chất điện của vật liệu, tính từ, nhiệt và quang, cơ,… Sau khi nghiên cứu các tính chất đó của vật liệu các nhà nghiên cứu có chức nhưng tích hợp các tính chất của vật liệu lại với nhau theo một mục đích được đặt ra rõ ràng để thỏa mãn nhu cầu nào đó trong kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của con người.

Nhu cầu về sử dụng vật liệu của con người ngày càng cao, không chỉ vậy con người luôn muốn tìm kiếm những vật liệu mới để tạo ra được hiệu quả tốt nhất cho sản xuất và các hoạt động trong đời sống con người. Chính vì vậy, ngành khoa học vật liệu là một ngành không thể thiếu và rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện nay. Nhờ có khoa học vật liệu mà các sản phẩm mới được ra đời phục vụ tốt hơn cho con người và trở nên phổ biến rộng rãi hơn trong xã hội.

Việc làm nhân viên kinh doanh vật liệu xây dựng

1.2. Phân loại các loại vật liệu hiện nay

Có rất nhiều các loại vật liệu đã được tìm kiếm và đưa vào sử dụng để phục vụ cho đời sống của con người nhưng cũng có những loại vật liệu chưa hề được biết đến, cũng như rất nhiều loại vật liệu vận còn trong quá trình nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm tốt nhất để có thể phục vụ được số đồng con người trong cuộc sống. Mỗi loại vật liệu khác nhau sẽ có cấu trúc, tính chất và bản chất vật liệu khác nhau. Nên thường ta sẽ có cách phân loại vật liệu như sau:

+ Phân loại của vật liệu dựa trên bản chất của chúng thì cụ thể như sau: Vật liệu kim loại, vật liệu gốm, vật liệu chất dẻo, vật liệu composite, vật liệu xi măng, và vật liệu vô định hình

+ Phân loại vật liệu theo lĩnh vực ứng dụng trong cuộc sống thì sẽ chia như sau: Vật liệu điện, vật liệu điện tử, vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí.

Với mỗi tính chất và ứng dụng khác nhau của vật liệu thì sẽ được phân loại phù hợp cách dùng của vật liệu đó.

1.3. Tố chất cần có khi bạn muốn theo đuổi ngành khoa học vật liệu?

Khi bạn mong muốn được học và theo đuổi sự nghiệp với ngành khoa học vật liệu bạn cần có những tố chất như sau:

Đầu tiên, bạn cần có niềm đam mê và yêu thích khám phá khoa học về vật chất để theo đuổi với nghề.

Thứ hai, bạn cần có một tư duy tự nhiên, tư duy logic và tư chất thông minh để có thể khám phá và kết nối các vật liệu lại với nhau tạo ra một vật liệu mới có ích cho xã hội và cộng đồng.

Thứ ba, bạn cần có khả năng tập trung cao sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất cho công việc của mình, việc tâm trung cũng giúp bạn phát huy được sự sáng tạo và tìm tòi của bản thân để cho ra được những sản phẩm vật liệu chất lượng.

Thứ tư, là bạn cần là một người có tính kiên trì, thận trọng và tỉ mỉ với công việc của mình để đạt hiệu quả tốt nhất và cũng tránh nhầm lẫn trong công việc của mình.

Cuối cùng để có thể tiến xa hơn với ngành và đi xa hơn với nghề bạn luôn cần có một tinh thân ham học hỏi, tìm hiểu các kiến thức mới và khám phá ra các loại vật liệu mới phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người. Ngoài ra bạn có thể tham khảo ngành kỹ thuật vật liệu nữa.

2. Tìm hiểu về ngành khoa học vật liệu

2.1. Một số vấn đề liên quan đến ngành khoa học vật liệu

2.1.1. Chương trình đào tạo

Ngành khoa học vật liệu là một ngành không hề mới, tuy nhiên hiện này chưa có nhiều trường đào tạo về ngành khoa học này. Khi theo học ngành khoa học vật liệu bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu với các chuyên ngành cụ thể như sau: Vật liệu Polymer và Composite, vật liệu và linh kiện màng mỏng, vật liệu từ y sinh. Đây là các chuyên ngành chính khi học về ngành khoa học vật liệu bạn có thể lựa chọn một trong 3 chuyên ngành đó.

Trong chương trình đào tạo ngành khoa học vật liệu sẽ có những môn học cụ thể như sau:

+ Các môn về kiến thức chung: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tin học cơ sở, tiếng Anh cơ sở, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh, cùng với các kỹ năng bổ trợ.

+ Các môn về khối kiến thức theo lĩnh vực: Cơ sở văn hóa Việt Nam, khoa học trái đất và sự sống.

+ Các môn theo khối kiến thức theo khối ngành cụ thể: Đại số tuyến tính, giải tích, xác suất thống kê, hóa học đại cương.

+ Các môn về khối kiến thức theo nhóm ngành như sau: Toán cho vật lý, cơ học, nhiệt động học và vật lý phân tử, điện và từ học, quang học, thực hành vật lý đại cương.

Các môn học cho khối kiến thức ngành bao gồm: Vật lý hạt nhân và nguyên tử, cơ học lý thuyết, điện động lực học, cơ học lượng tử, vật lý thống kê, kỹ thuật điện tử, vật lý tính toán, các phương pháp thực nghiệm trong khoa học vật liệu, vật lý chất rắn, cấu trúc thấp chiều và công nghệ vật liệu nano, phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu, khoa học vật liệu đại cương, kỹ thuật đo lường và xử lý tín hiệu, từ học và vật liệu từ, vật lý màng mỏng, vật lý siêu dẫn và ứng dụng, các phép đo từ, thực tập chuyên ngành từ học và siêu dẫn, vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp, vật liệu vô định hình, vật liệu từ liên kim loại, vật lý bán dẫn, thực tập chuyên ngành vật lý bán dẫn, vật liệu và công nghệ bán dẫn, quang bán dẫn, vật lý linh kiện bán dẫn, quang điện tử và quang tử, cảm biến và ứng dụng, linh kiện bán dẫn và biến đổi năng lượng, cấu trúc phổ, khoa học vật liệu tính toán, lập trình nâng cao, phương pháp toán lý, phương pháp, mở đầu lý thuyết lượng tử từ học.

Trên đây là tất cả các môn học bạn khi bạn theo học ngành khoa học vật liệu. Có môn là bắt buộc, nhưng cũng có môn sẽ là tự chọn vì vậy khi theo học hãy lựa chọn cho mình các môn học phù hợp, đặc biệt là với các môn tự chọn theo danh sách đào tạo của từng trường.

Việc làm nhân viên vật tư

2.1.2. Trường có ngành khoa học vật liệu

Ngành khoa học vật vật liệu không pahir là một ngành mới, tuy nhiên ở nước ta thì chưa có nhiều trường đại học đào tạo chuyên sâu cho ngành này. Hiện nay mới chỉ có một vài trường đào tạo về ngành khoa học vật liệu này như:

+ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Trà Vinh

Nếu bạn muốn theo học ngành này bạn có thể lựa chọn một trong ba ngôi trường trên để theo học và hãy lựa chọn cho mình một nơi học phù hợp để có một môi trường học tập tốt nhất cho bản thân, và đạt được kết quả học tập tốt nhất cho mình.

Các vấn đề về ngành khoa học vật liệu là gì?
Các vấn đề về ngành khoa học vật liệu là gì?

2.1.3. Ngành khoa học vật liệu xét tuyển với những khối thi nào?

Bạn đang muốn biết thi ngành khoa học vật liệu thì xét tuyển khối nào đúng không? Với ngành khoa học vật liệu là ngành xét tuyển với những khối thi cụ thể như sau:

- Khối A00 – Toán học, vật lý, hóa học

- Khối A01 – Toán học, vật lý, tiếng Anh

- Khối A02 – Toán học, vật lý, sinh học

- Khối B00 – Toán học, hóa học, sinh học

- Khối D07 – Toán học, hóa học, tiếng Anh

Bạn có thể lựa chọn một trong những khối trên để xét tuyển vào ngành khoa học vật liệu. Và điểm chuẩn cho ngành khoa học vật liệu vào trường cũng không hề cao nên rất phù hợp với lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay.

Việc làm kỹ sư vật liệu xây dựng

2.2. Cơ hội việc làm ngành khoa học vật liệu hiện nay

Đây là một ngành có cơ hội phát triển tốt bởi nhu cầu về sử dụng vật liệu và tìm ra những nguồn vật liệu mới đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng tăng. Yêu cầu tuyển dụng trong ngành này cũng lớn nhưng số lượng các trường đào tạo ngành khoa học vật liệu lại không nhiều. Khi tốt nghiệp ra trường với ngành khoa học vật liệu bạn có thể làm việc với các công việc cụ thể như sau:

+ Bạn có thể làm việc tại các công ty sản xuất về kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su. Hay làm việc tại các công ty về gia công vật liệu.

+ Bạn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty về chế tạo vật tư, thiết bị dân dụng, hãy chế tạo các thiết bị công nghiệp.

+ Bạn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp cơ khi sản xuất các phụ tùng thay thế và các thiết bị phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp.

- Bạn có thể tham gia làm việc tại một công ty chuyên sản xuất vật liệu xây dựng và vật liệu trang trí nội thất.

+ Bạn cũng có thể làm việc tại các doanh nghiệp về xuất nhập khẩu vật liệu.

+ Bạn có thể làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài về các lĩnh vực liên quan đến ngành của bạn.

+ Bạn cũng có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu về vật liệu.

Bạn có thể lựa chọn cho mình một vị trí công việc và một nơi làm việc phù hợp nhất với bản thân mình để có một môi trường để phát triển bản thân tốt nhất cho mình.

Khoa học vật liệu gì gì? Câu hỏi này bạn đã tìm được lời giải với nội dung trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin cung cấp cho bạn trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và định hướng trong lựa chọn ngành học và nghề nghiệp cho bản thân mình. 

Từ khóa » Hóa Học Vật Liệu Là Gì