Khoa Khám Bệnh - Bệnh Viện Phụ Sản Trung ương - BookingCare

Khoa khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Trung ương - Ảnh minh họa

Bệnh viện Phụ sản Trung ương là địa chỉ uy tín hàng đầu về các bệnh lý Sản phụ khoa. Khi cần đi khám, các chị em có thể chọn khám ở Khoa khám bệnh của Bệnh viện, là địa chỉ tiếp nhận khám ban đầu.

Để chị em có thêm thông tin tìm hiểu trước khi đi khám, chúng tôi tổng hợp bài viết sau đây. Hy vọng, phần nào giúp chị em đỡ vất vả khi đi khám, nhất là các chị ở các tỉnh xa.

1. Khoa khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương 

Giới thiệu chung 

Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện nay là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh trên cả nước.

Bệnh viện có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo bài bản ở trong nước và học tập nâng cao tay nghề ở các nước có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển.

Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch... 

Địa chỉ, vị trí 

  • Số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Khoa Khám bệnh nằm ở khu nhà A, ngay bên tay phải cổng chính Bệnh viện Phụ sản Trung ương (cổng 43 Tràng Thi). Tầng 1 nhà A là Khoa khám bệnh (Phòng khám cấp cứu),tầng 2 là là Khám phụ khoa - Phòng vật lý trị liệu. 

Để xác định được vị trí của Khoa khám bệnh, bạn có thể tham khảo ảnh chụp sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ Bệnh viện Phụ sản Trung ương 

Số điện thoại

  • 0243 825 4637
  • 0243 9363 393

Thời gian làm việc

  • Khoa khám từ 6h30 đến 17h các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6
  • Khoa khám không làm việc thứ 7, chủ nhật (ngoại trừ bộ phận trực Cấp cứu)
Khoa khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Ảnh chia sẻ từ người dùng)

Các đơn vị, phòng chuyên sâu trong Khoa khám bệnh

Khoa chia thành các phòng chuyên sâu với chức năng, nhiệm vụ khác nhau, để đảm bảo cho việc thăm khám cho bệnh nhân được thuận tiện:

  • Bộ phận Trực cấp cứu
  • Phòng Khám thai
  • Phòng Khám phụ khoa
  • Phòng Khám có BHYT
  • Phòng Tư vấn sức khỏe sinh sản - HIV
  • Phòng Đo loãng xương – chạy Monitoring sản khoa- Tiêm vắcxin
  • Phòng Vật lý trị liệu

2. Khoa khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám những bệnh gì

Khoa có chức năng, nhiệm vụ:

  • Khám bệnh cho tất cả các đối tượng khám cấp cứu và mổ cấp cứu, hội chẩn và chỉ định kịp thời.
  • Khám và điều trị ngoại trú các bệnh thuộc Sản khoa, Phụ khoa và Vô sinh.
  • Thực hiện các thủ thuật cho người bệnh ngoại trú theo quy định của bệnh viện.
  • Khám và điều trị cho bệnh nhân tắc tia sữa
  • Khám thai
  • Khám phụ khoa
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản - HIV
  • Đo loãng xương
  • Chạy Monitoring sản khoa
  • Tiêm vắcxin
Bảng chỉ dẫn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Ảnh chia sẻ từ người dùng)

3. Quy trình đi khám tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương 

Trường hợp có thẻ BYHT 

Người bệnh có thẻ BHYT khi đến khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh của bệnh viện cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Trước khám 

  • Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G)
  • Đến các bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT và lấy phiếu khám

Bước 2: Trong khi khám 

  • Đến khám bệnh tại phòng khám BHYT – phòng 6 nhà A
  • Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT
  • Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu
  • Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A),đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai

Bước 3: Sau khám 

  • Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển ng­ười bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn.
  • Ng­ười bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện
  • Người bệnh có đơn thuốc BHYT thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền, sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ BHYT. Người bệnh lấy thuốc BHYT tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G
  • Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục BHYT và lấy lại thẻ BHYT.

Trường hợp không có thẻ BHYT 

Bước 1: Trước khám 

  • Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G)
  • Ngồi ghế đợi được gọi đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh

Bước 2: Trong khi khám 

  • Đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám
  • Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại Bàn hướng dẫn để lấy số và ngồi đợi mua hoá đơn
  • Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
  • Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A),đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai

Bước 3: Sau khám 

  • Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn.
  • Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

4. Chi phí khám tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tên theo danh mục viện phí 

Giá BHYT duyệt

Giá dịch vụ (không BHYT)
Khám lâm sàng chung, khám chuyên khoa 20,000 100,000
Khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, X-Quang )  100,000
Khám làm hồ sơ IVF  200,000
Hội chẩn PT Phụ Khoa theo yêu cầu (Tại Khoa Điều trị theo yêu cầu) 100,000
Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca ) 200,000 200,000
Khám lâm sàng, khám chuyên khoa chung (Cấp cứu )  20,000
Soi Cổ tử cung 150,000 150,000
Tư vấn (Sức khỏe sinh sản, Chẩn đoán trước sinh)/15 phút   100,000

5. Một số bác sĩ giỏi đã và đang làm việc tại Khoa khám - Bệnh viện Phụ sản Trung ương 

Đang công tác:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Hoa - Trưởng khoa, Bác sĩ có Phòng khám riêng tại số 86 Tô Hiến Thành, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Mỹ Hương - Phó khoa, Bác sĩ có lịch khám ngoài giờ tại Phòng khám Phụ sản Tâm An - Số 79 Bờ Sông Tô Lịch, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác:

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cung Thị Thu Thủy - Nguyên Trưởng khoa, Bác sĩ có lịch tại phòng khám riêng số 5 Tạ Quang Bửu từ thứ 2 đến thứ 5 lúc 17h-19h và thứ 7 từ 14h-18h. Sáng thứ 6 hàng tuần, bác khám tại Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Bác sĩ CKI Lương Thị Thanh Bình - Nguyên Trưởng khoa, bác sĩ có khám vào một số ngày trong tuần tại Phòng khám Đa khoa Vietclinic và Phòng khám Y Cao Cầu Giấy.

6. Kinh nghiệm khi đi khám 

  • Khi đến lần đầu khám chữa bệnh, nên đến các bàn hướng dẫn của bệnh viện để được hướng dẫn tránh tình trạng bị môi giới lừa đảo.
  • Khi đến khám mọi người sẽ được phát phiếu đợi, phải chú ý đến đúng số phòng có in trong phiếu đợi và đợi gọi đến số của mình để vào khám. (Chú ý lắng nghe loa thông báo đến số của mình chưa)
  • Nếu bảo hiểm vượt tuyến hiện tại được hỗ trợ 30% viện phí.
  • Ở trong bệnh viện có căng tin bán đồ ăn sạch sẽ, không nên ra ngoài ăn linh dễ đau bụng. Bên cạnh căng tin có nhà tắm dịch vụ 25k/1 lần.

Từ khóa » Cổng Số 2 Bệnh Viện Phụ Sản Trung ương