Khóa Luận Tốt Nghiệp - đại Học Thương Mại - 123doc

kế toán bán hàng

Trang 1

TÓM LƯỢC

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa,đang từng bước mở cửa hội nhập quốc tế Trong điều kiện đó, các doanh nghiệpthương mại đã ra đời ngày càng nhiều Doanh nghiệp phải tự xây dựng chiến lượckinh doanh cho riêng mình để tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy công tác tiêu thụ,tìm đầu ra cho sản phẩm Khâu bán hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt độngkinh doanh Nó quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Công táchạch toán nói chung và công tác hạch toán kế toán bán hàng nói riêng trở nên vô cùngquan trọng

Nhận thức được vai trò của công tác kế toán bán hàng, kết hợp với các kiếnthức đã học trên nhà trường, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH dịch vụ kỹ

thuật điện & xúc tiến thương mại, em đã chọn đề tài: “Kế toán bán mặt hàng đèn điện tại Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật điện & xúc tiến thương mại” cho khóa luận

của mình

Trong bài khóa luận em trình bày những nội dung cơ bản sau:

- Những khái niệm cơ bản và một số lý thuyết về kế toán bán hàng trong cácdoanh nghiệp thương mại và nội dung kế toán bán hàng trong các DNTM

- Khóa luận đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán bán mặt hàng đèn điện tạicông ty TNHH dịch vụ kỹ thuật điện và xúc tiến thương mại

- Sau khi nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng tại công ty TNHH Dịch vụ kỹthuật điện và xúc tiến thương mại em đã nhận ra thực tế đã đạt được và chưa đạt đượctrong công tác hạch toán kế toán bán hàng trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề racác giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty TNHH DVKT Điện &xúc tiến thương mại

Hà nội, ngày 10 tháng 03 năm 2013Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Hà

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô Trường Đại Học ThươngMại, đặc biệt là tất cả thầy cô Khoa Kế Toán Kiểm Toán đã tận tình giảng dạy vàtruyền đạt kiến thức cho em trong thời gian qua Mặc dù về mặt lý thuyết còn nhiềuhạn chế so với thực tế nhưng đã giúp em có một vốn kiến thức tương đối đầy đủ để cóthể tiếp cận thực tế

Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thu Hoài, người đã tận tình hướng dẫn

và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Kính gửi đến Ban Giám Đốc Công ty TNHH DVKT Điện & Xúc tiến thươngmại và toàn thể các anh, chị ở phòng kế toán lời cảm ơn chân thành Đặc biệt là chị

Lý Thị Hằng dù phải bận rộn với công việc nhưng vẫn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ vàtạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình Tuy chỉ thựctập trong một thời gian ngắn nhưng em đã có thêm kiến thức thực tế để củng cố thêmkiến thức lý thuyết

Sau một thời gian thực tập ở Công ty TNHH DVKT Điện & Xúc tiến thươngmại, được sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Công ty và cùng với sự

cố gắng của bản thân, đồng thời được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.SNguyễn Thu Hoài, em đã hoàn thành khóa luận này Nhưng do thời gian và trình độcòn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý bổsung để củng cố kiến thức của bản thân để bìa khóa luận của em được hoàn thiện tốthơn

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Hà

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC……… ……… ………1

LỜI CẢM ƠN……….……… ……… 2

MỤC LỤC ……….……….…………3

DANH MỤC VIẾT TẮT……… ……… 5

PHẦN MỞ ĐẦU……….……….6

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của kế toán bán hàng……… … 6

2 Mục tiêu đặt ra cần giải quyết………6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….7

4 Phương pháp thực hiện đề tài……… 7

5 Kết cấu khóa luận……….….7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI……….……… ………9

1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong các DNTM…… ……… ….9

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản……… ……… 9

1.1.2 Một số lý thuyết về kế toán bán hàng…….……….10

1.1.2.1 Phương thức bán hàng……….……….10

1.1.2.2 Phương thức thanh toán………13

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng…….………14

1.2 Nội dung của kế toán bán hàng trong DNTM…… ……… 14

1.2.1 Quy định kế toán bán hàng theo chuẩn mực Việt Nam ……….14

1.2.1.1 Chuẩn mực số 01 “Chuẩn mực chung”……… ………… 14

1.2.1.2 Chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho”………15

1.2.1.3 Chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”………16

1.2.2 Kế toán bán hàng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC……….17

1.2.2.1Chứng từ sử dụng……….………17

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng……….18

1.2.2.3Trình tự hạch toán……….20

1.2.2.4 Sổ kế toán………27

Trang 4

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG ĐÈN ĐIỆN TẠI CÔNG TY TNHH DVKT ĐIỆN & XTTM……… ……… 29

2.1.Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán bán đèn điện tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật điện & xúc tiến thương mại……… ….292.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán bán hàng……… ……….292.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường tới kế toán bán đèn điện tại công ty TNHH dịch

vụ kỹ thuật điện & xúc tiến thương mại……… 312.1.2.1 Nhân tố bên ngoài……….……… 312.1.2.2 Nhân tố bên trong………332.2 Thực trạng về kế toán bán mặt hàng đèn điện tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật điện & xúc tiến thương mại……….342.2.1.Đặc điểm kế toán bán mặt hàng đèn điện……… 342.2.2 Phương pháp kế toán bán mặt hàng đèn điện tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật điện & xúc tiến thương mại……….……… …35

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG ĐÈN ĐIỆN VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI……….40

3.1 Các kết luận và phát hiện về kế toán bán đèn điện tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật điện & xúc tiến thương mại……….………….……… 403.1.1 Các kết quả đạt được……… 403.1.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân……….……… 413.2 Các đề xuất, kiến nghị về kế toán bán đèn điện tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật điện & xúc tiến thương mại……….……… 423.3 Điều kiện thực hiện……… ………44

KẾT LUẬN ………45 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH DVKT Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kỹ thuật

DN, DNTM Doanh nghiệp, Doanh nghiệp thương mại

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của kế toán bán hàng

Có thể nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện chế độ hạchtoán kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đòi hỏi các doanhnghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải thu được lợi nhuận,đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mục tiêu đó chỉ có thể đạt đượctrên sự quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư, chi phí, quản lý chặt chẽ quá trình bánhàng, và xác định kết quả kinh doanh

Mặt khác, mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, đem lại hiệuquả kinh tế cao nhất Để đạt được điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện phápthiết thực trong chiến lược kinh doanh của mình Một trong những chiến lược mũinhọn của các doanh nghiệp là tập trung vào khâu bán hàng Do đó,chất lượng thôngtin bán hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức mạnh cạnhtranh của sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, quay vòng nhanh,mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì vậy, kế toán bán hàng đóng vai trò rất quantrọng, nó góp phần phục vụ đắc lực hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp tăng khả năng thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh doanh tiếptheo, cung cấp thông tin nhanh chóng để từ đó doanh nghiệp phân tích, đánh giá lựachọn các phương án đầu tư có hiệu quả

Trong quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy công tác kế toán bán hàngcủa công ty còn gặp phải một số hạn chế như: công ty chưa sử dụng các tài khoảngiảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại để hạch toán, mà khi có phát sinh các khoảngiảm trừ cho khách hàng thì kế toán công ty hạch toán vào TK 641 và coi đó như mộtkhoản chi phí bán hàng Như vậy, là chưa đúng với quy định, chế độ kế toán hiệnhành Do đó, kế toán bán hàng tại công ty TNHH DVKT Điện & Xúc tiến thươngmại cần được nghiên cứu và hoàn thiện hơn để đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động bánhàng…

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết

Về mặt lý luận: Hệ thống các lý luận cơ bản về kế toán bán hàng theo chế độ

và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành

Trang 7

Về thực tiễn: Qua thời gian thực tập và khảo sát thực trạng kế toán bán mặthàng đèn điện tại công ty có những ưu điểm gì cần phát huy, những hạn chế, vướngmắc còn tồn tại, đi sâu nghiên cứu các giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán bánhàng tại công ty.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán mặt hàng đèn điện tại công ty TNHHDVKT Điện & Xúc tiến thương mại

Thời gian: số liệu minh họa cho đề tài được lấy ở quý I /2013

Không gian thực hiện: Trong phạm vi nghiên cứu tại công ty TNHH DVKTĐiện & Xúc tiến thương mại Địa chỉ: Số 43, ngõ 17, tổ 36 Phùng Chí Kiên,Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

4 Phương pháp thực hiện đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu và nghiên cứu thực tế phần hàng

kế toán bán hàng tại công ty TNHH DVKT Điện & Xúc tiến thương mại, em đã sửdụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp thu thập dữ liệu vàphương pháp phân tích xử lý số liệu

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua tìm hiểu và nghiên cứu hệ thốngchuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam, các thông tư có liên quan, báo chí, internet, cácbài khóa luận về kế toán bán hàng đã được thực hiện và các chứng từ, sổ sách…docông ty cung cấp

Phương pháp xử lý dữ liệu:

Dựa vào những dữ liệu đã thu thập được từ các phương pháp trên, tiến hànhtổng hợp dữ liệu để tiến hành chọn lọc, so sánh và phân tích nhằm đưa ra những kếtluận, đánh giá tổng quát và cụ thể về phần hành kế toán bán hàng tại công ty TNHHDVKT Điện & Xúc tiến thương mại

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp thươngmại

Trang 8

Chương II: Thực trạng kế toán bán mặt hàng đèn điện tại công ty TNHHDVKT Điện & Xúc tiến thương mại

Chương III: Các kết luận đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán mặt hàng đènđiện tại công ty TNHH DVKT Điện & Xúc tiến thương mại

Trang 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Giá bán: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền

phải trả cho hàng hóa đó

(Trích giáo trình chủ nghĩa Mác Lê - Nin)

Bán hàng: Là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của

DNTM, nó là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay người bán sangtay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc đòi tiền ở người mua

(Trích giáo trình kế toán tài chính DNTM – Trường ĐH Thương Mại)

Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

(Trích chuẩn mực số 14 – doanh thu và thu nhập khác)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc

sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thuthêm ngoài giá bán (nếu có)

(Trích giáo trình kế toán tài chính DNTM – Trường ĐH Thương Mại)

Giá vốn (giá gốc): Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí

chế biến, và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ởđịa điểm và trạng thái hiện tại

(Trích chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho)

Các khoản giảm trừ doanh thu:

- Chiết khấu thương mại: là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá

niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đãmua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấuthương mại đã được ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bánhàng hóa

(Trích giáo trình kế toán tài chính – Học Viện Tài Chính)

Trang 10

- Hàng bán bị trả lại: là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu

thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đãcam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành, như: hàng kém phẩmchất, sai quy cách, chủng loại

(Trích giáo trình kế toán tài chính – Học Viện Tài Chính)

- Giảm giá hàng bán: là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên

mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúngquy cách, hoặc không đúng thời hạn…đã ghi trong hợp đồng

(Trích giáo trình kế toán tài chính – Học Viện Tài Chính)

1.1.2 Một số lý thuyết về bán hàng

1.1.2.1 Phương thức bán hàng

Trong các doanh nghiệp thương mại, việc tiêu thụ hàng hóa có thể thực hiệntheo các phương thức sau:

a Phương thức bán buôn hàng hóa

Khái niệm: Phương thức bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho

các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất…để thực hiện bán ra hoặc để giacông chế biến rồi bán ra

Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu

thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóachưa được thực hiện Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc theo số lượng lớn, giábán biến động tùy thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán

Các phương thức bán buôn: gồm có bán buôn hàng hóa qua kho và phương

thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng

- Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho :

Bán buôn hàng hóa qua kho là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đóhàng hóa được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp Trong phương thức này cóhai hình thức:

+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức

này, khách hàng cử người mang giấy ủy nhiệm đến kho của doanh nghiệp trực tiếpnhận hàng và áp tải hàng về Sau khi giao nhận hàng hóa, đại diện bên mua ký nhận

Trang 11

đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán đồng thời trả tiền ngay hoặc ký nhậnnợ.

+ Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng

kinh tế đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàng cho ngườimua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài Chi phí vận chuyển gửihàng bán có thể do bên bán chịu hoặc có thể do bên mua chịu tùy theo hợp đồng kinh

tế đã ký kết Hàng gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đến khi nàobên mua nhận được hàng, chứng từ và đã chấp nhận thanh toán thì quyền sở hữu hàngmới được chuyển giao từ người bán sang người mua

- Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng

Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng là phương thức bán buôn hàng hóa màtrong đó hàng hóa bán ra khi mua về từ nhà cung cấp không đem về nhập kho củadoanh nghiệp mà giao ngay hoặc chuyển bán ngay cho khách hàng Phương thức này

có thể thực hiện theo các hình thức sau:

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (hình thức giao tay ba): Doanh nghiệp thương mại bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp

của mình thì giao bán trực tiếp cho khách hàng của mình tại địa điểm do hai bên thỏathuận Sau khi giao hàng hóa cho khách hàng thì đại diện bên mua sẽ ký nhận vàochứng từ bán hàng và quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao cho khách hàng,hàng hóa được xác định là tiêu thụ

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: theo hình thức này

doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vậntải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm

đã được thỏa thuận Hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp thương mại Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặcgiấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa đãđược tiêu thụ

b Phương thức bán lẻ hàng hóa

Khái niệm: Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người

tiêu dùng hoặc tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chấttiêu dùng nội bộ

Trang 12

Đặc điểm: Hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu

dùng Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện Bán lẻ thường bánđơn chiếc hoặc với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định

Các phương thức bán lẻ hàng hóa:

- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung : là hình thức bán hàng mà trong đó việc

thu tiền ở người mua và giao hàng cho người mua tách rời nhau Theo hình thức này,mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách rồi viếthóa đơn, tích kê giao cho khách hàng để họ đến nhận hàng ở quầy do hộ tách rờinhau Theo hình thức này, mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thutiền của khách rồi viết hóa đơn, tích kê giao cho khách hàng để họ đến nhận hàng ởquầy do mậu dịch viên bán hàng giao

Hết ca hoặc ngày bán hàng thì mậu dịch viên căn cứ vào hóa đơn, tích kê giaohàng cho khách và kết quả kiểm kê hàng tồn quầy, xác định số lượng hàng đã bántrong ngày, trong ca là cơ sở cho việc lập báo cáo bán hàng Nhân viên thu tiền làmgiấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ

Do có sự tách rời việc mua hàng và thanh toán tiền hàng sẽ tránh được nhữngsai sót, mất mát hàng hóa và tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phân bổtrách nhiệm đến từng cá nhân cụ thể Tuy nhiên nó lại gây ra phiền hà cho kháchhàng về thời gian thủ tục nên chủ yếu hình thức này chỉ áp dụng trong việc bán cácmặt hàng có giá trị cao

- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp : Theo hình thức này,nhân viên bán hàng

trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách Cuối ngày hoặc hết ca bánhàng thì mậu dịch viên phải kiểm kê hàng hóa tồn quầy, xác định số lượng hàng đãbán trong ca, trong ngày để lập báo cáo bán hàng đồng thời lập giấy nộp tiền và nộptiền bán hàng cho thủ quỹ

Hình thức này khá phổ biến vì nó tiết kiệm được thời gian mua hàng của kháchhàng và tiết kiệm được lao động tại quầy hàng

- Hình thức bán hàng tự phục vụ : Theo hình thức này, khách hàng sẽ tự chọn

những hàng hóa mà mình cần sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiềnhàng, nhân viên thu tiền sẽ tiến hàng thu tiền và lập hóa đơn bán hàng

Trang 13

- Hình thức bán hàng trả góp : Theo hình thức này, người mua được trả tiền

mua hàng thành nhiều lần trong một thời gian nhất định và người mua phải trả chodoanh nghiệp bán hàng một số tiền lớn hơn số tiền giá bán trả tiền ngay một lần

c Phương thức bán hàng đại lý

Phương thức bán hàng đại lý là phương thức bán hàng mà trong đó doanhnghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gởi để các cơ sở này trựctiếp bán hàng Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho doanhnghiệp thương mại và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý Số hàngchuyển giao cho cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp thươngmại, đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiềnhàng thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành

1.1.2.2 Phương thức thanh toán

Sau khi giao hàng cho bên mua và được chấp nhận thanh toán thì bên bán cóthể nhận tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào sự tín nhiệm,thỏa thuận giữa hai bên mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp Hiện nay,các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng theo các phương thức thanh toán sau:

- Phương thức thanh toán trực tiếp

- Phương thức thanh toán chậm trả

Phương thức thanh toán trực tiếp

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từngười mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao.Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể bằng hàng hóa(nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng) Ở hình thức này sự vận động của hànghóa gắn liền với sự vận động của tiền tệ

Phương thức thanh toán chậm trả

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giaosau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa, do

đó hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng Nợ phải thu cần được hạchtoán quản lý chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán

Ở hình thức này, sự vận động của hàng hóa và tiền tệ có khoảng cách về không gian

và thời gian

Trang 14

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng

Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệpthương mại, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Vì vậy, để quản lý tốt nghiệp vụ này, kế toán bán hàng cần phải thựchiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Ghi chép và phản ánh chính xác kịp thời tình hình bán hàng của doanhnghiệp cả về số lượng, cả về giá trị theo từng nhóm hàng, mặt hàng

- Phản ánh và giám đốc chính xác tình hình thu tiền, tình hình công nợ vàthanh toán công nợ phải thu ở người mua

- Tính toán chính xác giá vốn của hàng hóa tiêu thụ, từ đó xác định chính xáckết quả bán hàng

- Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, trên

cơ sở đó có những biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh, giúp choban giám đốc nắm được thực trạng, tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp mình

và kịp thời có những chính sách điều chỉnh thích hợp với thị trường Định kỳ tiến hànhphân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu thập và phân phối kết quả của doanhnghiệp

1.2 Nội dung của kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại

1.2.1 Quy định kế toán bán hàng theo chuẩn mực Việt Nam

1.2.1.1 Chuẩn mực số 01 “Chuẩn mực chung”

Chuẩn mực được ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

- Cơ sở dồn tích:

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài doanh thu,chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểmthực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ

sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại vàtương lai

- Hoạt động liên tục:

Trang 15

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạtđộng liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt độnghoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác vớigiả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phảigiải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

- Phù hợp:

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận mộtkhoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việctạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo radoanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đếndoanh thu của kỳ đó

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính

kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

a Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

b Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

c Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

d Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhẳ năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng

về khả năng phát sinh chi phí

1.2.1.2 Chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho”

Chuẩn mực ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày

31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

Trang 16

- Phương pháp thực tế đích danh được áp dụng với doanh nghiệp có ít loại

mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

- Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính

theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàngtồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳhoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

- Phương pháp nhập trước – xuất trước: áp dụng dựa trên giả định là hàng

tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho cònlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá cảu lô hàng nhập kho ởthời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá củahàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

- Phương pháp nhập sau – xuất trước: áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn

kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối

kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giátrị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trịcảu hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồnkho

1.2.1.3 Chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

Chuẩn mực được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thảo mãn 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch;

Trang 17

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thuđược trong tương lai về gái trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãisuất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trịdanh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra daonh thu.Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch

vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặcthu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận vềthì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem traođổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

1.2.2 Kế toán bán hàng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC (Ban hành ngày

20 tháng 03 năm 2006)

Công ty TNHH DVKT Điện & Xúc tiến thương mại thực hiện kế toán hàngtồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ nên trong phạm vi tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận em xin trình bàyphần lý thuyết kế toán nghiệp vụ bán hàng theo phương pháp KKTX và tính thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT

Trang 18

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa

- Hóa đơn cước phí vận chuyển

- Hóa đơn thuê kho, bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong quá trình bán hàng

- Hợp đồng kinh tế với khách hàng

- Các chứng từ phản ánh tình hình thanh toán: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo

nợ, Giấy báo có của ngân hàng…

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Phản ánh doanh

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN trong kỳ

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ:

- Thuế XK, thuế TTĐB của số hàng tiêu thụ

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ

- Chiết khấu thương mại giảm giá cuối kỳ

- Giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ

- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả

Bên có:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ

Tài khoản này không có số dư

Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: phản ánh trị giá thực tế của số sản

phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ:

- Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ

- Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơnnăm trước

- Trị giá sản phẩm, hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồithường

Bên có:

Trang 19

- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa…đã tiêu thụ trong kỳ để xácđịnh kết quả kinh doanh

- Hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho của năm nay thấphơn năm trước

- Trị giá vốn của số hàng hóa, sản phẩm…đã tiêu thụ trong kỳ nhưng bịkhách hàng trả lại

Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanhnghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua hàng đãmua hàng của doanh nghiệp với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thươngmại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết về mua, bán hàng

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ: Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ

Bên có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh trong

kỳ sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”

Tài khoản này sử dụng để phản ánh doanh thu của số hàng hóa đã được xácđịnh là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, mẫu mã, quy cách mà người mua từchối thanh toán và trả lại cho doanh nghiệp

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ: Phản ánh doanh thu của số hàng hóa đã xác định tiêu thụ bị kháchhàng trả lại

Bên có: Cuối kỳ kết chuyển doanh thu của sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ bị trảlại trong kỳ sang tài khoản 511để xác định doanh thu thuần

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”

Tài khoản này được sử dụng để phản ánh khoản người bán giảm trừ cho ngườimua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc quá thời hạn ghi trên hợp đồnghoặc hàng hóa bị lạc hậu…

Kết cấu tài khoản:

Trang 20

Bên nợ: Phản ánh khoản giảm giá hàng bán

Bên có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng hóa phát sinh trong kỳ(tính theo doanh thu hàng bán) sang tài khoản 511để xác định doanh thu thuần

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”

 Ngoài ra, kế toán nghiệp vụ bán hàng còn sử dụng một số tài khoản sau:

a Kế toán nghiệp vụ bán buôn

Kế toán bán buôn qua kho

- Kế toán bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng

+ Kế toán ghi nhận doanh thu của hàng bán, ghi tăng TK 511: doanh thu bánhàng chưa có thuế GTGT, ghi tăng TK 333: số thuế GTGT đầu ra tương ứng, đồngthời ghi tăng TK tiền, khoản phải thu của khách hàng…(TK 111, TK 112, TK131…)

+ Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán, ghi tăng TK

632, ghi giảm TK 156: trị giá hàng xuất kho

+ Nếu hàng hóa bán có bao bì đi kèm tính giá riêng thì kế toán phản ánh trị giáthực tế xuất kho của bao bì (Bên có TK 153), và thuế GTGT đầu ra của bao bì đi kèm(Bên có TK 333), và phản ánh giá bán của bao bì đã có thuế vào bên nợ các TK liênquan: TK 111, TK 112, TK 131…

- Kế toán nghiệp vụ bán buôn theo hình thức gửi hàng cho khách hàng

+ Căn cứ vào Phiếu xuất kho, phản ánh trị giá thực tế của hàng xuất kho gửi đibán, ghi tăng TK 157 và ghi giảm TK 156: trị giá hàng xuất kho

+ Nếu có bao bì đi kèm tính giá riêng thì trị giá của bao bì thì ghi tăng TK 138

và ghi giảm TK 153 (1532): trị giá thực tế xuất kho của bao bì

Trang 21

+ Nếu phát sinh chi phí trong quá trình gửi bán:

Trường hợp doanh nghiệp chịu thì ghi tăng TK 641: giá chưa thuế, tăng TK133(1331): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, và giảm các TK tiền và phải trả ngườibán…(TK 111, 112,331…)

Trường hợp chi phí gửi ghi giảm các TK 111, 112, 331

- Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghi nhậndoanh thu:

+ Kế toán xác định doanh thu bán hàng, ghi tăng TK 511: doanh thu bán hàngtheo giá bán chưa có thuế GTGT, tăng TK 333 (3331): phản ánh thuế GTGT đầu ra,

và ghi tăng TK tiền, phải thu của khách hàng…(TK111, 112, 131…)

+ Đồng thời, kết chuyển giá vốn của hàng gửi đi bán đã xác định là tiêu thụ ghităng TK 632, và ghi giảm TK 157

+ Nếu lô hàng gửi bán được xác định tiêu thụ có bao bì đi kèm tính giá riêngthì ghi giảm TK 138: trị giá xuất kho của bao bì chưa có thuế GTGT, tăng TK 333:thuế GTGT đầu ra (nếu có), và ghi tăng TK tiền, các khoản phải thu… (TK 111, 112,131…): tổng giá đã bán có thuế

+ Thu tiền chi phí trả thay nếu có, phản ánh vào bên nợ các TK 111,112,131 vàbên có TK 138

Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng

- Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba+ Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kếtoán ghi nhận doanh thu bán hàng, ghi tăng TK 511: doanh thu bán hàng theo gáichưa thuế GTGT, tăng TK 333: thuế GTGT đầu ra, và tăng TK tiền, các khoản phảithu…(TK 111, 112, 131…)

+ Đồng thời, dựa vào hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) do nhà cungcấp lập, phản ánh trị giá vốn hàng ghi tăng TK 632, tăng TK 133 TK l ghi giảm cácTK: TK 111,112,331…

+ Nếu hàng mua bán giao tay ba có bao bì đi kèm tính giá riêng thì kế toán ghităng các TK liên quan: TK 111, 112, 131 với giá thanh toán với khách hàng đã cóthuế GTGT, tăng TK 133: Thuế GTGT đầu vào của bao bì (nếu có), và ghi giảm các

Trang 22

TK liên quan: TK 111, 112, 331 với giá thanh toán cho nhà cung cấp, giảm TK 333:Thuế GTGT đầu ra của bao bì (nếu có).

- Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng+ Khi doanh nghiệp mua hàng sau đó chuyển đi bán, căn cứ vào hóa đơnGTGT của nhà cung cấp và phiếu gửi hàng đi bán, kế toán hạch toán trị giá mua chưathuế của hàng vận chuyển thẳng vào bên Nợ TK 157, bên Nợ TK 133: Thuế GTGTđầu vào (nếu có), và hạch toán vào bên Có các TK liên quan: TK 111, 112, 331 vớitổng giá thanh toán

+ Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi nhận doanh thu bánhàng chưa có thuế GTGT ghi tăng TK 511: theo giá chưa thuế, tăng TK 333: thuếGTGT đầu ra, và ghi tăng các TK: TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán

+ Đồng thời, phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán, ghi tăng TK 632, ghi giảm

TK 157

Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn

- Kế toán chiết khấu thanh toán hàng bán

Khi thanh toán có phát sinh khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng dokhách hàng thanh toán tiền hàng sớm trước thời hạn ghi trong hợp đồng, phù hợp vớichính sách bán hàng mà doanh nghiệp đã quy định, kế toán hạch toán số chiết khấukhách hàng được hưởng vào bên nợ TK 635, số tiền thu thực của khách hàng vào bên

nợ TK 111, 112, và hạch toán tổng số tiền phải thu vào bên có TK 131

- Kế toán chiết khấu thương mại

Trường hợp bán buôn có phát sinh chiết khấu thương mại giảm trừ cho kháchhàng, kế toán hạch toán số chiết khấu thương mại cho khách hàng vào bên nợ TK

521, số thuế GTGT đầu ra tính trên khoản CKTM vào bên nợ TK 333 (3331), và tổng

số tiền phải giảm trừ vào bên có các TK liên quan: TK 111, 112, 131

- Kế toán giảm giá hàng bán

Trường hợp phát sinh giảm giá hàng bán, kế toán phản ánh khoản giảm giá chokhách hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT vào TK 532, thuế GTGT đầu ra tínhtrên khoản giảm giá vào bên Nợ TK 333 (33311), tổng số tiền giảm giá vào bên cócác TK liên quan: TK 111, 112, 131

- Kế toán hàng bán bị trả lại

Trang 23

+ Trường hợp bán buôn có phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán phản ánhdoanh thu hàng bán bị trả lại chưa có thuế GTGT vào bên nợ TK 531, Thuế GTGTcủa hàng bán bị trả lại vào bên nợ TK 333 (3331), giá thanh toán hàng bán bị trả lạivào bên có TK 111, 112, 131.

+ Nếu đơn vị chuyển về nhập kho, kế toán ghi giảm giá vốn hàng bán bị trả lạivào bên có TK 632, và ghi tăng hàng hóa nhập kho vào bên Nợ TK 156

+ Nếu đơn vị chưa chuyển về nhập kho, kế toán ghi giảm giá vốn hàng bán bịtrả lại vào bên có TK 632, và phản ánh số hàng bán bị trả lại trên TK 157

 Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và chiếtkhấu thương mại vào TK 511 để xác định doanh thu thuần

- Kế toán hàng thừa thiếu trong quá trình bán

+ Trường hợp hàng gửi đi bán phát sinh thiếu hàng hóa chưa xác định rõnguyên nhân, kế toán chỉ phản ánh doanh thu theo số tiền bên mua chấp nhận thanhtoán, phản ánh trị giá số hàng thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân vào bên nợ TK 138(1381), và bên có TK 157

+ Trường hợp phát sinh thừa hàng hóa chưa xác định nguyên nhân, kế toán chỉphản ánh doanh thu theo hóa đơn bên mua đã chấp nhận thanh toán, phản ánh trị giá

số hàng thừa vào bên Nợ TK 157, và bên có TK 338 (3381)

b Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa

- Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa của mậu dịchviên Kế toán xác định giá bán chưa thuế, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã tiêu thụ

+ Trường hợp, số tiền mậu dịch viên thực nộp phù hợp với doanh số bán ra, kếtoán ghi tăng TK 511: doanh thu bán hàng chưa thuế, tăng TK 333(3331): thuếGTGT đầu ra vào¸ tăng TK tiền…TK 111, 113

+ Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng

kê bán lẻ hàng bán, dịch vụ thì mậu dịch viên phải bồi thường, kế toán phản ánh tăng

TK 511: doanh thu chưa thuế, tăng TK 333 (3331): thuế GTGT đầu ra của hàng hóa

đã bán, tăng TK tiền…(TK 111, 113): số tiền mậu dịch viên thực nộp, tăng TK138(1381): số tiền mậu dịch viên nộp thiếu

+ Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng

kê bán hàng hóa, dịch vụ thì khoản tiền thừa được ghi nhận vào thu nhập khác làm

Trang 24

tăng TK 711, phản ánh tăng TK 511: doanh thu bán hàng chưa thuế, tăng TK 333(3331): thuế GTGT đầu ra, tăng TK 111, 113: số tiền mậu dịch viên thực nộp.

- Đồng thời xác định trị giá vốn của số hàng đã tiêu thụ, ghi tăng TK 632, ghigiảm TK 156

c Kế toán nghiệp vụ đại lý

Kế toán ở bên giao đại lý

- Khi đơn vị giao hàng hóa cho cơ sở nhận đại lý:

+ Nếu xuất kho để giao cho đại lý, kế toán ghi nhận giá trị thực tế xuất kho vàobên nợ TK 632, có TK 156

+ Nếu mua giao thẳng cho cơ sở nhận đại lý, kế toán hạch toán ghi tăng TK157: giá mua chưa thuế, tăng TK 133: số thuế GTGT đầu vào, ghi giảm TK tiền,khoản phải trả: TK 111, 112, 331

- Nếu phát sinh các khoản chi phí trong quá trình gửi hàng đại lý

+ Nếu doanh nghiệp chịu ghi tăng TK 641: chi phí chưa thuế GTGT vào, tăng

TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giảm TK tiền, khoản phải trả… TK 111,

TK 133: số thuế GTGT của hoa hồng đại lý, và ghi tăng TK 111, 112: tổng số tiềnthực nhận theo giá thanh toán

+ Trường hợp hoa hồng trả theo định kỳ (đơn vị nhận địa lý không khấu trừngay tiền hoa hồng ), kế toán ghi tăng TK 111, 112, 131, ghi tăng TK 511: giá bánchưa thuế GTGT, tăng TK 333 (3331): số thuế GTGT đầu ra (nếu có)

Khi tính và thanh toán tiền hoa hồng cho cơ sở nhận địa lý, kế toán ghi nợ TK641: khoản hoa hồng phải trả, nợ TK 133, ghi có cho TK 111, 112

Trang 25

- Đồng thời, xác định trị giá vốn hàng gửi đại lý đã xác định là tiêu thụ, ghităng TK 632, giảm TK 157.

Kế toán ở đơn vị nhận bán đại lý

- Khi nhận hàng do cơ sở đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bản giao nhận,

kế toán phản ánh trị giá hàng hóa nhận đại lý vào bên nợ TK 003

- Khi bán được hàng hóa

+ Trường hợp doanh nghiệp khấu trừ ngay tiền hoa hồng được hưởng, kế toánhạch toán số tiền hoa hồng được hưởng vào bên có TK 511, thuế GTGT tính trên hoahồng vào bên có TK 333 (3331), số tiền phải trả cho bên giao đại lý vào bên có TK

331, và tổng số tiền thu theo giá thanh toán vào bên Nợ TK 111, 112

+ Trường hợp doanh nghiệp chưa khấu trừ tiền hoa hồng được hưởng, kế toánphản ánh tổng số tiền theo giá thanh toán vào bên nợ TK 111, 112, bên có TK 331

Khi tính và thanh toán tiền hoa hồng, kế toán ghi nhận doanh thu làm tăng TK511: số tiền hoa hồng được hưởng, tăng TK 333 (3331): thuế GTGT đầu ra tính trênhoa hồng, và ghi tăng TK 111, 112

- Đồng thời, kế toán ghi nhận trị giá hàng hóa nhận đại lý đã tiêu thụ vào bên

- Kế toán xác định trị giá hàng xuất bán vào bên tăng TK 632, bên giảm TK 156

- Định kỳ thu nợ của khách hàng , ghi tăng TK 111, 112, ghi giảm TK 131

- Đồng thời, ghi nhận lãi trả góp từng kỳ, ghi tăng TK 515: doanh thu hoạtđộng tài chính, ghi tăng TK 338 (3387)

e Kế toán các trường hợp phát sinh trong quá trình bán hàng.

 Trường hợp xuất hàng hóa để trả lương cán bộ công nhân viên

Trang 26

Khi xuất hàng trả lương, kế toán ghi tăng TK 512 “Doanh thu nội bộ”: theo giávốn, ghi tăng TK 333 (33311): thuế GTGT đầu ra, và ghi tăng TK 334: giá thực tếcủa hàng hóa.

Đồng thời xác định trị giá vốn hàng xuất kho vào bên tăng TK 632, ghi giảm

TK 156

 Trường hợp xuất hàng hóa ra để đổi lấy hàng hóa khác

- Trường hợp xuất hàng hóa ra để đổi lấy hàng hóa khác cùng loại, cùng giá thì

kế toán viên vẫn lập hóa đơn phản ánh hàng đổi hàng nhưng không ghi nhận doanh thu

- Hàng hóa xuất ra để đổi lấy hàng hóa khác loại, khác giá

+ Đơn vị nhận hàng trước rồi mới trả hàng sau, hàng hóa coi như mua chịu, kếtoán ghi tăng TK 156, 157: giá hợp lý của hàng hóa nhận về theo giá chưa có thuế,ghi tăng TK 133 (1331): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi tăng TK 331: tổnggiá thanh toán

+ Khi trả hàng, kế toán ghi tăng TK 511: doanh thu theo giá trị hợp lý chưathuế GTGT của hàng hóa đem đi trao đổi, tăng TK 333 (33311): số thuế GTGT đầu

ra của số hàng đem đi trao đổi, ghi tăng TK 331: tổng số tiền thanh toán

Đồng thời, ghi nhận trị giá vốn hàng xuất trao đổi bên tăng TK 632, giảm TK 156

- Đơn vị giao hàng trước rồi mới nhận hàng sau, thì hàng hóa coi như bánchịu

+ Khi giao hàng, kế toán ghi tăng TK 511: doanh thu chưa thuế GTGT theo giáhợp lý của hàng đem đi trao đổi, tăng TK 333 (33311): thuế GTGT đầu ra

+ Đồng thời ghi nhận trị giá vốn của hàng xuất trao đổi vào bên tăng TK 632,ghi giảm TK 156

+ Khi nhận hàng, kế toán ghi tăng TK 156, 157 theo giá hợp lý của hàng nhận

về theo giá chưa thuế GTGT., ghi tăng TK 133 (1331): thuế GTGT của số hàng nhận

về, ghi giảm TK 131: tổng giá thanh toán

 Xuất hàng hóa…để tiêu dùng nội bộ không phục vụ mục đích kinh doanh,biếu tặng, quảng cáo, trả thưởng cho người lao động…lập hóa đơn GTGT, kế toánghi nhận doanh thu nội bộ ghi tăng TK 512 (5121): theo giá vốn, ghi tăng TK 333(33311), ghi tăng cho TK 641, 642, 431…

Trang 27

Đồng thời, phản ánh trị giá vốn của hàng xuất dùng vào bên tăng TK 632, ghigiảm TK 156.

 Xuất hàng hóa, thành phẩm…phục vụ cho mục đích khuyến mại: Lập hóađơn GTGT và giá ghi trên hóa đơn là giá của sản phẩm, hàng hóa cùng loại hoặctương đương tại thời điểm phát sinh., ghi tăng TK 512 (5121): doanh thu nội bộ,theogiá bán, ghi tăng TK 333 (33311), ghi tăng TK 641, 642

Đồng thời, phản ánh trị giá vốn của hàng xuất dùng, ghi tăng TK 632, ghi giảm

- Sổ nhật ký thu tiền: Dùng để tập hợp các nghiệp vụ thu tiền ở doanh nghiệpbao gồm tiền mặt và cả TGNH Sổ nhật ký thu tiền được mở riêng cho từng tài khoảntiền mặt, TGNH và có thể theo dõi theo từng loại tiền

- Sổ cái: Kế toán mở sổ cái cho các tài khoản: 511, 512, 521, 531, 532, 632,

156, 111…

- Sổ chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết theo từng mặthàng và nhóm hàng

b Hình thức nhật ký chứng từ

Theo hình thức này kế toán sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ nhật ký chứng từ số 8: Dùng để tập hợp số phát sinh bên có của các TK

511, 521, 531, 532, 632, 131 Sổ này ghi vào cuối tháng, căn cứ vào các bảng kê số 1,

Trang 28

- Sổ chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết theo từng mặthàng, từng nhóm hàng, sổ chi tiết thanh toán người mua…

c Hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái

Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào nhật ký – sổcái theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế Số liệu trên nhật ký – sổ cái dùng

để lập báo cáo tài chính Hình thức này dùng các loại sổ kế toán sau: Nhật ký- sổ cái,

Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi tiết thanh toán với người mua

d Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ vào các chứng từ ban đầu để ghi

sổ kế toán tổng hợp là “ chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm đi theotrình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổcái Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng theo số thứ tự trong

sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, có chứng từ kế toán đi kèm và phải được kế toán trưởngduyệt trước khi ghi sổ kế toán

Kế toán bán hàng theo hình thức này sử dụng các loại sổ sau: Sổ đăng kýchứng từ ghi sổ, Sổ cái, Sổ chi tiết bán hàng, chi tiết thanh toán, Chứng từ ghi sổ

e Hình thức kế toán trên máy vi tính

Công việc kế toán được thực hiện theo một phần mềm kế toán trên máy vi tính.Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong những hình thức kếtoán hoặc kết hợp các hình thức kế toán theo quy định Phần mềm kế toán được thiết

kê theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức đó nhưng không bắtbuộc phải hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

Trang 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN ĐÈN ĐIỆN TẠI CÔNG TY

TNHH DVKT ĐIỆN & XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến công tác kế toán bán hàng.

2.1.1 Tổng quan tình hình về kế toán bán hàng ở Việt nam hiện nay.

Đề tài nghiên cứu về kế toán bán hàng đã được rất nhiều người nghiên cứu ởnhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhưng các đề tài này đều nêu lên được nhữngvấn đề chung nhất về lý luận kế toán bán hàng ở các DNTM, sự vận dụng nhữngchuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành có liên quan, và phát hiện ra những mặt ưuđiểm cũng như hạn chế trong công tác kế toán bán hàng ở đơn vị nghiên cứu

Em xin đưa ra một số bài viết trên tạp chí kế toán kiểm toán cũng như một số

đề tài nghiên cứu công tác kế toán bán hàng ở các đơn vị của một số anh chị đi trước

đã thực hiện:

Bài viết “Vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với ghi nhận doanh thu trong

Kế toán” của TS Lê Văn Liên –THS Nguyễn Thị Hồng Vân (Theo Tạp chí Kế toán)

năm 2008 Trích nội dung bài viết về cơ sở của nguyên tắc thực hiện:

“Theo nguyên tắc thực hiện thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định là

“thực hiện” phải thỏa mãn hai điều kiện: Doanh thu đạt được và có thể xác định Về

cơ bản, doanh thu được coi là đạt được khi đơn vị kế toán hoàn thành hoặc gần hoànthành những công việc cần phải thực hiện đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ẽ cungcấp cho khách hàng để nhận được lợi ích kinh tế tương ứng với doanh thu Doanh thuđược coi là có thể xác định khi thu được tiền hàng hoặc có quyền pháp lý thu tiềntương ứng với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán được…Vận dụng nguyên tắc thựchiện để ghi nhận doanh thu trong trường hợp bán hàng qua đại lý thì doanh thu sẽđược ghi nhận vào ngày bên đại lý bán được hàng (tiêu chuẩn bán hàng sẽ là ngàyhàng gửi bán đại lý được xác định là tiêu thụ) Vận dụng nguyên tắc thực hiện để ghinhận doanh thu trong trường hợp bán hàng trả góp, Doanh thu sẽ được ghi nhận vàongày hàng hóa được giao cho bên mua Như vậy, doanh thu bán hàng trả góp đượcghi nhận trên cơ sở tiêu chuẩn bán hàng”

Từ khóa » Khóa Luận Tốt Nghiệp đại Học Thương Mại