Khoa Nhi - Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương

  • Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
  • Khoa Nhi
Khoa Nhi Khoa Nhi              Trưởng khoa:                                 BS CKI             Đào Thị Kim Ngân               Điều dưỡng trưởng khoa:           CNĐD Võ Thị Gái Tư                                            Các nhân viên:                                         Đinh Minh Tuấn                     BSCKI             Nguyễn Thị Thùy Trang         BS            Trần Huyền Kỳ Duyên            BS             Nguyễn Huỳnh Kim Chiến     BS             Lê Thị Thắm                          BS            Trần Thị Diễm Châu              CNHS             Nguyễn Ngọc Bích               CNĐD             Lê Thị Minh                          CNĐD             Hoàng Thị Thùy Linh           ĐDTH             Phan Thị Yến                      CNĐD             Huỳnh Thị Lệ  Trú               ĐDTH             Hồ Thị Thùy Linh                CĐĐD            Lê Thị Kim Nguyên             CNĐD           Nguyễn Thị Thanh Hiền       CĐĐD           Lê Hoàng Trương                CĐĐD          Nguyễn Khánh Linh              CNĐD          Nguyễn Thị Bích Ngọc         CĐĐD          Phạm Thị Dung                    CĐĐD          Phạm Thị Ngọc Bích            CNĐD          Nguyễn Thị Mộng Ngoan     CNĐD          Nguyễn Thị Hậu                   ĐDTH          Nguyễn Thị Cẩm Nhung      CĐĐD                                       XUẤT HUYÊT PHỔI Ở BỆNH NHI SƠ SINH                                   Bs Trần Hồng Hải                                              (Tổng hợp) Tiền sảnh khoa Nhi 81 Ngô Quyền - Tp TDM Lời nói đầu: xuất huyết phổi sơ sinh tuy ít gặp song diễn biến thường nhanh và nặng nề, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ tử vong cao. Để cứu sống các trường hợp xuất huyết phổi sơ sinh, đòi hỏi ê kíp bác sỹ (BS), điều dưỡng (ĐD) phải nắm chắc triệu chứng, hiểu biết về cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán nhanh, điều trị chính xác. Ngày 22/1/2016 vừa qua, các BS sản khoa phối hợp Bs nhi khoa BV Phụ Sản Nhi bình Dương đã cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhi sơ sinh bị chứng xuất huyết phổi (con bà Nguyễn Thị H. địa chỉ: KP Cao Bình, Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng). Sau 24 giờ hồi sức tích cực tại Đơn nguyên cấp cứu sơ sinh của BV Phụ Sản Nhi Bình Dương, cháu bé đã qua cơn nguy kịch và được chuyển tới BV nhi đồng II. Cháu bé đã khỏi và ra viện sau hơn 2 tháng điều trị. Sự thành công của của ca cấp cứu này không những khẳng định sự lớn mạnh trong công tác cấp cứu nhi sơ sinh của các BS BV Phụ Sản Nhi Bình Dương, mà còn tạo động lực và niềm tin cho các BS, ĐD sử dụng thiết bị công nghệ cao trong công tác cấp cứu sơ sinh tại BV. Trong những năm 1960 và 1970, xuất huyết phổi (Pulmonary hemorrhage – viết tắt là P-hem hay PH) xảy ra chủ yếu ở trẻ đủ tháng, tỷ lệ mắc là 1,3 trên 1000 trẻ đẻ sống, yếu tố nguy cơ bao gồm mẹ nhiễm độc thai nghén, nghiện cocain, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhiễm trùng, còn ống thông động mạch (PDA), rối loạn đông máu và các trường hợp ngạt chu sinh cần thiết phải hỗ trợ hô hấp. Hiện nay, xuất huyết phổi (P-hem) xảy ra khoảng 30 đến 50 trên 1000 trẻ sinh non tháng với hội chứng suy hô hấp nặng (RDS), thường là trên trẻ còn ống thông động mạch, sử dụng surfactant ngoại sinh (Wilswell 2001 ). Xuất huyết phổi (P-hem) có mặt trong 7-10% các khám nghiệm tử thi sơ sinh, nhưng lên đến 80% của khám nghiệm tử thi trẻ sơ sinh rất non tháng.   Lồng ấp dưỡng nhi Mặc dù cơ chế bệnh sinh là không chắc chắn, nguyên nhân nhấn mạnh của xuất huyết phổi được cho là một sự gia tăng nhanh chóng lưu lượng máu phổi do còn ống động mạch, điều này làm tăng áp lực mao mạch phổi dẫn đến phù phổi, và sau đó là xuất huyết vào phổi kẽ và khoang phế nang. Có tác giả thấy rằng yếu tố quan trọng nhất dẫn đến xuất huyết phổi là suy tâm thất trái cấp tính do ngạt ( Cole 1973 ). Rối loạn đông máu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này, nhưng dường như không thể là yếu tố khởi đầu . Các yếu tố góp phần cho xuất huyết phổi xuất hiện là nồng độ thấp của protein huyết tương, tổn thương phổi, tăng thể tích máu…   Phòng dưỡng nhi Sự khởi đầu lâm sàng của xuất huyết phổi được đặc trưng bởi sự nhuốm máu chất dịch từ mũi và miệng hoặc ống nội khí quản, sự đậm đặc của máu gia tăng nhanh chóng, có liên quan đến tình trạng xấu đi nhanh chóng của hô hấp, tím tái da niêm, và trong trường hợp nặng dẫn đến sốc. X quang thấy hình ảnh loang lổ đến mờ hoàn toàn phế trường. Điều trị ngay lập tức của xuất huyết phổi bao gồm đặt nội khí quản, hút qua nội khí quản, oxy và thông khí áp lực dương. Để hỗ trợ cho giảm xuất huyết phổi, áp lực đường thở nên được tăng lên, hoặc bằng một thông khí áp lực dương (PEEP) tương đối cao (6-10 cm nước) hoặc bằng thông khí tần số cao; sửa chữa những bất thường cơ bản, như rối loạn đông máu chẳng hạn. Khi mất máu quá nhiều, truyền máu kịp thời là cần thiết để duy trì khối lượng máu lưu thông và giúp thoát sốc. Kết quả điều trị khỏi phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân của xuất huyết phổi (P-hem). Tỷ lệ tử vong là 50%.   Chích ngừa  Buồng bệnh nhi nội trú Phòng chờ khám trẻ em bệnh lý     Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
  • Ban Giám Đốc
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tổ chức - Tài vụ
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Điều Dưỡng
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Chẩn đoán
  • Khoa Nhi
  • Khoa Hiếm muộn vô sinh
  • Khoa Phụ - KHHGĐ
  • Khoa Sanh
  • Khoa Hậu sản - Hậu phẫu
  • Khoa Cấp cứu - Phẫu thuật
  • Khoa Dược
  • Khoa Phòng Chống Nhiễm Khuẩn
  • Khoa Xét Nghiệm
  • Trang chủ
  • Lịch tiêm ngừa
  • KHOA HIẾM MUỘN - VÔ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÌNH DƯƠNG
  • Hỏi & Đáp
  • Bảng giá viện phí
  • Giới thiệu
  • Lịch làm việc
  • Dịch Vụ
  • Ban Giám Đốc
  • Đào tạo
  • Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Dành cho khách hàng
  • Đăng ký khám bệnh
  • Liên hệ

Từ khóa » Nhi đồng 2 Bình Dương