Khoa Nội Là Gì? Danh Mục Các Bệnh Nội Khoa
Có thể bạn quan tâm
Khoa nội là gì?
Khoa nội ( tên Tiếng Anh Internal Medicine Department) là tên gọi để chỉ một phân ngành điều trị bệnh bên trong cơ thể, phương pháp điều trị nội khoa thường không liên quan đến phẫu thuật mà chủ yếu sẽ dùng thuốc. Nhưng hầu hết bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến bệnh mà bác sĩ đưa ra tư vấn phù hợp hơn về phương pháp điều trị.
Một số chuyên ngành nội khoa bao gồm: Nội hô hấp, nội tim mạch, nội tiêu hóa, nội tiết, lão khoa, huyết học, bệnh da liễu, bệnh nhiệt đới, viêm gan, nội thận, nội ung bướu, khoa hô hấp, phong thấp…
Ngoài ra, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, điều trị nội khoa còn bao gồm cả một số can thiệp khác như: chụp mạch vành, can thiệp mạch máu, đốt khối u...
Bác sĩ nội khoa cần có kỹ năng trong việc quản lý các bệnh nhân có quá trình bệnh không rõ ràng hoặc nhiều bệnh cùng lúc. Bác sĩ nội khoa chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhập viện và có thể đóng một vai trò chính trong giảng dạy và nghiên cứu.
Bác sĩ khoa nội thường tách thành các chuyên môn riêng biệt về các bệnh tật ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc hệ thống cơ quan nhất định. Vì các bệnh nhân nội khoa thường bị bệnh nặng hoặc cần điều tra phức tạp, bác sĩ nội khoa chủ yếu làm việc trong bệnh viện.
Nhiệm vụ khoa nội là gì
- Khoa nội thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, cấp cứu, điều trị các loại bệnh lý nội khoa như gan, mật, truyền nhiễm và nhiệt đới cho tất cả mọi người nhằm mục đích cuối cùng là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Tư vấn điều trị cho người bệnh hoặc người thân của bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến những bệnh lý nội khoa, gan, mật, truyền nhiễm...
- Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng;
- Ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào chẩn đoán, khám và điều trị bệnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc Bệnh viện.
Khám nội khoa là khám gì?
Khoa nội sẽ thực hiện các dịch vụ khám sức khỏe cơ thể tổng quát, cụ thể chẩn đoán và điều trị các bệnh lý như tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp... Khi bạn có các triệu chứng khó chịu mà chưa rõ nguyên nhân là do đâu thì các bác sĩ nội khoa sẽ là người thực hiện khám lâm sàng và đưa ra kết quả chẩn đoán để phát hiện những điều khác thường trong cơ thể nhằm có phương pháp điều trị thích hợp.
Như bạn đã biết các bác sĩ chuyên khoa chỉ khám tập trung điều trị cho một cơ quan trong cơ thể như tim mạch, da liễu… thì bên cạnh đó các bác sĩ khoa nội sẽ điều trị tổng quát nhiều bệnh khác nhau hoặc có thể cùng lúc gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau như: các bệnh rối loạn miễn nhiễm (luput ban đỏ, phù cứng bì, ảnh hưởng đến thần kinh da, phổi, thận và các bộ phận khác..
Các chuyên ngành thăm khám của khoa nội rất đa dạng chẳng hạn như:
- Dị ứng
- Nội tiết
- Khoa hô hấp
- Nội ung bướu
- Nội tim mạch
- Miễn dịch học
- Phong thấp
- Khoa tiêu hóa
- Bệnh lây nhiễm
- Nội thận
Các bác sĩ nội khoa còn rất giàu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan truyền nhiễm, lao phổi, ký sinh trùng, am hiểu các lĩnh vực chuyên khoa phụ về tim mạch, phổi, thận và huyết học…
>> Tìm hiểu về Ngành Răng - Hàm - Mặt để có cái nhìn tổng quát hơn về ngành.
Các phương pháp được dùng trong chẩn đoán nội khoa
Hiện nay có hai công cụ chính được dùng trong chẩn đoán nội khoa là khám lâm sàng cho người bệnh và hỏi tiền sử người bệnh. Đó chính là hai yếu tố cần thiết trong nội khoa. Trong quá trình khám các bác sĩ nội khoa sẽ ghi chép tỉ mỉ đặc điểm mô tả tình trạng, diễn biến bệnh, các dấu hiệu thể chất… nhằm đưa ra các gợi ý quan trọng để chẩn đoán bệnh.
Tiền sử bệnh lý sẽ có liên quan rất nhiều đến tình hình của người bệnh. Điều này giúp các bác sĩ ghi nhận và lưu ý các triệu chứng bệnh lý mà người bệnh có thể bỏ sót. Cùng với đó các bác sĩ khoa nội sẽ kết hợp với những phương pháp thăm khám lâm sàng để chẩn đoán chính xác hơn các bệnh lý nội khoa mà người bệnh đang mắc phải.
Ngoài ra bác sĩ có thể dùng phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc thử máu quá hình ảnh siêu âm, nội soi, chụp X - quang tim phổi, đại tràng, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp não, nội soi dạ dày, đại tràng... Tùy vào mục đích khám và tầm soát bệnh lý mà khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ khám cụ thể. Khám nội khoa có thể phát hiện và tầm soát được bệnh lí về gan.
Việc sử dụng các phương pháp chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, khoanh vùng bệnh hoặc loại trừ bệnh. Tuy nhiên có những phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn như sinh thiết, chọc dò tủy sống, chọc dò dịch não tủy hoặc cấy muối vi sinh thiết nếu có nghi ngờ người bệnh đang mắc các bệnh lý nguy hiểm và phức tạp.
>> Thí sinh Nên học Đa khoa hay Răng - Hàm - Mặt để có cơ hội việc làm cao?
Các phương pháp điều trị nội khoa
Khoa nội chủ yếu tập trung và điều trị bằng thuốc như kháng sinh, steroid hay các loại thuốc khác. Nhưng cũng có những lúc cần sử dụng đến can thiệp bằng phẫu thuật. Những trường hợp như vậy thì các bác sĩ nội khoa sẽ kết hợp cùng với các bác sĩ ngoại khoa như chỉnh hình, tim mạch, phẫu thuật tổng quát để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.
Ngày nay các phương pháp điều trị nội khoa cũng đa dạng hơn chứ không chỉ dừng lại ở điều trị bằng thuốc chẳng hạn như: chụp mạch vành, đốt khối u, can thiệp mạch máu…
Như vậy thông tin được Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về nội khoa đã phần nào giải đáp được các thắc mắc ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc thì hãy liên hệ trực tiếp với các y bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có được hướng dẫn phù hợp nhất.
Từ khóa » Nôi Khoa
-
Nội Khoa Là Gì? Những điều Cần Biết Về Khoa Nội
-
Nội Khoa – Wikipedia Tiếng Việt
-
HIỂU ĐÚNG VỀ CÁC BỆNH NỘI KHOA
-
Khoa Nội Tổng Quát - CarePlus
-
Khám Tại Nhà Nội Khoa Là Khám Những Gì?
-
Nội Tổng Hợp - Khoa Lâm Sàng Hiện đại Bậc Nhất Tại BVĐK Tâm Anh
-
Bác Sĩ Nội Khoa Và Những Thông Tin Bạn Cần Biết
-
Nội Khoa
-
Khoa Nội Tổng Hợp – Nội Tiết
-
Khoa Noi - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp
-
Khoa Nội Tổng Quát - Bệnh Viện Đông Đô
-
Điều Trị Nội Khoa - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÒA BÌNH
-
Nội Khoa - ISofHcare