Khoa Nội Thần Kinh Là Gì? Hiểu Biết để Phòng Bệnh Nội Thần Kinh
Có thể bạn quan tâm
1. Bạn biết khoa nội thần kinh là gì chưa?
Các thuật ngữ y học thường là những thuật ngữ rất khó để hiểu bởi ngành y có rất nhiều từ ngữ chuyên ngành mà người trong ngành phải trải qua một quá trình đào tạo rất khắt khe mới có thể nắm hết được. Thậm chí khi học chuyên môn, mỗi người một chuyên khoa để nhớ hết từ chuyên ngành của khoa mình đã khó vì thế việc biết hết các từ khoa khác là một điều không dễ dàng. Thế nhưng tên của từng khoa thì chắc chắn không thể không biết.
Nhắc tới chuyên khoa nội thần kinh người trong ngành ai cũng biết đây là một khoa nằm trong chuyên khoa thần kinh và là một phần chuyên sâu hơn của chuyên khoa Thần kinh. Y học chia khoa thần kinh thành hai chuyên khoa là Ngoại thần kinh và Nội thần kinh. Nếu chuyên khoa ngoại thần kinh là khoa phẫu thuật thần kinh có nhiệm vụ khám, chuẩn đoán, điều trị những bệnh thần kinh, não bộ như: sọ não, cột sống, tủy sống thì chuyên khoa nội thần kinh là nơi theo dõi và điều trị các bệnh lý thần kinh có thể điều trị bằng thuốc không cần sự can thiệp của máy móc, thiết bị y tế hiện đại. Một điểm khác với chuyên khoa ngoại thần kinh là nơi chuyên theo dõi và điều trị các bệnh lý thần kinh cần đến sự can thiệp ngoại khoa như mổ u não, chấn thương sọ não,…
Xem thêm: Bảng mô tả công việc điều dưỡng và vấn đề xung quanh nghề
2. Đến khoa nội thần kinh khám gì?
2.1. Nội thần kinh gồm những bệnh gì?
Thần kinh học là một chuyên ngành y học chuyên nghiên cứu về sự rối loạn của hệ thần kinh về phương diện cấu trúc, chức năng trong hoàn cảnh bình thường cũng như trong hoàn cảnh rối loạn, bệnh lý,… Được sự hỗ trợ của những tiến bộ về khoa học – kỹ thuật, nhất là những tiến bộ về lý sinh, hóa sinh, về điện toán, khoa học nghiên cứu về thần kinh học cũng được đẩy lên một tầm cao mới. Tổng thể ngành thần kinh học sẽ nghiên cứu điều trị những bệnh chủ yếu làm rối loạn hoạt động thần kinh mà căn bản là những hoạt động phản xạ không điều kiện làm cản trở sự thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài. Và đảm nhận chức năng khám, chuẩn đoán, tư vấn và điều trị chuyên sâu những bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh là chuyên khoa Nội thần kinh.
Các bệnh lý được điều trị tại chuyên khoa nội thần kinh phổ biến rất thường gặp ở con người nhất là trong môi trường sống với nhiều áp lực đè nén từ học hành, công việc, gia đình và những câu chuyện tình cảm phức tạp như ngày nay. Có một điều chắc chắn rằng trong số chúng ta ai cũng từng bị chứng bệnh đau đầu hành hạ. Những cơn đau đầu xảy ra thường xuyên có thể là một trong những dấu hiệu của căn bệnh nghiêm trọng nào đó thúc dục bạn cần đặt một cuộc hẹn gặp bác sĩ để khám tìm ra nguyên nhân để tìm phương hướng điều trị. Cơn đau đầu có thể gây bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau: thần kinh, tâm thần, các bệnh nội khoa, các bệnh tai mũi – họng, chấn thương, các yếu tố vật lý,… Vậy nên dù đây là chứng bệnh không xếp vào loại quá nguy hiểm nhưng để tìm ra nguyên nhân mắc bệnh lại rất khó khăn. Tình trạng này để xảy ra rất nhiều trong thực tế, việc không chuẩn đoán được nguyên nhân dẫn tới không lựa chọn được phương pháp chữa trị kịp thời làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, thậm chí hậu quả còn nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng. Những cơn đau đầu cũng có thể do bạn cảm thấy áp lực, stress tức giận trong cuộc sống, do đó mà huyết áp lên xuống thất thường.
Tiếp đó là chứng bệnh mất ngủ, một triệu chứng mà phần lớn người lớn đều trải qua. Người ta luôn thấy ghen tỵ với tuổi trẻ khi mỗi tối chúng nằm xuống có thể nhắm mắt rồi chìm được ngay vào giấc ngủ nhưng càng lớn tuổi chứng bệnh này lại càng nghiêm trọng. Cũng giống “nhức đầu”, mất ngủ là một triệu chứng có thể gây bởi hàng loạt những nguyên nhân khác nhau. Theo thống kê từ số liệu thực tế ngày nay có tới 30 – 50% dân số bị mất ngủ dày vò và 10% bị mất ngủ mãn tính tức là một căn bệnh không có thuốc chữa. Hầu hết những người bệnh bị chứng mất ngủ đều rất chủ quan về bệnh tình của mình và tự đoán ra nguyên nhân rồi đến hiệu thuốc bên ngoài mua thuốc tự điều trị mà ít có người đến gặp bác sĩ. Vì thế người ta vẫn chưa biết đến những lựa chọn về hành vi và y khoa đã xuất hiện điều trị mất ngủ hiệu quả.
Một chứng bệnh tiếp theo xuất hiện phổ biến ở phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ,… cần tới chuyên khoa nội thần kinh điều trị là chứng “trầm cảm”. Đây là chứng bệnh rối loạn khí sắc, tính cách, dẫn tới những hành vi khác lạ của con người. Chứng bệnh trầm cảm có mức độ nghiêm trọng hơn 02 chứng bệnh trên. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã thống kê, mỗi năm trung bình có hơn 800.000 nhân mạng do trầm cảm gây ra và dự báo tới đây căn bệnh này xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Vậy nên với những điều tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, người thân cần theo dõi để kịp thời phát hiện áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, giảm thiểu nguy cơ xấu xảy ra với nhân loại.
Ngoài một số chứng bệnh mà hiện nay con người mắc phải với tỷ lệ cao như trên, mỗi ngày khoa Nội thần kinh còn tiếp nhận khám chữa cho hàng loạt bệnh nhân mắc các chứng bệnh khác như Rối loạn tiền đình, Viêm các dây thần kinh sọ não và các dây thần kinh ngoại vi khác như hội chứng ống cổ tay, đau vai khuỷu tay, viêm màng não, viêm tủy, Liệt các dây thần kinh sọ,… Thế nên mà giờ đây chúng ta cần phải khám bệnh theo quy định khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, đàm bảo sức khỏe.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, đời sống con người cùng với các dịch vụ bảo vệ sức khỏe hiện đại hơn đẩy lùi nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên xã hội phát triển cũng là một nguyên nhân khiến con người ngày càng mắc nhiều chứng bệnh lạ. Một số các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh xuất hiện với tỷ lệ cao hơn, bệnh nhân mắc bệnh nhiều hơn. Đặc biệt như chứng bệnh đau đầu, trầm cảm,… Hàng ngày ra đường phải chờ đợi vài chục cái đèn đỏ mới được đi qua, đến công ty phải chịu đứng áp lực của công việc, về nhà bị càm ràm về chuyện gia đình, chuyện gả vợ dựng chồng khi đến tuổi,… đó là những nguyên nhân gần gũi nhất khiến những chứng bệnh thần kinh ngày một tăng cao. Việc lạm dụng thuốc điều trị trong thời gian dài sẽ dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Vậy nên hãy cẩn trọng chú ý tới sức khỏe của bản thân bằng việc đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhé! Sức khỏe luôn là yếu tố được coi trọng hơn bất cứ thứ quý giá nào trên đời.
Tìm việc làm bác sĩ tâm thần
2.2. Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh lý nội thần kinh
Các bệnh lý về thần kinh có ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe người bệnh. Vậy nên chính người bệnh và cả người thân của họ nên chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng cách để phòng bệnh ngay từ khi nó chưa phải là hạt giống đã nảy mầm với những chia sẻ được rút ra từ những lời khuyên của các chuyên gia y tế dưới đây:
- Khám sức khỏe tổng thể định từ 6 tháng – 1 năm/ lần để phát hiện kịp thời dấu hiệu sức khỏe xấu và để theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên của bản thân.
- Thường xuyên gặp áp lực trong cuộc sống hàng ngày sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn và đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh lý thần kinh. Vậy nên hãy giảm áp lực bằng việc phân bổ thời gian cho công việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để thư giãn đầu óc, ăn uống hợp lý có đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó việc duy trì hoạt động thể dục thể thao thường ngày là rất tốt cho sức khỏe.
- Ăn uống hợp lý rồi thì giấc ngủ là điều cần lưu ý tiếp theo. Hãy dành cho mình thời gian đủ 8 tiếng mỗi ngày để ngủ. Việc ngủ đủ giấc mỗi ngày giúp bạn có tinh thần sảng khoái hơn, tránh suy nhược cơ thể.
Việc làm y tế - dược tại Hà Nội
3. Để trở thành bác sĩ khoa nội thần kinh có tâm – tài – đức cần những gì?
Nghề y là một trong những nghề cao quý với hình ảnh trở thành biểu tượng trong ngành là chiếc áo khoác Blouse trắng muốt, tinh khôi. Ước mơ trở thành bác sĩ là niềm ao ước của không biết bao trẻ thơ. Nhưng khoảng cách từ giấc mơ tới hiện thực là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, cần có sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực. Việc theo đuổi trở thành một bác sĩ là một hành trình đầy thử thách để hái được quả ngọt. Một bác sĩ giỏi không chỉ được đánh giá về chuyên môn mà họ phải có cả cái tài, cái đức và cái tâm trong ngành và quan trọng là trách nhiệm với mỗi bệnh nhân của mình.
Bạn sẽ không thể trở thành bác sĩ qua một giấc mơ trong đêm hay chỉ qua 1 ngày, 1 tháng, 1 năm đào tạo mà nó là cả một lộ trình dài cần nhiều động lực và cảm hứng để tiếp thu mọi kiến thức. Người ta có một câu ví vui “con gái học nghề y hết cả thanh xuân”. Năm 18 tuổi bạn bước chân theo đuổi đam mê, với các ngành học khác thời gian để hoàn thành sự nghiệp học hành chỉ từ 3 – 5 năm nhưng nếu đã đến với ngành y bạn phải mất từ 3 – 8 năm học. Dù bạn sau này bạn có trở thành bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh hay bác sĩ của bất cứ chuyên khoa nào thì yêu cầu đầu tiên vẫn là kiến thức chuyên môn sâu, bạn phải nắm chắc các kiến thức căn bản để tư vấn cho người bệnh. Ngoài ra bạn cần đảm bảo đầy đủ các tố chất sau:
- Cái tâm thể hiện ở lòng nhân đạo, lòng thương người: Người làm nghề y phải là người biết “lo cái lo của người, vui cái vui của người”. Làm nghề y bạn là người trực tiếp chứng kiến nỗi đau của bệnh nhân đồng thời là người biết rõ nhất về nguyên nhân gây ra nỗi đau đó. Chỉ khi bạn thấu hiểu được nỗi đau đó bạn mới hết lòng cứu chữa bệnh nhân.
- Sự kiên trì và lòng nhẫn nại: Tố chất này được rèn luyện ngay từ những năm học trong trường đại học Y. Để trở thành bác sĩ chuyên khoa có tay nghề vững chắc bạn phải mất từ 9 – 10 năm trong đó có 6 năm đại học để có tấm bằng tốt nghiệp bác sĩ, 3 năm học bác sĩ nội trú rồi bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, thạc sĩ bác sĩ,... giáo sư. Và nếu không có tính kiên trì thì điều gì khiến bạn vững vàng đi trên con đường gian nan đó?
- Sự can đảm: Với đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với máu, chứng kiến những cơn đau vật vã của bệnh nhân, hay việc thường xuyên phải thực hành trên xác người,… là nỗi sợ hãi mà không phải ai cũng có thể can đảm vượt qua. Vậy nên nếu bạn không chuẩn bị tinh thần sắt đá ngay từ đầu thì có thể trong quá trình học bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc vì không đủ can đảm để chiến thắng được nỗi sợ hãi của chính mình. Còn khi là bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, dù không phải thường xuyên tiếp xúc với máu nhưng bạn thường xuyên chứng kiến cơn đau của bệnh nhân, điều trị bệnh liên quan đến hệ thần kinh là một trong những phương pháp điều trị rất cần sự can đảm.
- Có khả năng quan sát, phán đoán tốt bệnh tình của bệnh nhân: Các chứng bệnh Nội thần kinh tuy đơn giản nhưng rất khó để tìm ra nguyên nhân. Trước một hiện tượng bệnh lý, bác sĩ phải quan sát, phán đoán để có hướng điều trị. Tuy nhiên đây lại thuộc vào bản năng của mỗi người. Khả năng này giúp bạn hình thành cách thức chữa bệnh và khả năng có đến 30% cơ hội chưa khỏi bệnh nhanh chóng cho bệnh nhân.
Hiện nay các nhà tuyển dụng bác sĩ đều yêu cầu năng lực khả năng rất cao. Do đó mà yêu cầu cũng rất khắt khe cho những người ứng tuyển, ngoài trình độ chuyên môn bạn cần có kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn.
Bài viết là những chia sẻ của Timviec365.vn về khoa nội thần kinh là gì? Hy vọng với nội dung thông tin được cung cấp trên đây, độc giả đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích đặc biệt là những tố chất để trở thành một bác sĩ khoa nội thần kinh bằng cái tâm - cái tài – cái đức. Hãy trở thành một bác sĩ thực thụ không chỉ giúp làm giảm nỗi đau mà còn luôn là niềm an ủi cho con người trong cuộc sống này. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Khoa Nội Thần Kinh Là Gì
-
Khám Nội Thần Kinh Là Khám Gì? | Vinmec
-
Khám Nội Thần Kinh Là Khám Gì Nhỉ? - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Phú Thọ
-
Khám Nội Thần Kinh Là Gì, Khám ở đâu Và Cần Lưu ý Gì? | TCI Hospital
-
Khi Nào Cần Khám Chuyên Khoa Nội Thần Kinh
-
Khoa Nội Thần Kinh | Bệnh Viện Việt Pháp
-
Giải đáp Băn Khoăn: Khám Nội Thần Kinh Là Khám Gì?
-
Khoa Nội Thần Kinh Tổng Quát - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Khám Thần Kinh ở đâu Tốt Nhất Và Khi Nào Nên đi Khám? • Hello Bacsi
-
Giới Thiệu Khoa Nội Thần Kinh
-
Khám & Điều Trị Bệnh Lý Nội Thần Kinh
-
Trung Tâm Thần Kinh | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
7 địa Chỉ Mạnh Về Nội Thần Kinh Tại Hà Nội - BookingCare
-
Sự Khác Nhau Giữa Hai Chuyên Khoa Thần Kinh Và Nội Thần Kinh
-
MPH - PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI THẦN KINH