KHOA TÂM THẦN | BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
I. GIỚI THIỆU
1. Tổng quan
– Tên gọi: Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương
– Địa chỉ: 18/879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
– Điện thoại: 024 62738964
– Email: k.tambenh@nch.org.vn
2. Chức năng, nhiệm vụ
– Khám, đánh giá, thiết lập chẩn đoán và điều trị ngoại trú cho trẻ em có các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần, các vấn đề học đường.
– Đơn vị tự kỷ: Can thiệp sớm trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, tư vấn gia đình trẻ tự kỷ.
– Thực hiện các trắc nghiệm tâm lý về phát triển tâm thần vận động, trí tuệ, hành vi và cảm xúc của trẻ; các trắc nghiệm đánh giá tự kỷ, tăng động giảm chú ý, lo âu, trầm cảm…
– Trị liệu tâm lý cho trẻ và gia đình.
– Chăm sóc tâm lý trẻ nằm viện, hội chẩn liên khoa, liên viện.
– Thực hiện công tác giám định y khoa, cấp giấy xác nhận tình trạng bệnh tật.
– Đào tạo và tự đào tạo: Là cơ sở đào tạo, thực tập cho học viên sau đại học, học viên từ các bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện vệ tinh hoặc các đối tượng tự do. Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, hội thảo nhằm cập nhật kiến thức.
– Nghiên cứu khoa học: Thực hiện các nghiên cứu cấp cơ sở, nghiên cứu đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ.
– Hợp tác quốc tế: Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia tổ chức các lớp tập huấn, thực hiện các dự án nghiên cứu lâm sàng và cộng đồng.
3. Cơ cấu, tổ chức
Hiện tại, tổng số cán bộ của Khoa Tâm thần là 26 người, bao gồm: 08 bác sĩ (2 bác sĩ thuộc bộ môn Nhi); 11 Điều dưỡng; 5 Cán bộ Tâm lý, 2 Giáo viên Giáo dục đặc biệt.
Ban lãnh đạo khoa:
– Trưởng khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Chuyên khoa II. Thành Ngọc Minh
– Phó trưởng khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
– Điều dưỡng trưởng: Thạc sĩ Đào Thị Thủy
II. CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP
– Rối loạn lan tỏa sự phát triển
– Các rối loạn tăng động giảm chú ý
– Các rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ
– Chậm phát triển tâm thần các mức độ
– Các rối loạn Tic (Tic nhất thời, mạn tính, Hội chứng Tourette)
– Rối loạn đặc hiệu về phát triển các kỹ năng ở trường (khó khăn học đọc, viết, toán…)
– Các rối loạn hành vi (Rối loạn bướng bỉnh chống đối, rối loạn cư xử)
– Rối loạn giấc ngủ không thực tổn
– Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ và các rối loạn lo âu khác (lo âu lan tỏa, lo âu chia ly, lo âu xã hội)
– Các rối loạn tác phong và cảm xúc khác thường khởi phát lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (tiểu dầm, hành vi tự kích thích)
III. CÁC DỊCH VỤ ĐANG THỰC HIỆN
1. Các dịch vụ đang thực hiện
Can thiệp trẻ tự kỷ:
– Thực hiện can thiệp sớm với trẻ dưới 6 tuổi (theo hình thức ngoại trú ngày)
– Tư vấn gia đình trẻ can thiệp
Khám, đánh giá, điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên:
– Đánh giá và chẩn đoán các rối loạn
– Điều trị dược lý và theo dõi
– Can thiệp tâm lý cho trẻ và gia đình
– Hội chẩn liên chuyên khoa
Nghiên cứu khoa học
Hợp tác quốc tế
Giảng dạy
2. Các dịch vụ cao sẽ thực hiện
– Phương pháp tâm vận động Aucouturier: Can thiệp tâm vận động cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển và trẻ rối nhiễu tâm trí
– Phương pháp trị liệu phân tích nhận thức CAT (Cognitive Analytic Therapy)
– Phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ theo Mô hình Denver giai đoạn sớm (ESDM – Early Start Denver Model)
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bệnh nhân được thăm khám và điều trị với hệ thống trang thiết bị đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật điều trị hiện nay.
Mô hình hoạt động của khoa gồm 2 đơn vị:
– Đơn vị can thiệp tự kỷ: thực hiện các biện pháp can thiệp sớm trẻ mắc rối loạn tự kỷ; tư vấn, đào tạo, hướng dẫn, dạy mẫu gia đình trẻ tự kỷ.
– Đơn vị khám và điều trị ngoại trú:
+ 2 Phòng khám chuyên khoa tại khoa Khám bệnh đa khoa;
+ 1 Phòng khám chuyên khoa tại Trung tâm Quốc tế;
+ 5 phòng trắc nghiệm tâm lý: Khám, đánh giá qua các trắc nghiệm tâm lý, điều trị, tư vấn và theo dõi trẻ mắc các rối loạn liên quan sức khỏe tâm thần, rối nhiễu tâm trí.
+ Phòng trị liệu tâm lý: Thực hiện trị liệu tâm lý cá nhân, trị liệu gia đình và trị liệu nhóm.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯƠNG LAI
Mục tiêu 1: Xây dựng Khoa Tâm thần trở thành đơn vị khám chữa bệnh hàng đầu ở Việt Nam về các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em, xứng tầm với Bệnh viện Nhi Trung ương, ngang tầm khu vực Đông Nam Á và ngày càng phát triển.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao: Liên tục cập nhật các kiến thức mới, tham gia các hội thảo – sinh hoạt khoa học chuyên đề trong lĩnh vực tâm thần, tích cực học hỏi các kiến thức của chuyên gia trong và ngoài nước.
Các mũi nhọn chuyên môn:
– Chẩn đoán sớm, can thiệp sớm về tự kỷ xây dựng quy trình đánh giá, chẩn đoán, can thiệp, theo dõi ngoại trú (các bước và các kỹ năng cơ bản).
– Các rối loạn tâm lý và bệnh lý tâm căn. Những vấn đề học đường (Khó khăn về học, từ chối đi học, bạo hành học đường…).
Các hình thức hoạt động:
– Mở rộng điều trị nội trú ngày cho trẻ tự kỷ, tư vấn tâm lý theo hẹn cho bệnh nhân và gia đình có trẻ mắc rối loạn tự kỷ, và các rối loạn phát triển khác.
– Phát triển các gói dịch vụ đánh giá sâu trong lĩnh vực phát triển của trẻ tự kỷ ở các lứa tuổi, từ đó xây dựng kế hoạch can thiệp, tư vấn đặc biệt cho từng trẻ và gia đình.
– Triển khai rộng rãi các test tâm lý: Vanderbilt, DBC, PEP-3, Balley, WISC.
– Cập nhật, nâng cao chất lượng các hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ theo hướng phát triển đi sâu vào các liệu pháp: PECS, ABA, TEACCH…
– Trị liệu tâm lý: Hành vi – nhận thức, trị liệu gia đình, trị liệu nhóm, hướng dẫn kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ.
– Triển khai, mở rộng các nhóm và câu lạc bộ cha mẹ.
– Đẩy mạnh công tác chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân nằm điều trị nội trú (nhất là các bệnh nặng, bệnh mạn tính, bệnh ngoại khoa, ghép tạng,…).
Mục tiêu 2: Xây dựng khoa Tâm thần thành cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo về các vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em có tính chất chuyên sâu.
– Kết nối, phát triển mạng lưới hoạt động về lĩnh vực tự kỷ và các rối loạn phát triển khác giữa Bệnh viện Nhi Trung ương, các Bệnh viện địa phương và các trung tâm can thiệp trên toàn miền Bắc. Trong đó, Khoa Tâm thần là địa chỉ tin cậy, đóng vai trò chủ chốt giúp trẻ tự kỷ và gia đình tiếp cận được các dịch vụ cần thiết, phù hợp.
– Nghiên cứu tâm lý trẻ em và vị thành niên, tâm lý trẻ nằm viện.
– Tiến hành thực hiện các đề tài về rối loạn tâm thần, tâm lý của trẻ em ở cộng đồng và trường học.
– Có những bài báo đăng ở tạp chí chuyên ngành và quốc tế.
– Là cơ sở thực hành cho sinh viên Y khoa, sinh viên tâm lý học. Phối hợp với các trường đại học trong và ngoài nước (Trường Đại học Y, các cơ sở đào tạo tâm lý học, sinh viên quốc tế, tình nguyện viên…). Cùng các bác sĩ Bộ môn nhi xây dựng chương trình đào tạo chuyên khoa Tâm thần nhi.
– Thành lập Trung tâm chẩn đoán, can thiệp và quản lý trẻ tự kỷ.
Mục tiêu 3: Phát triển công tác chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế.
– Xây dựng và phát triển các đơn vị tâm lý vệ tinh ở các bệnh viện Nhi, Sản – Nhi các tỉnh miền Bắc và miền Trung (Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc…).
– Cán bộ: Dựa vào đội ngũ cán bộ của khoa và của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em.
– Nguồn lực: Kết hợp với các chương trình phát triển chung của Bệnh viện Nhi Trung ương, Trung tâm Chỉ đạo tuyến, Các bệnh viện Nhi, Sản – Nhi của các tỉnh và sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
Một số hình ảnh
Câu lạc bộ cho cha mẹ có trẻ mắc Rối loạn tăng động giảm chú ý
Các cán bộ cũ của khoa qua các thời kỳ
Từ khóa » Khám Iq Cho Trẻ ở đâu
-
Khám Iq Cho Trẻ ở đâu - Hỏi Đáp
-
Các Trung Tâm Tư Vấn Tâm Lý TP.HCM
-
Trắc Nghiệm Trí Thông Minh Của Trẻ Chi Phí Bao Nhiêu? - AloBacsi
-
6 địa Chỉ Khám Sức Khỏe Tổng Quát Cho Trẻ Tốt Tại Hà Nội - BookingCare
-
Con Học Khó, Cả Nhà Lo…
-
Làm Thế Nào Kiểm Tra IQ Cho Con - VnExpress
-
Trẻ Bị Rối Loạn Tăng động Giảm Chú ý Khám ở đâu Uy Tín Nhất? - Gonhub
-
Thế Nào Là Chậm Phát Triển Tâm Thần? | Vinmec
-
Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ: Kịp Thời Nhận Biết để Có Hướng Can Thiệp ...
-
Chậm Phát Triển Trí Tuệ - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trẻ Chậm Phát Triển – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
-
Phát Triển Chỉ Số IQ Và EQ Cho Trẻ Trong Thời Kỳ Số