Khoai Lang ít Tăng đường Glucose Do Vậy Có Thể Là Thực Phẩm Bổ ích ...

Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ, khoai lang được xem là “siêu thực phẩm” cho bệnh nhân đái tháo đường vì ít tăng đường Glucose. Trong những bài thuốc đông y điều trị tiểu đường, chúng ta cũng đã thấy khoai lang trong đó.

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share via Email Share via Email

Bài viết này sẽ giải thích tại sao khoai lang nên được đưa vào khẩu phần ăn dành cho người bệnh tiểu đường.

Chúng ta đều biết rằng các thực phẩm có nguồn gốc từ họ khoai như khoai tây, khoai lang, khoai mì …đều chứa nhiều carbohydrate và điều đó không tốt cho người bệnh tiểu đường, vì sẽ làm tăng đường huyết rất nhiều.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ xem xét lại vai trò của khoai lang.

Khoai lang ít tăng đường hơn cơm
Nội dung Ẩn 1 Khoai lang ít có tăng đường Glucose, vậy có an toàn cho người bệnh tiểu đường hay không? 2 Chất xơ có rất nhiều trong khoai lang 3 Khoai lang ít tăng đường Glucose, vậy bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn khoai lang bao nhiêu mỗi ngày? 4 Cách ăn khoai lang như thế nào cho có lợi

Khoai lang ít có tăng đường Glucose, vậy có an toàn cho người bệnh tiểu đường hay không?

Lý do mà khoai lang được cho là an toàn với người bệnh là vì nó có chỉ số đường huyết – Glycemic Index thấp.

Ngoài ra, khoai lang chứa nhiều carotenoid được gọi là beta-caroten, đây là tiền chất tạo vitamin A.

Thực phẩm này còn cung cấp rất nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Chưa hết, khoai lang còn chứa nhiều Sắt, là thành phần tạo nên hồng cầu trong máu, giúp vận chuyển Oxy và dinh dưỡng đi khắp cơ thể.

Khoai lang còn chưa nhiều protein thực vật, có thể giúp bạn giảm cân. Điều này có thể giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện vấn đề đề kháng insulin

Chất xơ có rất nhiều trong khoai lang

Chính vì thế, khoai lang xứng đang với danh hiệu là “siêu thực phẩm ” dành cho người bệnh tiểu đường.

Khoai lang ít tăng đường Glucose, vậy bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn khoai lang bao nhiêu mỗi ngày?

Mặc dù khoai lang tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng nó vẫn chứa carbohydrate, điều đó có nghĩa là nếu bạn ăn qua nhiều, đường huyết cũng có thể không kiểm soát được.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo “1 cup of sweet potatoes” mỗi ngày, khoảng chén nhỏ khoai lang mà thôi, nó tương đương với 15 gr carbohydrate.

Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ về lượng khoai lang có thể ăn: cần cân đối theo mức hoạt động, vận động, BMI, tuổi tác và các tình trạng bệnh lý khác đi kèm.

Cách ăn khoai lang như thế nào cho có lợi

Một nghiên cứu trên Journal of Nutrition and Metabolism in October 2011 cho thấy, rau củ nói chung và khoai lang nói riêng được đút lò hay nướng có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi, đồng thời làm gia tăng chỉ số đường huyết.

Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy khoai lang luộc có chỉ số đường huyết thấp hơn. Bởi vì luộc làm cho khoai mềm và dễ tiêu hóa hơn. Và khoai lang luộc là cách mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn.

Ăn khoai lang như thế nào để ít đăng đường huyết

Khoai lang vẫn là nguồn cung cấp carbohydrate, do vậy vẫn làm tăng đường khi ăn nhiều.

Khoai lang nên thay thế cho cơm.

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Từ khóa » Chỉ Số Gi Của Khoai Lang Nướng