Khoai Mì Có Bao Nhiêu Calo Và ăn Khoai Mì Có Mập Không?

Khoai mì còn được gọi là sắn, là loại thực phẩm thường gặp trong chế độ dinh dưỡng của nhiều người Việt Nam. Có thể bạn chưa biết, trong những năm Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế, khoai mì giống như một nguồn cứu đói đắc lực ở nước ta. Tuy hiện nay, khoai mì không còn quá phổ biến như trước, nhưng nhiều người vẫn rất yêu thích món ăn này. Vậy khoai mì có bao nhiêu calo và ăn khoai mì có mập không?

  • Cá diêu hồng sốt cà chua bao nhiêu calo và ăn có béo không?
  • Bún gạo lứt sốt cà chua bao nhiêu calo và ăn có béo không?
  • Đỗ xào cà chua bao nhiêu calo và ăn có béo không?
  • Trứng cá sốt cà chua bao nhiêu calo và ăn có béo không?
  • Rau bắp cải xào cà chua bao nhiêu calo và ăn có béo không?

Khoai mì có bao nhiêu calo?

  • Khoai mì là gì?

Khoai mì theo phương ngữ của người miền Bắc còn có tên gọi khác là sắn. Đây là cây lương thực có thể sống rất lâu năm và thuộc họ Đại kích (theo y học phương Đông).

Cây khoai mì thường cao khoảng 2 – 3 m, phần lá khía thành nhiều thùy, rễ mọc ngang và phát triển thành củ. Chúng tích lũy tinh bột bên trong và có thời gian sinh trưởng từ 6 – 12 tháng, tùy từng giống và đất trồng.

Củ khoai mì tương được nghiên cứu là chứa nhiều chất dinh dưỡng bên trong, cụ thể như sau:

  1. + Chất khô 38 – 40%
  2. + Tinh bột 16 – 23%
  3. + Chất protein 0,8 – 2,5g
  4. + Chất béo 0,2 – 0,3g
  5. + Chất xơ 1,1 – 1,7g
  6. + Chất tro 0,6 – 0,9g
  7. + Canxi 2%
  8. + Vitamin B2 2%

Thêm vào đó, một lượng chất muối khoáng và vitamin trong 100g khoai mì tương đối dồi dào, lần lượt là 18,8 – 22,5 mg và 22,5 – 25,4g. Hàm lượng acid amin trong khoai mì được nghiên cứu là không cân đối. Thành phần dinh dưỡng cũng sẽ có sự khác biệt tùy vào từng giống cây, vị trí trồng, thời gian thu hoạch…

Ngoài ra, người ta cũng tìm ra trong khoai mì chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể. Vì vậy, người dùng nên cẩn thận và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng khoai mì. Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe chính mình và người thân của bạn nhé!

  • Khoai mì có bao nhiêu calo?

Khoai mì khi luộc chín có vị thanh thanh, ngọt nhẹ và bùi bùi rất dễ ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai mì mang tới rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Vậy thì trong khoai mì có bao nhiêu calo?

Theo đó, cứ 100g khoai mì luộc sẽ chứa khoảng 152 calories và bổ sung cho cơ thể một lượng dưỡng chất dồi dào. Có thể các bạn chưa biết, nhiều người vẫn thường nghĩ khoai mì chứa nhiều tinh bột sẽ dễ gây béo khi ăn. Tuy nhiên trên thực tế, khoai mì gần như không chứa chất béo như nhiều bạn vẫn nghĩ đâu.

Ăn khoai mì có mập không?

Như đã đề cập bên trên, trong 100g khoai mì chỉ chứa khoảng 152 calories mà thôi. Trong đó, lượng tinh bột chỉ chiếm 2%, còn lại là các chất xơ, vitamin… Đặc biệt, khoai mì không hề chứa chất béo. Vì thế, ăn khoai mì không gây tăng cân như nhiều người vẫn nghĩ.

Cuối cùng, chúng ta có thể tự tin trả lời câu hỏi ăn khoai mì có mập không rồi? Ăn khoai mì sẽ KHÔNG MẬP bạn nhé! Ngoài hỗ trợ giảm cân, kiềm chế cơn đói, khoai mì còn mang tới rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Ví dụ như:

  • Bổ sung năng lượng

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, lượng carbohydrate trong khoai mì giúp con người cải thiện chức năng não bộ. Khoai mì rất có lợi cho sức khỏe thần kinh, giảm huyết áp và các loại bệnh về loãng xương, Chất protein dồi dào trong khoai mì còn duy trì sức khỏe cơ bắp, nuôi dưỡng các mô cơ phát triển, săn chắc hơn.

  • Điều trị tiêu chảy

Với đặc tính chống oxy hóa hiệu quả từ phần rễ củ, khoai mì có thể khắc phục chứng tiêu chảy ở người. Khi bạn uống nước khoai mì đun sôi, chúng sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn trong đường ruột, giúp bạn điều trị các vấn đề về dạ dày, hạn chế triệu chứng của tiêu chảy xảy ra.

  • Giảm đau nửa đầu

Các cơn đau nửa đầu liên miên, sẽ được cải thiện hiệu quả nhờ chất vitamin B2 và riboflavin chứa bên trong củ khoai mì. Bạn có thể dùng nước ép từ củ hoặc lá khoai mì, sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Thêm vào đó, các chất vitamin A trong khoai mì rất lợi cho đôi mắt. Chúng bảo vệ, ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới đôi mắt như chứng mù lòa, giảm thị lực, lão hóa mắt… Thân cây, lá và rễ khoai mì có thể nói đều rất có ích đối với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, bạn đừng thấy khoai mì hỗ trợ giảm cân, nhiều lợi ích mà ăn chúng sai cách nhé! Khoai mì có thể gây ngộ độc cấp tính, do hợp chất cyanogenic glucosides gây ra. Vì vậy, hãy ăn khoai mì với lượng vừa đủ, ăn theo khẩu phần phù hợp với cơ thể. Bạn tuyệt đối không nên lạm dụng khoai mì, để hạn chế tối đa tác dụng phụ và những sự cố không đáng có.

Với những thông tin từ bài viết trên, mong rằng các bạn đã tìm ra câu trả lời cho khoai mì có bao nhiêu calo và ăn khoai mì có mập không? Hãy ăn khoai mì đúng cách, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Xem thêm:
  • Ăn hải sản uống nước cam, sữa, nước dừa, nước chè được không?
  • Trân châu bao nhiêu calo và ăn trân châu có béo không?
  • Thai 7 tuần phôi thai nhỏ có sao không?
  • Trái khổ qua nhồi thịt bao nhiêu calo?
  • Thai 10 tuần không có tim thai có sao không?

Từ khóa » Củ Khoai Mì Có Bao Nhiêu Calo