Khoai Môn, Từ điển Nấu ăn Cho Người Nội Trợ | Cooky Wiki

Khoai môn hay môn ngọt là tên gọi của một số giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta (L.) Schott, một loài cây thuộc họ Ráy (Araceae). Cây khoai môn có củ cái và củ con. Củ cái nặng từ 1,5 đến trên 2kg, ít củ con, chứa nhiều tinh bột.

Khoai môn

Ở miền Bắc, khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ bị sượng.

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (100gr) Gr Kcal
Năng lượng   112
Carbohydrate 26,46  
Protein 1,5  
Chất béo 0,2  

Phân loại giống khoai môn

Tại Việt Nam có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... Đặc biệt là khoai môn làm từ khoai lang nhưng hơi có nhiều chất nicotin khiến mọi người nghê sợ và khoai môn đã được ngừng bán tại Việt Nam. Theo mọi người đồn rằng khoai môn làm từ khoai tàu nhưng thực chất không phải thế.

Tác dụng

Khoai môn có vị mát, bình tính, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt. Ngoài ra, nguồn giá trị dinh dưỡng cao trong khoai còn giúp người ăn bồi bổ cơ thể tránh khỏi bệnh tật. Khoai môn cung cấy đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng…

Đối với người bị đái tháo đường thương phải kiêng cữ rất nhiều trong ăn uống, thì khoai môn lại là một lựa chọn thích hợp. Tuy chứa nhiều tinh bột, nhưng lượng đường có trong khoai môn lại thấp nên khi dùng ở mức vừa phải, người bị bệnh đái tháo đường không sợ bị tăng đường huyết. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu.

Khoai môn lại có hàm lượng chất béo, đường, đạm rất ít nhưng thành phần calorie cung cấp năng lượng lại khá cao nên sẽ rất tốt cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh thận. Khẩu phần ăn của người mắc bệnh thận trung bình một bữa nên ăn từ 200-300g khoai môn.

Khoai môn kết hợp cá quả tươi, rau ngổ, rau cần nấu thành cám, ăn nóng có thể chữa bệnh viêm khớp, u hạch. Ngoài ra, khoai môn giã nhỏ thành bã đắp lên vết thương bỏng sẽ lên da non, chóng liền sẹo.

Cách sử dụng

Khoai môn dùng làm nguyên liệu trong các món ăn như canh khoai môn hầm xương, khoai môn kẹp thịt chiên giòn, khoai môn chiên, chè khoai môn và các loại bánh khoai môn...

Một số lưu ý ăn khoai môn đúng cách:

- Khi dùng khoai môn, nhất thiết phải rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.

- Khi ăn khoai môn, bạn không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất quý chỉ tồn tại ở sát lớp vỏ của củ. Nếu muốn nấu canh, hoặc xào thì nên cạo bỏ lớp vỏ của khoai, còn nấu ăn trực tiếp thì nên để vỏ mà luộc là tốt nhất. Khoai môn khá lành tính, thế nhưng những người có làn da tay nhạy cảm đôi khi gặp phải phiền phức trong quá trình gọt vỏ khoai. Tay họ có thể bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó chịu.

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org

http://www.vinamit.com.vn

Từ khóa » Các Loại Củ Họ Khoai