Khoai Sọ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Khoai Sọ
Có thể bạn quan tâm
Tên khác
Tên thường gọi: Khoai sọ còn gọi là Khoai môn.
Tên khoa học: Colocasia antiquorum Schott (C. esculenta Schott, var. antiquorum (Schott) Hubb.)
Họ khoa học: Thuộc họ Ráy - Araceae.
Cây khoai sọ
(Mô tả, hình ảnh cây Khoai sọ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thảo, có phần gốc phình thành củ lớn sần sùi hình trứng, có thể đẻ nhánh cấp 1-2-3 thành nhiều củ con sít nhau. Lá hình khiên, dài tới 20-50cm, gốc hình tim, cuống lá mập, bẹ ôm thân, mọc đứng, dài tới 1-2cm. Mo có màu vàng nhạt, ống thuôn, màu lục nhạt, ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp có mũi dài. Trục hoa ngắn hơn mo, có 4 phần, phần hoa cái dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản, trên nửa là phần hoa đực dài gấp đôi phần hoa cái, cuối cùng là phần không sinh sản, nhọn mũi. Hoa không có bao hoa; hoa đực có nhị tụ nhiều cạnh, hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn. Quả mọng, hạt có nội nhũ.
Bộ phận dùng:
Củ và lá - Rhizoma et Folium Colocasiae Antiquori.
Phân bố và thu hái:
Cây mọc dại và cũng được trồng ở nông thôn để lấy củ ăn. Người ta đã tạo được nhiều giống địa phương, giống Mống hương, cây nhỏ, trồng ở đồng màu, ruột củ màu phớt vàng hay hồng, ăn ngon, giống Mống riềng, năng suất cao nhưng ăn ngứa; giống Khoai đốm, cây cao, có thể trồng trên cạn hay dưới nước, củ ăn rất ngứa. Nói chung, Khoai sọ trồng ở ruộng không thoát nước thường ngứa. Thường được trồng vào tháng 11-12, thu hoạch vào tháng 7 ở Bắc bộ. Có thể trồng Khoai sọ ở nhiều loại đất.
Thành phần hoá học:
Trong 100g củ khoai sọ tươi có chứa nước 60g, protid 1,8, lipid 0,1, glucid 26,5, cellulose 1,2, tro 1,4 và 64mg calcium, 75mg phosphor, 1,5mg sắt, 0,02mg caroten, 0,06mg vitamin B1, 0,03mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP, 4mg vitamin C. Trong 100g củ Khoai sọ khô có 15g nước, 3,1g protid, 2,2g lipid, 73g glucid, 3,1g cellulose, 3,6g chất khoáng toàn phần.
Tác dụng dược lý
Khoai sọ chứa một lượng kali khá lớn, giúp kiểm soát mức huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ giúp nhuận tràng, thải cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
Trong 100g khoai sọ có 1,5g chất xơ, đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, đại tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Hàm lượng vitamin C và B6 dồi dào trong khoai sọ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Trong khoai sọ có chứa hơn 17 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể. Khoai sọ còn chứa omega-3 và 6 rất tốt vớt tim mạch, góp phần ngăn ngừa ung thư cũng như phòng tránh bệnh tật nói chung.
Khoai sọ chứa một hợp chất giúp tăng tái tạo tế bào, làm cho cơ tế bào hoạt động mạnh, tăng tốc độ trao đổi chất, giúp duy trì sự tươi trẻ, làm cho da trơn láng và giữ độ ẩm. Chính lý do này khiến người Nhật Bản gọi khoai sọ là “cội nguồn của tuổi trẻ từ thiên nhiên”.
Vị thuốc Khoai sọ
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị, tác dụng:
Củ Khoai sọ mọc dại thường có màu tím, ăn thì phá khí, không bổ. Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, hạ khí đầy, bổ hư tổn. Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa.
Công dụng:
Củ dùng ăn chữa được hư lao yếu sức. Ta thường luộc để ăn chống đói, nấu canh với rau Rút, cua đồng hoặc nấu với cá quả, cá diếc. Dùng ngoài chữa phong ngứa, mụn mủ. Lá sắc uống dùng chữa phụ nữ có mang tâm phiền mê man, thai động không yên. Liều dùng 20-30g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài giã lá tươi đắp chữa rắn cắn, ong đốt hay mụn nhọt. Ngoài ra, dọc lá có thể muối dưa ăn hay làm thức ăn xanh cho lợn.
Ứng dụng lâm sàng của khoai sọ
Chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát
Cháo khoai sọ, củ mài: Khoai sọ 200g, sơn dược (củ mài) 50g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát.
Chữa cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh
Canh khoai sọ thịt lợn: Khoai sọ 100g, thịt lợn nạc 50g nấu canh ăn trong các bữa cơm. Tác dụng bổ âm, chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh.
Chè khoai sọ táo tàu: Khoai sọ 250g (gọt vỏ thái thành miếng nhỏ), táo tàu 50g, đường đỏ 50g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3 - 4 lần ăn trong ngày. Dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi ốm dậy.
Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ.
Canh cua khoai sọ rau rút: Cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng rửa sạch, bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; Khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn: Rau rút nhặt lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Dùng món ăn này rất tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ.
Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy
Canh khoai sọ đậu ngự: Khoai sọ 300g, đậu ngự 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối cho sạch nhớt. Đậu ngự rửa sạch, ngâm nước cho mềm, luộc qua. Làm nóng chảo dầu, cho khoai sọ vào xào qua rồi cho nước vào nấu khoảng 10 phút. Cho tiếp đậu ngự vào hầm. Khi đậu và khoai nhừ, thêm gia vị, ăn nóng. Ăn thường xuyên món này rất tốt cho não và cải thiện chứng suy nhược trí nhớ, thích hợp với người bệnh suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy
Chữa nổi ban dị ứng, đau nhức chân tay
Xương lợn hầm khoai sọ: Khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước, gia vị. Đun nhỏ lửa trong 2 giờ, ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
Đơn thuốc:
1. Chữa trên mình nổi phong ngứa: Nấu củ Khoai sọ lấy nước tắm rửa.
2. Chữa trẻ em đầu bị mò, lở chảy mủ nước, dùng củ Khoai sọ to giã nhỏ đắp vào.
Tham khảo
Chống táo bón, giúp nhuận tràng
Trong khoai sọ có nhiều chất xơ, các hạt tinh bột giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ, do đó để giúp điều trị táo bón, nhuận tràng hơn, chúng ta có thể sử dụng khoai sọ hàng ngày. Bạn có thể luộc hoặc dùng khoai sọ để nấu canh.
Hỗ trợ trị viêm thận
Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận. Bạn có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
Ngăn ngừa suy nhược cơ thể
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng từ gluxit được đưa vào mỗi ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng. Trong khi đó, khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể. Nhất là đối với người mới ốm dậy, người bị gầy, có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì nên dùng canh khoai sọ móng giò hay khoai sọ nấu thịt sẽ giúp cơ thể mau chóng phục hồi.
Giúp tiêu khát, giải nhiệt
Mùa hè luôn làm chúng ta cảm thấy khát và cơ thể luôn cần một lượng nước hơn bình thường. Chính vì vậy bạn có thể dùng khoai sọ để nấu với cua và rau muống giúp tăng cường sức khỏe, tiêu khát, giải nhiệt trước thời tiết nóng bức, khó chịu.
Ngoài ra, lá khoai sọ tính mát, vị cay, có tác dụng cầm mồ hôi, chữa ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy. Hoa khoai sọ tính bình, vị the có khả năng chữa đau dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng… Bên cạnh đó, cuống lá khoai sọ còn được sử dụng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, điều hòa chức năng tiêu hóa…
Tag: cay Khoai so, vi thuoc Khoai so, cong dung Khoai so, Hinh anh cay Khoai so, Tac dung Khoai so, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » Hình ảnh Khoai Môn Sọ
-
Phân Biệt 12 Loại Khoai Phổ Biến Tại Việt Nam
-
Cách Trồng Khoai Môn, Khoai Sọ đơn Giản Theo Chuẩn Nhà Vườn
-
Đặc Tính Thực Vật Học Khoai Môn, Sọ
-
Tên 12 Loại Khoai ở Việt Nam, Bạn Có Thể Kể Hết Không?
-
Khoai Môn Tím - Nét ẩm Thực đặc Sắc Của Vùng đất Lục Yên, Yên Bái
-
Khoai Môn Khoai Sọ Tươi Đà Lạt - Ngon - Ngọt [ Vidieo ảnh Thật ]
-
Khoai Sọ Là Gì? Nấu Khoai Sọ Với Gì Thì Ngon? - Đôi Đũa Vàng
-
Khoai Sọ Là Khoai Gì, Khoai Sọ Và Khoai Môn Có Giống Nhau Không?
-
Khoai Sọ Lệ Phố, Món Ngon Làng Nghệ
-
Dẻo Quẹo Khoai Sọ Vàng - VnExpress Đời Sống
-
Cách Trồng Khoai Sọ Khoai Môn Tím Củ To ĐÚNG Kỹ Thuật - .vn
-
Khoai Sọ Và Các Cách Chế Biến Cho Bữa Cơm Ngon