Khoai Tây - Chế Phẩm Sinh Học EMINA
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC
Tên gọi
- Danh pháp hai phần: Solanum tuberosum
- Thuộc họ Cà: (Solanaceae)
Đặc điểm của cây khoai tây
- Chiều cao phát triển tối đa cho cây khoai tây là 60cm. Sau khi ra hoa cây khoai tây sẽ chết.
- Hoa khoai tây có màu trắng, hồng đỏ, xanh hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng.
- Khoai tây được thụ phấn chủ yếu bởi côn trùng, ong vò vẽ mang phấn hoa từ cây này đến cây khác. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt.
Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây khoai tây
Thời kỳ ngủ nghỉ
- Thời kỳ ngủ nghỉ của khoai tây nghĩa là khoai tây mới thu hoạch và không có khả năng mọc mầm
- Các yếu tố tác động đến thời kỳ ngủ nghỉ của cây khoai tây phụ thuộc vào giống, sự chà sát cơ giới và cả hóa chất nữa
- Sau khi được phá ngủ củ khoai tây mới có khả năng mọc mầm
Cây khoai tây
Thời kỳ mọc mầm
- Thời kỳ mọc mầm là giai đoạn phát triển đầu tiên
- Ở các mắt củ khoai tây mọc các mầm nhỏ và các mầm này sẽ phát triển thành cây con
- Các yếu tố dưới đây quyết định đến tốc độ mọc mầm của cây khoai tây:
- Củ giống: chọn củ không bị xây xát, thối hỏng mọc mầm nhanh, mầm khỏe
- Nhiệt độ: 22-30oC, nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến cây khó mọc mầm
- Độ ẩm đất: khoảng 80-85%, nếu đất quá khô cũng sẽ khiến cây chậm mọc mầm, nếu đất quá ẩm sẽ làm cho củ bị thối
- Củ đúng tuổi sẽ mọc mầm nhanh hơn so với củ non
- Nếu trong điều kiện nhiệt độ ấm áp sẽ kích thích củ mọc mầm rất nhanh
- Trong một mắt củ, mầm ở giữa sẽ mọc mầm trước
- Các mầm ở phần đỉnh củ mọc nhanh và khoẻ hơn mầm ở phần gốc củ
- Trên một củ, các mầm mọc trước thường phát triển nhanh hơn và ức chế các mầm ở gốc. Khi mầm này bị gãy các mầm khác sẽ có cơ hội phát triển.
Thời kỳ ra hoa của cây khoai tây
Thời kỳ hình thành tia củ
- Sau khi mọc được khoảng 15-20 ngày cây khoai tây sẽ hình thành tia củ rất sớm
- Tùy thuộc vào giống, chế độ chăm sóc cũng như thời vụ giống mà thời kỳ phát triển tia củ có thể ngắn hoặc dài, thường kéo dài khoảng 30-45 ngày
- Nhiệt độ thích hợp: 17-20oC
- Độ ẩm thích hợp: 70-80%
- Đất phải tơi xốp, thoáng, sạch sẽ
Thời kỳ thân củ phát triển
- Đây là giai đoạn các chất dinh dưỡng được vận chuyển hết đến củ giúp củ lớn nhanh và làm cho củ phình to
- Thời kỳ này kéo dài khoảng 25-30 ngày tùy thuộc vào giống
- Củ phát triển rất nhanh nếu nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch cao.
- Nhiệt độ thấp, ánh sáng ngày ngắn, đất đủ ẩm và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp củ phát triển rất nhanh
- Các yếu tố quyết định đến năng suất cây khoai tây: thời vụ trồng thích hợp, cách chăm sóc như tưới nước, bón phân
Các bệnh thường gặp trên cây khoai tây
- Bệnh mốc sương
- Bệnh xoăn lá
- Bệnh héo xanh và héo vàng
Các loại sau bệnh hại trên cây khoai tây
- Sâu xám
- Sâu đục thân
- Thối thân, thối ướt củ
- Sâu vẽ bùa
- Rầy phấn trắng, bọ phấn
- Rầy xanh
- Sùng trắng
- Rệp đào, rày mềm
- Rệp sáp
Kỹ thuật trồng cây khoai tây đạt năng suất cao
Chọn mầm khoai tây
- Chọn củ khoai tây già có nhiều mầm dài từ 2-3cm
- Có thể trồng khoai tây bằng nguyên cả củ hoặc trồng bằng miếng bổ đế tiết kiệm củ giống
- Cắt củ khoai tây theo chiều dọc củ thành 2 miếng, mỗi miếng bổ phải có ít nhất từ 1-2 mầm trở lên
- Bà con nên chấm mặt cắt miếng khoai tây vào xi măng khô để củ giống không bị thối
- Bảo quản mầm khoai tây 2 ngày sau đó mới đem trồng
- Bảo quản mầm khoai tây nơi có ánh sáng, thoáng mát, khô ráo trong nhiệt độ 18-20oC trước khi đem trồng
- Không nên cho mầm khoai tây vào bao hoặc túi ẩm
Trồng khoai tây
- Không nên làm luống thấp, luống cao từ 30-40cm và rộng từ 1-1,2m
- Bà con nên rạch hàng theo chiều dọc luống, sau đó bón lót phân chuồng, lân và đạm xuống đáy rồi lấp một lớp đất mỏng lên trên
- Nên tưới nước nếu đất quá khô sẽ giúp cây mọc mầm nhanh
- Vùi sâu mầm khoai tây vào đất từ 10 – 15cm, đặt mầm khoai tây theo khoảng cách mỗi mầm cách nhau 20 – 25cm, chú ý đặt mầm nằm ngang sau đó lấp một lớp đất dày 5cm phủ lên. Rải một lớp rơm rạ lên để giữ độ ẩm.
Chăm sóc khoai tây
- Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày nên tưới nước để giữ ẩm cho đất và giúp cây mọc mầm đều
- Sau khoảng 20-25 ngày bà con cần bón phân hữu cơ xung quanh các gốc khoai tây có tác dụng kích thích ra nhiều củ hơn
- Sau 40-50 ngày: bà con nên bón thúc phân chuồng hoai mục, lân, ure và kali. Cách khoảng 15 ngày lại bón lần 2 và lần 3
- Bà con cần vun đất cao vào gốc cây, và cũng không nên cuốc xới nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự hình thành củ.
- Nên tưới nhiều nước khi cây bị héo lá và thân, và 2 tuần sau thì cắt toàn bộ dây khoai và không tưới nước nữa. Bà cọn đợi khoảng 10-15 ngày sau rồi thu hoạch củ khoai tây.
Mời bạn đọc tham khảo thêm:
Thăm 12ha khoai tây xanh tốt dùng vi sinh Emina
Quy trình chăm sóc khoai tây bằng vi sinh của Emi
Từ khóa » Cây Khoai Tây Mọc Lên Từ đâu
-
Khoai Tây – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thông Tin Về Cây Khoai Tây - Wikifarmer
-
Hãy Nói Xem Chồi Có Thể Mọc Ra Từ Vị Trí Nào Trên Củ ...
-
Hãy Nói Xem Chồi Có Thể Mọc Ra Từ Vị Trí Nào Trên Củ ...
-
Bài 54: Cây Con Có Thể Mọc Lên Từ Một Số Bộ Phận Của Cây Mẹ
-
Cây Khoai Tây
-
Hãy Nói Xem Chồi Có Thể Mọc Ra Từ Vị Trí Nào Trên Củ Khoai Tây, Gừng,
-
Cách Trồng Khoai Tây Bằng Củ Mọc Mầm Cả Nhà ăn Mãi Không Hết - Eva
-
Cách Trồng Khoai Tây đơn Giản Tại Nhà Từ Củ Mọc Mầm
-
Bài 54: Cây Con Có Thể Mọc Lên Từ Một Số Bộ Phận ...
-
Cây Con Có Thể Mọc Lên Từ Một Số Bộ Phận Của Cây Mẹ - Mobitool
-
Tự Trồng Khoai Tây Tại Nhà Theo Cách đơn Giản Hiệu Quả Nhất
-
Bài 29: Cây Con Mọc Lên Từ Một Số Bộ Phận Của Cây Mẹ