Khoản 1 Điều 124 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015

Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn áp dụng với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn. Vậy Khoản 1 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như thế nào về tạm hoãn xuất cảnh? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!

Khoản 1 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Khoản 1 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

“1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:

a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;

b) Bị can, bị cáo”.

Khoản 1 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Khoản 1 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Đối tượng áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp mới được bổ sung so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Điểm đặc biệt của biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh so với các biện pháp khác đó là có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo và còn được áp dụng đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của các đối tượng này có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Đây là quy định tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm khắc phục tình trạng người phạm tội xuất cảnh, bỏ trốn ra nước ngoài, nhất là các trường hợp đang trong giai đoạn bị thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.

Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh có thể được áp dụng đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:

  • Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
  • Bị can, bị cáo: Đây là những đối tượng đã bị khởi tố về hình sự nhưng được tại ngoại điều tra, truy tố, xét xử hoặc chờ thi hành án và họ đang có hành vi chuẩn bị xuất cảnh ra nước ngoài nhằm tránh việc xử lý hành vi phạm tội hoặc trốn tránh việc thi hành án, theo quy định điều luật thì có thể hiểu bị can, bị cáo có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài nếu có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn.

Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh

Những người sau đây có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp này:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, quyết định tạm hoãn phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử;
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Như vậy, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp mới được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 giúp cho cơ quan có thẩm quyền, người tiến hành tố tụng có thể dễ dàng ngăn chặn bị can, bị cáo bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, hạn chế gây khó khăn cho công tác hoạt động tố tụng hình sự.

Khoản 1 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Khoản 1 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Mục đích của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp ngăn chặn (BPNC) trong Chương VII của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên, Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 lại xác định điều kiện, đối tượng để áp dụng BPNC như sau:

“Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.”

Theo quy định này, đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là người bị buộc tội (khi có đủ các điều kiện là có căn cứ chứng tỏ họ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án) và trường hợp để kịp thời ngăn chặn tội phạm (chính là trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp).

Song, điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 lại quy định, người bị buộc tội chỉ gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà không có người bị tố giác, kiến nghị khởi tố. Nếu người bị tố giác, kiến nghị khởi tố đã thực hiện xong hành vi vi phạm (không còn căn cứ “để kịp thời ngăn chặn tội phạm”), thì theo quy định của hai điều luật này (Điều 109 và Điều 4), họ không phải là đối tượng bị áp dụng BPNC.

Như vậy, Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đang mâu thuẫn với quy định tại Điều 109 và Điều 4 Bộ luật này (quy định riêng mâu thuẫn với quy định chung).

Thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh, quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Khoản 3 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

“Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này…”

Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trường hợp vụ việc bị tố giác, báo tin về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài không quá 02 tháng, trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần không quá 02 tháng.

Hết thời hạn nêu trên, cơ quan có thẩm quyền phải ra một trong các quyết định sau: quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Đối với trường hợp khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, hậu quả pháp lý là rất rõ ràng, theo đó, việc xem xét tiếp tục áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh hay không sẽ có đầy đủ căn cứ và thuận lợi cho người thực hiện.

Còn trong trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố sẽ là một vấn đề cần phải xem xét thận trọng để hiểu và áp dụng thống nhất trên thực tiễn.

Điều148 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định chỉ được quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi hết thời hạn quy định tại Điều 147 nếu thuộc một trong các trường hợp:

“a) Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;

b) Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.”

Nhưng Khoản 3 Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định:

“3. Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.”

Hiện nay vẫn có nhiều cách hiểu về thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, vì khoản 3 Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định khi tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả nên có thể hiểu rằng, thực tế, việc xác minh vẫn đang được tiếp tục (có thể coi đây là quy định kéo dài thời hạn xác minh trong trường hợp đặc biệt).

Do đó, vẫn có thể tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả cao nhất. Làm như vậy, để tránh trường hợp trong thời gian tạm đình chỉ để chờ kết quả giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp,những đối tượng này không bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh sẽ lợi dụng sơ hở xuất cảnh để bỏ trốn, dẫn đến khi đã phục hồi việc giải quyết thì không thể triệu tập họ để làm việc.

Quan điểm thứ hai cho rằng, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định thời hạn cụ thể cho các hoạt động tố tụng nói chung và cho việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố nói riêng. Do đó, cũng như tất cả các quy định khác về tố tụng, thời hạn này cần phải được tuyệt đối tôn trọng mới đảm bảo giá trị của những tài liệu, chứng cứ thu thập được.

Theo tinh thần của nguyên tắc “trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng”, không thể tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nói riêng để hạn chế quyền con người, quyền công dân dài hơn thời hạn cụ thể đã được quy định chỉ vì lý do Cơ quan tiến hành tố tụng chưa chứng minh được hành vi của người bị tố giác, người bị buộc tội.

Vì vậy, khi đã tạm đình chỉ việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, phải coi là thời hạn giải quyết đã hết và phải chấm dứt việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người đang bị áp dụng. Đây cũng là một trong những yêu cầu cao của tinh thần cải cách tư pháp, buộc Cơ quan tiến hành tố tụng phải hết sức thận trọng, cân nhắc khi quyết định áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác, kiến nghị khởi tố.

Để đáp ứng được yêu cầu, các Cơ quan tiến hành tố tụng ngay từ khi thụ lý giải quyết đã phải tập trung cao nhất mọi nguồn lực để xác minh, thu thập, củng cố những tài liệu, chứng cứ rõ ràng làm căn cứ khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, hết sức hạn chế việc phải tạm đình chỉ giải quyết.

Mời bạn xem thêm:

  • Tội giết người bị xử lý như thế nào?
  • Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ?
  • Bỏ rơi trẻ em mới sinh sẽ phải chịu những hình phạt nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Khoản 1 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ bản quyền tác giả; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook:www.facebook.com/luatsuxTiktok:https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube:https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp ngăn chặn hay là hình phạt?

Theo quy định pháp luật tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn áp dụng với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn. Như vậy, tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp ngăn chặn không phải là hình phạt.

Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh áp dụng với đối tượng nào?

Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;Bị can, bị cáo: Đây là những đối tượng đã bị khởi tố về hình sự nhưng được tại ngoại điều tra, truy tố, xét xử hoặc chờ thi hành án và họ đang có hành vi chuẩn bị xuất cảnh ra nước ngoài nhằm tránh việc xử lý hành vi phạm tội hoặc trốn tránh việc thi hành án, theo quy định điều luật thì có thể hiểu bị can, bị cáo có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài nếu có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tại Bộ Luật To Tụng Hình Sự 2015