Khoảng Cách ép Cọc Bê Tông Bao Nhiêu Là Chính Xác

Nội dung

Toggle
  • Tại sao phải quan tâm khoảng cách giữa các cọc bê tông
  • Khoảng cách ép cọc bê tông thường dùng
    • Khoảng cách tim cọc bê tông
    • Bố trí ép cọc bê tông đúng cách

Tuân thủ khoảng cách ép cọc bê tông sẽ giúp cho kết cấu công trình được chắc chắn và bền vững với thời gian hơn. Vậy khoảng cách giữa các cọc bê tông thế nào là đạt chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật? Cùng tìm hiểu với Trạm bê tông tươi trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phải quan tâm khoảng cách giữa các cọc bê tông

Cọc bê tông có vai trò rất lớn trong các công trình xây dựng, đây là kết cấu chịu lực chính của toàn bộ công trình nén xuống, cọc bê tông sẽ có nhiệm vụ truyền lực xuống lòng đất và phân tán, chia đều khả năng chịu tải trọng một cách hợp lý. Vì vậy, nếu không thi công cọc bê tông một cách chuẩn chỉ thì công trình sẽ gặp các tình trạng như sụt, lún, nghiêng, nứt gãy,…,

Hiện nay có 2 loại cọc bê tông được sử dụng phổ biến đó là:

  • Cọc bê tông ly tâm tròn: hay còn gọi là cọc bê tông dự ứng lực có dạng hình trụ, được sản xuất bằng cách quay ly tâm và kéo căng cốt thép dự ứng một lượng lực sẵn trong đó. Loại cọc này thường được sử dụng tại những công trình quy mô lớn cần khả năng chịu lực cao.
  • Cọc vuông bê tông cốt thép: có dạng hình trụ vuông, được đúc thủ công với đa dạng kích thước như 200×200, 250×250, 300×300, 350×350,…cọc bê tông vuông được sử dụng nhiều tại các công trình nhà dân dụng, nhà phố,…
Khoảng cách ép cọc bê tông hợp lý giúp lực được phân tán đều
Khoảng cách ép cọc bê tông hợp lý giúp lực được phân tán đều

Xem thêm:

  • Quy trình sản xuất cọc bê tông cốt thép
  • Cách kiểm tra cọc bê tông đúc sẵn

Khoảng cách ép cọc bê tông thường dùng

Với các công trình nhà phố, nhà trong hẻm khoảng cách tối thiểu để ép cọc là 3 – 3,5 mét khi dùng phương pháp ép tải sắt. Còn với các công trình nhà dân dụng quy mô nhỏ hơn thì có thể dụng ép cọc neo với khoảng cách tối thiểu là 2,5 mét.

Khoảng cách tim cọc bê tông

Khi tính khoảng cách tim cọc cần tuân thủ các quy định sau: 

Theo tiêu chuẩn 22TCN-272-05 quy định, cự ly tối thiểu của các tim cọc là 2,5D (Trong đó D là đường kính/chiều rộng cọc). 

Khoảng cách ép cọc bê tông lớn nhất thông thường sẽ là 6D và cũng không bắt buộc mà có thể tùy thuộc vào thiết kế của móng cọc, đài cọc. 

Sau khi đã có khoảng cách ép cọc bê tông chuẩn, cần phải chú ý để bố trí cọc sao cho hợp lý, giúp cho nền móng được vững chắc hơn. 

Trong quá trình thi công cần phân bố cọc bê tông sao cho hợp lý
Trong quá trình thi công cần phân bố cọc bê tông sao cho hợp lý

Xem thêm:

  • Tham khảo quy trình ép cọc bê tông đúng tiêu chuẩn

Bố trí ép cọc bê tông đúng cách

Ngoài khoảng cách ép cọc bê tông ra thì việc bố trí cọc bê tông đúng cách cũng vô cùng quan trọng để tạo nên sự vững chắc ổn định cho công trình. Dưới đây là cách bố trí ép cọc bê tông các bạn có thể tham khảo:

+ Cọc bê tông bố trí theo hàng, theo dãy hoặc theo hình tam giác (lưới) . Các tim cọc cần đảm bảo có khoảng cách hợp lý. 

+ Công thức để tính khoảng cách cọc với tim cọc như sau: S = 3D – 6D. 

Trong đó: 

  • D là đường kính hay độ dài cạnh cọc
  • S là khoảng cách tim cọc.

+ Khoảng cách từ mép cọc đến mép ngoài của đài móng khoảng 1/3D – 1/2D. Vì các cọc quá gần nhau dẫn đến việc thi công rất khó còn nếu quá xa nhau sẽ khó có thể đảm bảo được tính vững chắc cho nền móng.

+ Trong tâm của cọc phải trùng với tâm của cột trụ

Cách bố trí cọc bê tông với khoảng cách phù hợp
Cách bố trí cọc bê tông với khoảng cách phù hợp

Xem thêm:

  • Tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông mới nhất 2024

Như đã phân tích ở trên, mỗi công trình sẽ có khoảng cách ép cọc bê tông khác nhau tùy thuộc vào số liệu cụ thể của công trình. Để biết chính xác số lượng tim cọc cùng khoảng cách cọc bê tông chuẩn xác vui lòng liên hệ với Trạm bê tông tươi qua thông tin liên lạc:

Hotline: 082 5550 555

Website: Trambetongtuoi.com

Từ khóa » Khoảng Cách Tim Cọc ép