Khoảng Cách Giữa 2 Lần Nội Soi Dạ Dày Là Bao Lâu Sẽ Chuẩn ...

8:40 | 03/01

TOP 5 Bác Sĩ Chữa Dạ Dày Giỏi Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

11:02 | 05/10

Ths. Bác Sĩ Tuyết Lan: 40 Năm Tận Tâm Cứu Giúp Người Bệnh Dạ Dày

3:41 | 11/08

3 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ Cực Nhanh Khỏi

8:17 | 11/08

Những Nhóm Thuốc Dùng Trong Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

8:50 | 11/08

Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn phù hợp

5:38 | 11/08

Thuốc Chữa Dạ Dày Đại Tràng Cụ Tòng Có Tốt Không?

3:28 | 11/08

Dạ Dày Là Gì, Nằm Ở Đâu? Chức Năng Của Dạ Dày

3:44 | 09/08

Viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em: những điều mẹ cần biết sớm

10:57 | 09/08

Chấm dứt đau dạ dày lâu năm với bài thuốc chữa đau dạ dày của Trung tâm Thuốc dân tộc

3:00 | 09/08

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Trầu Không Theo Kinh Nghiệm Dân Gian

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu sẽ chuẩn nhất? Tài Nữ Linh Hảo 11:02 - 16/02/2023

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

“Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu?” là một trong những câu hỏi được khá nhiều người bệnh quan tâm và đang tìm kiếm câu trả lời chính xác. Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

khoảng cách 2 lần nội soi là bao lâu?
Giải đáp thắc mắc: “Khoảng cách giữa các lần nội soi là bao lâu? Có nên nội soi thường xuyên không?”

Nội soi dạ dày là một thủ thuật áp dụng những kỹ thuật tiên tiến cùng với hệ thống máy móc hiện đại nhằm mục đích thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh ở đường tiêu hóa. Đặc biệt giúp tầm soát ung thư nếu gia đình có thành viên mắc bệnh ung thư dạ dày.

Với kỹ thuật này, các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng một loại ống mềm chuyên dụng cùng với hệ thống máy móc truyền tải hình ảnh ra bên ngoài. Đối với ống chuyên dụng, đầu ống có gắn camera nhỏ, được luồn từ đường mũi hoặc đường miệng của người bệnh thông xuống thực quản rồi đến dạ dày. Thông qua camera, bác sĩ sẽ quan sát hệ thống tiêu hóa trực tiếp trên màn hình bên ngoài và phát hiện những triệu chứng bất thường.

Thông thường, quá trình nội soi dạ dày thường diễn ra khá nhanh và ít gây đau. Chỉ mất khoảng 20 – 30 phút, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh và đưa ra kết luận chính xác nhất.

khoảng cách giữa 2 lần nội soi là bao lâu
Nội soi dạ dày là thủ thuật áp dụng các thiết bị hiện đại cùng với máy móc tân tiến nhằm mục đích phục vụ quá trình chẩn đoán và phát hiện bệnh ở dạ dày

Nhờ có những ưu điểm vượt trội đã được đề cập, thủ thuật nội soi dạ dày không chỉ mang lại kết quả chẩn đoán chính xác gần như tuyệt đối mà còn tương đối an toàn và tốn khá ít thời gian. Tuy nhiên, không vì những ưu điểm vượt trội trên mà người bệnh thường xuyên nội soi dạ dày. Vì nếu chẩn đoán bệnh dạ dày bằng phương pháp nội soi không theo chỉ định của bác sĩ thì sức khỏe của người bệnh có thể bị ảnh hưởng không tốt.

Như đã biết, thủ thuật nội soi thường sử dụng một loại ống mềm chuyên dụng và được đưa vào bên trong cơ thể. Do đó, trong và sau quá trình nội soi có thể gây ra một số tình huống xấu gây bất lợi cho sức khỏe như: đau họng, đau mũi, thủng dạ dày, rách thực quản,…

Bên cạnh đó, đối với thủ thuật nội soi dạ dày gây mê, người bệnh sẽ được nhân viên y tế tiêm một loại thuốc gây mê để hỗ trợ quá trình nội soi cũng như phòng tránh tình trạng buồn nôn, khó chịu khi bác sĩ đưa ống vào. Nếu người bệnh áp dụng thủ thuật này quá thường xuyên có thể dẫn đến một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đối với sức khỏe. Một số tác dụng phụ điển hình như: dị ứng thuốc gây mê, rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp, tụt huyết áp, thở chậm, suy hô hấp,…

Thêm vào đó, chi phí nội soi dạ dày khá tốn kém, đặc biệt là phương pháp nội soi dạ dày không đau. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị người bệnh không nên nội soi dạ dày quá thường xuyên bởi đây không phải là phương án chẩn đoán bệnh và điều trị hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh nên nghe theo những sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày công nghệ cao là gì, thực hiện ở đâu?

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu? – Chuyên gia trả lời

Mặc dù phương pháp nội soi dạ dày được ghi nhận là khá an toàn và hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhưng việc nội soi thường xuyên là điều không nên. Vậy khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu? Cùng nghe chuyên gia nói gì về vấn đề này.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy vào từng tình trạng bệnh lý cũng như mục đích điều trị cụ thể mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những thời gian nội soi khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi lộ trình nội soi thường không có quy định chung và cần dựa vào từng trường hợp cụ thể như sau:

có nên nội soi dạ dày thường xuyên không?
Các chuyên gia hàng đầu không khuyến khích người bệnh nội soi dạ dày quá thường xuyên, đặc biệt là thủ pháp nội soi dạ dày có gây mê
  • Đau dạ dày ở mức độ nhẹ và không phát hiện loạn sản dạ dày: Với các đối tượng bị đau dạ dày nhẹ và không có những triệu chứng quá nghiêm trọng trong lần nội soi thứ nhất thì không cần phải nội soi lại lần thứ 2.
  • Đau dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP và không loạn sản dạ dày: Đối với trường hợp bị đau dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP và không có triệu chứng loạn sản nào tồn tại trong dạ thực quản thì chỉ cần khám nội soi 3 năm/ lần;
  • Barrett thực quản và phát hiện loạn sản dạ dày: Những trường hợp bị Barrett thực quản và phát hiện thấy những loạn sản dạ dày, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đề nghị nội soi định kỳ mỗi năm 1 lần để tiện cho việc theo dõi sức khỏe;
  • Dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và phát hiện có loạn sản dạ dày: Những trường hợp này thường các bác sĩ chuyên khoa chỉ định nội soi 3 – 6 tháng/ lần để kiểm tra tổng quát cũng như phát hiện những triệu chứng bất thường khác, từ đó có những phương án điều trị phù hợp;
  • Xuất huyết dạ dày: Các trường hợp bị xuất huyết dạ dày thường được chỉ định nội soi vài lần trong ngày. Bởi đây là một trong những biến chứng nguy hiểm và cần được phát hiện sớm. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, nội soi dạ dày cũng được chỉ định cho một số trường hợp có dấu hiệu mắc bệnh dạ dày như: Đau vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn hay có cảm giác buồn nôn, nôn ra máu, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, khó chịu,… Những trường hợp này thường được chỉ định nội soi dạ dày 6 tháng/ lần và dừng hẳn phương án nội soi khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Tuy nhiên, đây chỉ là những con số tương đối và có thể bị thay đổi tùy theo thể trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý cũng như nhu cầu của người bệnh. Để biết thông tin chính xác, người bệnh nên biết rõ tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý đang mắc phải, đồng thời, tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết những lần nội soi dạ dày phù hợp.

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Khoảng thời gian giữa 2 lần nội soi là bao lâu?”. Hy vọng những thông tin dựa trên bằng chứng của khoa học và lời khuyên từ chuyên gia có thể giúp ích được cho bạn đọc. Để việc nội soi dạ dày đạt được kết quả tốt, người bệnh cần tìm đến những cơ sở khám chữa bệnh uy tín cùng với chất lượng dịch vụ phù hợp để phòng tránh gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang”.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

  • Nội soi dạ dày qua đường mũi – Quy trình, chi phí
  • Chi phí nội soi dạ dày chi tiết [Bảng giá mới nhất]

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc: 4:33 PM , 13/06/2024

Chia sẻ

Tin liên quan

mang thai có nội soi dạ dày được không

Đang mang thai có nội soi dạ dày được không?

Bệnh dạ dày dường như có xu hướng phát triển ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ rất cao. Do đó, nỗi lo lắng "Đang mang thai có nội soi dạ... Bé nôn trớ ra dịch màu vàng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nghiêm trọng

Bé nôn trớ ra dịch vàng có nguy hiểm không?

Các thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu tốt nhất

Các thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu tốt nhất

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng chuối hột đúng cách

đau dạ dày cấp và mãn tính

Phân biệt bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính

Dù viêm dạ dày là căn bệnh không hề hiếm gặp, thế nhưng rất ít người có thể trả lời...

Nhận biết dấu hiệu trẻ nôn trớ bất thường phải đi khám bác sĩ ngay

Thỉnh thoảng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dấu hiệu bị nôn trớ khiến phụ huynh khá lo lắng....

Thực Đơn Tốt Cho Người Đau Dạ Dày – Ăn Ngon, Ngủ Khỏe

Ăn uống tùy tiện, không điều độ, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân khiến bệnh đau...

Thông tin về tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc và cách điều trị

Vi khuẩn hp kháng thuốc có nguy hiểm không và phác đồ điều trị

Vi khuẩn Hp kháng thuốc có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Là vấn đề có không...

Thông tin về các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay

Amoxicilline, Metronidazol, Levofloxacin, Bismuth subcitrate đều là các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

  • 0
  • Liên hệ nhanh
  • 0 Hỏi đáp
  • Chia sẻ
Ẩn
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Zalo
[ads_sidebar]

Chuyên gia tư vấn

Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khám

Tổng đài tư vấn bệnh học

Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôi

Hotline tư vấn

Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 Gọi

Từ khóa » Nội Soi Bao Tử Có ảnh Hưởng Gì Không