Khoảng Cách Giữa Hai Lần Chụp X Quang Là Bao Lâu?
Có thể bạn quan tâm
Trong công tác chẩn đoán khám chữa bệnh hiện nay, chụp X quang đã trở thành một kĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt liên quan đến xương khớp và các khối u. Theo thời gian, các dòng máy chụp X quang ngày càng được cải tiến, đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng của các phòng khám tư và bệnh viện.
Tuy nhiên, chụp X quang có hại đến sức khỏe hay không? Khoảng cách giữa hai lần chụp X quang là bao lâu để đảm bảo an toàn? Tất cả những thông tin hữu ích đó sẽ có trong bài viết dưới đây!
1. Chụp X quang là gì?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu rõ chụp X quang là gì.
Chụp X quang là một phương pháp giúp bác sĩ quan sát được những bộ phận bên trong cơ thể người bệnh mà không cần phải thăm khám trực tiếp. Với cách khám thông thường rất khó để nhận biết được những thay đổi từ bên trong cơ thể con người, với phương pháp chụp X quang chúng ta có thể phát hiện được các dấu hiệu của bệnh sớm để điều trị kịp thời. Để chụp x quang cần sử dụng máy chụp X quang, đây là loại máy phát ra các chùm tia X.
Tia X là một sóng điện từ với bước sóng ngắn với khả năng đâm xuyên mạnh, truyền qua được gỗ, kim loại; với khả năng làm phát quang một số chất và tác dụng mạnh lên kính ảnh. Khi chụp X quang những tia sóng điện từ này sẽ đi xuyên qua các mô mềm và các thành phần dịch trong cơ thể cho ra các hình ảnh các bộ phận bên trong cơ thể như nội tạng, xương cột sống, xương sườn cho đến hệ tiêu hóa và mạch máu nếu có bơm thuốc cản quang. Những hình ảnh được thu lại nhờ máy chụp X quang, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ chẩn đoán các bệnh lý cho bệnh nhân.
2. Những rủi ro khi chụp X quang
Có thể nói chụp X quang là một trong những biện pháp khá phổ biến để chẩn đoán và theo dõi điều trị của các bệnh lý. Đây là một phương pháp mà bất cứ bạn nào cũng biết nhưng để hiểu rõ tác hại và những ảnh hưởng đến sức khỏe thì không phải ai cũng hiểu được.
Nguy cơ từ tia X đến từ bức xạ mà chúng tạo ra, có thể gây hại cho các mô sống. Rủi ro này tương đối nhỏ, nhưng nó tăng lên khi tiếp xúc tích lũy. Nghĩa là, bạn càng tiếp xúc với bức xạ trong suốt cuộc đời của bạn, nguy cơ bị tổn hại từ bức xạ càng cao.
Hầu hết thời gian, không có rủi ro liên quan đến tia X vì cường độ của bức xạ không cao. Tuy nhiên việc thực hiện chụp X quang liên tục có thể làm bỏng da, rụng tóc. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể khiến người chụp mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì cường độ của bức xạ thấp thì khả năng phát triển ung thư gần như không đáng kể Bạn phải hiểu rằng tần số của bức xạ không thành vấn đề. Điều quan trọng là cường độ của bức xạ.
Hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra những tiêu chuẩn an toàn trong việc thực hiện kỹ thuật chụp X quang. Cần được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp đạt tiêu chuẩn nếu không sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Bên cạnh đó đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện chụp X quang cũng cần phải được đào tạo bài bản về chuyên môn, nếu không sẽ nguy hiểm cho người bệnh.
3. Khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang
Như đã nói ở trên, tác hại từ việc chụp X quang gần như là không có với cường độ bức xạ thấp. Nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh này. Các bác sĩ đều khuyến cáo bạn chỉ nên chụp X quang 5-7 lần một năm và có khoảng cách giữa 2 lần chụp là điều cần thiết.
Vì cơ thể bạn cần có thời gian để đào thải và giải phóng bức xạ ra ngoài cơ thể thông qua bài tiết mồ hôi và nước tiểu.
Những điều bạn có thể làm để giảm rủi ro bức xạ từ chụp X quang:
- Theo dõi lịch sử chụp X quang của bạn và thông báo để bác sĩ điều trị nắm rõ
- Hỏi bác sĩ nếu có các xét nghiệm thay thế cho các bài kiểm tra X-quang
- Nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ rằng bạn có thể mang thai, hãy nói với kỹ thuật viên chụp X quang hoặc bác sĩ để được tư vấn phù hợp
- Nên lựa chọn các cơ sở y tế có hệ thống máy chụp X quang kĩ thuật số hiện đại để đảm bảo tối thiểu bức xạ trong quá trình chụp.
Chụp X quang được ứng dụng rộng rãi trong y học, trong việc thăm khám một số bệnh ở cơ quan tiêu hóa, tim mạch, xương khớp. Chỉ trong trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định chụp X quang, trường hợp nếu phải chụp hoặc chiếu lại, bác sĩ cũng sẽ xét đến khoảng cách giữa hai lần chụp để tránh những tác hại cho cơ thể, nên các bạn có thể yên tâm khi chụp X quang nhé!
Nếu bạn có nhu cầu mua và sử dụng máy chụp X quang các loại, liên hệ với Thiết bị y tế Thiên Phúc để được tư vấn và lựa chọn các sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lí trên thị trường.
Để tim hiểu thêm vê thiết bị y tế quý khách vui lòng click tại đây, may sieu am, máy siêu âm, máy xét nghiệm, may xet nghiem, máy nội soi, may noi soi, máy chụp x quang, may chup x quang
Từ khóa » Một Năm Chụp X Quang Bao Nhiều Lần
-
Chụp X Quang Có ảnh Hưởng Gì Tới Sức Khỏe Không? | Vinmec
-
Khoảng Cách Giữa 2 Lần Chụp X Quang Là Bao Lâu | Vinmec
-
Khoảng Cách Giữa 2 Lần Chụp X Quang Cách Nhau Bao Lâu?
-
Khoảng Cách Giữa 2 Lần Chụp X Quang
-
MỘT NĂM ĐƯỢC CHỤP X QUANG, CT MẤY LẦN ? - Suckhoe123
-
Chụp X-quang, Siêu âm Nhiều Có Hại Cho Sức Khoẻ Hay Không?
-
Chụp X-quang: Nguyên Lý, Quy Trình Và đối Tượng Chỉ định
-
Nguy Cơ Nhiễm Xạ Do Chụp X-quang Không Cao
-
Hiểu được Nguy Cơ Bức Xạ Từ Các Kỹ Thuật Hình ảnh
-
Những Vấn đề Nguy Hại Sức Khỏe Từ Máy Chụp X-Quang
-
Chụp X Quang Có Nguy Hiểm Gì Tới Sức Khỏe Không? - YouMed
-
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh (siêu âm, X-Quang, CT) | Thông Tin Dịch Vụ
-
Che Chắn Khi Chụp X-Quang Tại Giường