Khoảng Cách Là Bao Xa? - Suy Nghiệm
Có thể bạn quan tâm
Suy nghiệm | Triết học | Phật học | Diễn đàn | Pháp âm | Tùng lâm Diệc cổ | Sơ đồ blog | Tư liệu tra cứu | Tự giới thiệu | Facebook | Liên hệ | Theo dõi | Đăng nhập
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
Bài viết Nhận xét Online
- Trang chủ
- Điểm tin
- Xã hội
- Con người
- Độc thoại
- Cảm xúc
- Tình yêu
- Thơ ca
- Âm nhạc
- Hội họa
- Phim - Ảnh
- Điểm sách
- Thư giãn
Khoảng cách là bao xa?
Những ngày giáp tết, các bến xe, nhà ga, sân bay cứ phải là hoạt động hết công suất. Mọi người tranh thủ từng tí một để sớm được về quê, sum vầy cùng gia đình... Nhưng về đến nhà rồi thì sao?... Hầu như rất ít có cơ hội ngồi với nhau sau 1 năm xa cách. Họa hoằn lắm được đêm 30, còn những ngày còn lại, chủ yếu anh em bè bạn tụ tập... chè chén, nhậu nhẹt, đánh bài... và đi chơi. Tạm thời gác chuyện tết nhất lại cái đã. Hãy trả lời dùm tôi một câu hỏi nhỏ nhé: Khoảng cách là gì? Nhìn dưới khía cạnh vật lý, khoảng cách được hiểu là đoạn đường từ A đến B. Cứ từ 2 đối tượng trở lên, thì giữa chúng bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định. Dài hay ngắn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Lúc nào rảnh rỗi, bạn xem dự báo thời tiết, thỉnh thoảng vẫn hay được nghe người ta nói câu: "tầm nhìn xa trên 10 km". Có ai nhìn được đối tượng cách mình 10km không? Hẳn nhiên là được, với đối tượng mà ta nhìn phải to bằng quả núi. Nhưng chưa đủ, phải thêm điều kiện nữa là trời không mây, và đoạn đường giữa ta với quả núi đó phải có không vật cản. Ngoài quả núi hoặc tương đương ra, dẫu tầm nhìn của ta có đến tận chân trời, cũng chẳng nhìn thấy gì. Vậy là cứ xét dưới khía cạnh vật chất, muốn nhìn thấy một đối tượng nào đó, phải thỏa hai điều kiện: đối tượng được nhìn phải đủ lớn, và khoảng cách giữa ta và đối tượng được nhìn không có gì ngáng đường. Gần gũi hơn một chút, trước mặt bạn là một bài entry với những con chữ có kích thước nhất định, nếu bạn để màn hình cách bạn khoảng 50 mét, bạn chẳng thể xem được, bởi chữ nó quá nhỏ. Giả dụ bạn để sát mắt bạn vào màn hình, chỉ khoảng 1cm, bạn cũng chẳng thể đọc được, bởi chữ nó quá to. Vậy là để biết được entry này viết gì, hẳn nhiên khoảng cách phải vừa đủ, không quá xa, không quá gần, nếu không, dẫu có nhìn được mà cũng chẳng thể đọc được. Tôi đã vừa đề nghị cho bạn điều kiện cần và đủ để đọc entry này, đó là khoảng cách vừa đủ. Nếu gần quá cũng không đọc được, mà xa quá cũng chẳng đọc được. Nói thế để thấy rằng, cái gì mà GẦN quá, cũng chưa hẳn là tốt. Một lần nữa, tôi lại khuyên bạn quên chuyện tôi vừa chia sẻ đi. Rõ ràng khi bạn đề nghị tôi viết về KHOẢNG CÁCH, chắc bạn không mong muốn tôi phân tích chuyện vật lý cơ học hay cái thấy của mắt đâu nhỉ?! Vâng! Tôi sẽ đi ngay vào đề tài mà bạn quan tâm đây: KHOẢNG CÁCH giữa hai con người, cụ thể là khoảng cách về chuyện tình cảm. Bạn muốn tôi chia sẻ điều đó chứ? Không biết có phải ông bà ta đúc kết ra hay một ai đó đã từng đúc kết ra một kinh nghiệm tán gái rất chí lý: nhất cận ly, nhì tốc độ. Muốn tán một cô gái, gần gũi là số một, sau đó mới nói đến độ quả quyết. Không có tình cảm, cứ gần gũi chắc chắn sẽ nảy sinh tình cảm. Chẳng yêu đương, cứ ở chung dưới mái nhà là yêu được hết. Chẳng phải tự nhiên mà ngày xưa, các cô dâu không biết mặt chú rể, thế mà cứ cưới về là sống với nhau đến già. Bạn thấy khoảng cách đóng vai trò quan trọng như thế nào chưa? Theo một chiều ngược lại, yêu nhau thắm thiết đến mức non phải mòn, sông phải cạn, thề bồi hẹn ước đủ điều... nhưng chỉ cần cách nhau nửa vòng trái đất, muốn gặp nhau chỉ có thể qua điện thoại hay webcam, dần dà rồi cũng đường ai nấy đi mà thôi. Vì sao? Vì không có gần gũi thì không có nảy sinh câu chuyện, mà chẳng có câu chuyện chung thì chẳng còn biết nói với nhau câu gì. Chả lẽ cứ suốt ngày lải nhải: anh yêu em, anh nhớ em, anh thương em... riết à. Phải gần gũi mới có chuyện mà cãi nhau, mới có chuyện mà giận nhau... và mới có cớ mà năn nỉ nhau. Thế mới thấy, yêu xa là một thiệt thòi lớn. Đấy mới chỉ nói một vế của khoảng cách địa lý giữa hai con người. Còn có một khoảng cách lớn nữa giữa hai tâm hồn. Muốn biết tình cảm, tâm hồn, tính cách của một con người, phải thông qua giao tiếp, quan sát, gần gũi, chia sẻ. Mỗi một hành động bộc lộ ra bên ngoài, là một cánh cửa để ngó vào trong tâm hồn một cá nhân. Nhưng ở xa quá thì đâu biết người ta hành động như thế nào, nói năng như thế nào... Và khi không có cơ hội quan sát, chiêm ngưỡng, mục sở thị hành động của họ, thì chẳng thể biết bên trong tâm hồn người ta nghĩ gì. Nói không chưa đủ, nghe không chưa đủ, mà ngay cả nhìn còn chưa đủ nữa là... Thế là vì quá nhiều cái thiệt thòi thiếu sót như vậy, mà tâm hồn mỗi người cũng tự nhiên dần dà xa nhau theo đúng cái khoảng cách mà họ đang có. Khoảng cách địa lý tỷ lệ thuận với khoảng cách tâm hồn cũng không hẳn là sai. Nhưng như tôi đã từng nói, trên đời này, chẳng có cái gì là hoàn toàn thiệt thòi cả. Xa nhau về mặt địa lý thì lại có nhiều yếu tố khác để bù đắp lại... Hai người gần gũi nhau về mặt địa lý, có nhiều thuận lợi như tôi đã nêu, nhưng chưa chắc vì vậy mà đã gọi là nhất. Bản tính con người ta kỳ lạ lắm, rất thích đứng núi này trông núi nọ. Cái mà mình đang có thì mình lại hay coi thường, và thường vọng hướng về những cái gì xa xôi ngoài tầm với. Bạn ở chung với người đẹp, dễ có cơ hội nảy sinh tình cảm với họ, nhưng chính vì cái gần gũi quá đà đó lại giết chết tình cảm cả hai. Tại sao? Tại vì gần quá thì thành chán. Mà trong tình cảm, một khi đã chán, thì như một lẽ tự nhiên, người đẹp đó hẳn phải đang mong ngóng một cái gì đó ở xa.... Xa xôi, nghĩa là khó gặp gỡ. Và vì khó gặp gỡ, nên một khi được gặp, họ sẽ trân trọng từng khoảnh khắc có được, giữ gìn từng giây phút bên nhau. Cái khoảnh khắc mong manh của giây phút gặp gỡ đó thật khiến người ta nao nao, và sự bịn rịn chia tay chia chân nơi bến cảng thật khiến cuộc sống thêm phần lãng mạn. Bạn cứ tưởng tượng, đây là bài viết cuối cùng, và những dòng chữ của tôi gần như là di chúc, hẳn nhiên cảm giác của bạn khác xa với tâm trạng bạn biết chắc ngày mai sẽ lại có một entry mới ra đời. Mà cảm xúc này, chỉ có thể ở xa mới có, gần gũi thường hay bị coi thường lắm. Xa xôi, nghĩa là khó nắm bắt. Như thế nào là khó nắm bắt? Nghĩa là như ở trong tay đấy, nhưng chẳng biết khi nào nó sẽ tuột mất. Và cái gì được coi là đẹp, là quý, là hiếm? Chỉ có thể là cái không phải của mình. Tôi có một tật xấu khó bỏ, đó là đã không đi mua sắm thì thôi, cứ đi shopping là muốn mua hết. Nhưng vác được về đến nhà rồi, tự nhiên thấy cái mình mua mới bình thường làm sao, thế là cả ngày cứ ngồi than thở tiếc tiền. Vật chất cũng thế, tình cảm cũng thế, mà các mối quan hệ giao tiếp cũng thế...Chúng ta hối tiếc khi đã mất đi, mà có trong tay thì thấy bình thường, mà nằm trong tay người thì lại khó chịu muốn giành lại. Bạn thấy đấy, xa xôi có nhiều bất lợi, nhưng không hoàn toàn vô ích. Gần gũi có cái hay, nhưng không có nghĩa là hoàn hảo. Khoảng cách có tác dụng đấy, nhưng nó chỉ có tác dụng với những người dùng khoảng cách như là cái cớ đổ thừa cho những thay đổi tình cảm mà thôi. Thế nào là một khoảng cách vừa đủ? Câu trả lời lãng xẹt nhất của tôi là: không quá xa, không quá gần. Hẳn nhiên bạn sẽ hỏi ngay tôi: Thế nào là không quá xa, không quá gần? Tôi sẽ viện dẫn ngay đôi mắt của bạn khi đọc entry này: khi nào bạn còn đọc được chữ trên blog của tôi, nghĩa là khoảng cách đó được coi là vừa đủ. Nếu to quá hay nhỏ quá không đọc được, thì lỗi là của bạn, và đề nghị bạn phải điều chỉnh ngay cái khoảng cách đó thôi. Câu trả lời của tôi là huề vốn quá, đúng không nào?! Không hẳn thế đâu?! Điều tôi nói cũng có thể được áp dụng cho khoảng cách giữa hai tâm hồn đấy. Nếu bạn thấy tình cảm giữa hai người đang đi vào giai đoạn lập lại một cách nhàm chán, thế thì mau xích ra thôi, đừng đeo nhau mãi như hình với bóng thế. Nếu bạn thấy tình cảm của bạn đang đi vào giai đoạn phôi phai một cách khó hiểu, thế thì xích lại gần nhau thôi, đừng đứng xa nhau mãi như thế. Khoảng cách là cần thiết, nhưng nhớ cho rằng, đó nên là một khoảng cách động. Đừng có cứng nhắc theo kiểu: "anh ở đâu, em ở đấy!", mà cũng đừng có cố định theo kiểu: "nhớ đứng cách em 10 mét đấy nhé ngài yêu". Tết đang về trên từng ngõ nhỏ, lòng người cũng rạo rực theo xuân. Những đứa con phương xa vẫn còn vội vã cho kịp chuyến xe. Những người mẹ vẫn còn rạo rực nồi bánh chưng nóng hổi đón chờ đứa con trở về. Nhưng nhớ nhé, qua tết thì lại tiếp tục khởi hành thôi. Ở quê hoài thì chỉ có chết đói, đấy là chưa kể cái tết năm sau, chẳng biết có còn nồi bánh chưng quê nhà cho lòng ai thêm rạo rực?! Xa xôi để người ta mong được gần gũi Nhưng gần quá thì người ta sẽ lại đẩy nhau ra xa. Thế cho nên, xa một chút, gần một chút Thỉnh thoảng lại xa, thỉnh thoảng lại gần Và tình cảm con người cần như vậy! (28/1/14) Thân tặng Sông Lấp Đừng biến Khoảng cách thành cái cớ cho những quyết định của bạn Chúng chỉ là phương tiện hỗ trợ cho mối quan hệ giữa người với người mà thôi. Khi dùng Khoảng cách như là mục đích cho những mối quan hệ Bạn nên biết rằng: bên trong cả hai đối tượng chẳng có gì.Bài đăng Cũ hơn:
Bài đăng Mới hơn:
16:26 | Cảm xúc |Tác giả bài viết: TRÍ KHÔNG
Tận cùng của cô đơn là hòa đồng trong tất cả
Tận cùng của tất cả là mình ta tròn đầy
Triết học - Phật học - Diễn đàn - Pháp âm - Tùng lâm Diệc cổ
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ NHẬN XÉT CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT Comments 0 CommentsKhông có nhận xét nào:
Lời thưa... | Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.Xin chào và chúc sức khỏe! |
Bạn ơi, cùng thở với tôi nhé...
Xem nhiều trong tháng
- Tự thuật (Augustin)
- Faust (J.W.Goethe)
- Thơ rơi
- Sự phản bội?
- Giá trị của cái Đẹp?
- Lòng người?
- Đạo Phật là Tôn giáo hay là Triết học?
- Quá khứ là gì?
- Thật và ảo?
- U như kỹ
Bài viết mới nhất
Bài viết ngẫu nhiên
Bình luận mới nhất
+ X Loading.. loading- Trang chủ
- Điểm tin
- Xã hội
- Con người
- Độc thoại
- Cảm xúc
- Tình yêu
- Thơ ca
- Âm nhạc
- Hội họa
- Phim - Ảnh
- Điểm sách
- Thư giãn
Từ khóa » Khoảng Cách Là Cái Gì
-
'khoảng Cách' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
ĐịNh Nghĩa Khoảng Cách TổNg Giá Trị CủA Khái NiệM Này. Đây Là ...
-
Khoảng Cách - Wiki Là Gì
-
Ý Nghĩa Của Khoảng Cách Trong Cuộc Sống Của Bạn Là Gì
-
Ý Nghĩa Của Khoảng Cách (nó Là Gì, Khái Niệm Và định Nghĩa)
-
Khoảng Cách - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Khoảng Cách Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Cần Xác định đúng Khoảng Cách Tâm Lý - Công An Nhân Dân