Khoảng Cách Lito/mè Lợp Ngói Là Bao Nhiêu? - THÉP MẠ
Có thể bạn quan tâm
1. LITO (MÈ) LÀ GÌ? 2. KHOẢNG CÁCH CÁC THANH LITO QUANG TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? 3. KHOẢNG CÁCH CÁC THANH LITO(ĐÒN TAY) VỚI CÁC LOẠI NGÓI NHƯ THẾ NÀO? 3.1. NGÓI ĐỒNG NAI 3.2. KHOẢNG CÁCH MÈ(LITO) LỢP NGÓI TRÁNG MEN PRIME HERA 3.3. KHOẢNG CÁCH MÈ(LITO) LỢP NGÓI VẢY CÁ 3.4. KHOẢNG CÁCH MÈ (LITO) CHO DÒNG NGÓI NHẬT BẢN NAKAMURA-HP 3.5. KHOẢNG CÁCH LITO CHO NGÓI ĐỒNG TÂM 3.6 KHOẢNG CÁCH LITO CHO NGÓI THÁI LAN 4. NÊN SỬ DỤNG VẬT LIỆU NÀO ĐỂ LÀM LITO(MÈ) LỢP NGÓI? |
Lito còn được gọi là mè - Theo định nghĩa truyền thống thì lito là những thanh tre hoặc nứa đặt dọc theo chiều dài của mái nhà, nó được buộc vào rui và dùng lợp nhà. Từ xa xưa, lito được làm từ các thanh tre, thanh nứa, tuy nhiên này nay khi xã hội phát triển hơn, con người biết sử dụng hồ, vữa hay gạch thẻ tạo nên các đường thẳng trên mái bê tông làm mè và lợp ngói.
2. KHOẢNG CÁCH CÁC THANH LITO QUANG TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?Ngày nay, lito thường được làm bằng kim loại đặt theo chiều dài của mái, được hàn hoặc bắn bằng ốc vít vào thanh cầu phong(đòn tay). Khi làm mái nhà khoảng cách lito lợp ngói cực kì quan trọng bởi vì lito sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng bị dột của ngôi nhà. Chính vì vậy nhà sản xuất thường đưa ra quy định cụ thể về khoảng cách lito khi lợp ngói.
Đối với mỗi loại ngói, khoảng cách lito cũng được thiết kế khác nhau. Khoảng cách lito được xác định bằng cách đo từ tim của cây lito này đến tim của cây lito bên kia và khoảng cách của đầu bên này và đầu bên kia phải bằng nhau để đảm bảo ngói lợp xong sẽ đẹp và có tính thẩm mỹ hơn.
3. KHOẢNG CÁCH CÁC THANH LITO(ĐÒN TAY) VỚI CÁC LOẠI NGÓI NHƯ THẾ NÀO?
3.1. NGÓI ĐỒNG NAI
- Đối với loại ngói Đồng Nai 10 viên/m2:
+ Đối với góc nghiêng mái: α=30-70ο. Khoảng cách mè(lito) trên các đỉnh là: f=10-40mm
+ Bước lợp (Bước mè): L=310-330mm.
+Bước lợp cuối: L1=270-300mm
- Đối với loại ngói Đồng Nai 22 viên/m2: Khoảng cách mè đối với dòng ngói này là 270mm
3.2. KHOẢNG CÁCH MÈ(LITO) LỢP NGÓI TRÁNG MEN PRIME HERA:
- Khoảng cách mè lợp ngói Hera L1=330mm±10mm.
- Nếu độ dốc mái từ 35-45ο thì khoảng cách thì khoảng cách lito là 30mm.
Quý khách vui lòng xem mẫu ngói và báo giá ngói Hera tại: https://bit.ly/2JvIzW1
3.3. KHOẢNG CÁCH MÈ(LITO) LỢP NGÓI VẢY CÁ
- Đối với mái ngói có độ dốc ≤ 40ο khoảng (3÷ 4)cm. Hàng sau nằm lên 2/3 hàng trước, sole nhau, mũi viên ngói hàng sau nằm giữa 2 viên ngói hàng trước (4÷ 5) cm
- Khi mái có độ dốc >40ο phải dùng phương pháp dán hoặc đục lỗ buộc dây.
3.4. KHOẢNG CÁCH MÈ (LITO) CHO DÒNG NGÓI NHẬT BẢN NAKAMURA-HP:
- Đối với dòng ngói sóng của Nhật Bản Nakamura-HP dòng sơn Nanosilicon 3D+ Bước mè(lito) là:330mm-350mm.
- Đối với dòng ngói phẳng: bước mè là 31-33cm.
QUÝ KHÁCH XEM THÊM BÁO GIÁ NGÓI NAKAMURA: >>>TẠI ĐÂY<<<
3.5. KHOẢNG CÁCH LITO CHO NGÓI ĐỒNG TÂM
- Bước mè cho ngói Đồng Tâm từ 280-300mm, khoảng cách cây mè cuối đối với mè kề cuối là: 25cm.
Bảng màu và báo giá ngói lợp Đồng Tâm: https://thepmamaingoi.vn/san-pham/bang-bao-gia-ngoi-lop-nha-dong-tam-2019-257.html
3.6. KHOẢNG CÁCH LITO CHO NGÓI THÁI LAN
- Khoảng cách lito cho ngói Thái Lan SCG loại ngói sóng là : 22-34 cm
- Đối với dòng ngói phẳng Prestige : 31-33 cm
4. NÊN SỬ DỤNG VẬT LIỆU NÀO ĐỂ LÀM LITO(MÈ) LỢP NGÓI?
a. Lito bằng tre nứa:
Thường thì các công trình ở nông thôn trước năm 1990, khi kinh tế còn khó khăn, ông bà ta thường sử dụng tre nứa ngâm dưới bùn khoảng 1 tuần để tre nứa săn chắc lại, sau đó đem phơi dưới nắng. Tre nứa vừa dùng làm đòn tay, vừa làm li tô được những người thợ buộc vào nhau bằng dây thép sau đó thường lợp ngói đất nung được sản xuất thời bấy giờ.
- Nhược điểm: Thanh tre nứa là vật liệu thân rỗng lại không được sử lý nên dễ bị mỗi mọt, mục, thời gian sử dụng ngắn, dễ bị cong vênh không định hình được nên mái lợp ngói sẽ không thẳng hàng dẫn đến thấm dột và nhất là liên kết lỏng lẽo dễ mất an toàn trong quá trình sử dụng
B. Lito (mè) bằng gỗ: Sau này khi co điều kiện hơn người ta đã chuyển qua dùng gỗ để làm lito lợp ngói. Mặc dù có nhiều ưu điểm hơn so với lito làm bằng tre nứa nhưng bản thân gỗ vẫn chứa đựng bản thân nó vẫn chứa những nhược điểm nhất định.
Xét về cường độ chịu nén của gỗ
Cường độ chịu nén của gỗ gồm có: Nén dọc thớ, nén ngang thớ pháp tuyến (xuyên tâm) nén ngang thớ tiếp tuyến và nén xiên thớ.
Trong thực tế rất hay gặp trường hợp nén dọc thớ (cột nhà, xà gồ, vì kèo, cột cầu, dàn giáo, v.v...). và Nén xiên thớ cũng là những trường hợp hay gặp (đầu vì kèo ).
Xét về các yếu tố khách quan:
+ Ở Việt Nam thuộc nền khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ nóng và lạnh chênh lệch cao.
+ Gỗ tự nhiên ngày càng thu hẹp, tuổi thọ của rừng giảm dẫn đến chất lượng gỗ giảm (gỗ bị non tuổi)
+ Chất lượng sấy và xử lý độ ẩm gỗ, xứ lý mối mọt không tốt làm ảnh hưởng đến xà gồ gỗ
+ Độ dài của cây gỗ ngắn nên thường phải nối nhiều khi sử dụng làm kết cấu xà gồ thì phải nối
+ Đội thợ lành nghề thi công kết cấu KHUNG VÌ KÈO/ XÀ GỒ GỖ LỢP MÁI NGÓI hiện nay còn rất ít vì vậy các đội thợ thiếu chuyên nghiệp thi công kết cấu mái sẽ không đảm bảo chất lượng.
+ Giá thành gỗ cao cấp ( gỗ Lim, gỗ Căm xe, gỗ Hương...) rất cao nên thường được thay để bằng gỗ kém chất lượng như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xà gồ.
+ Gỗ thật và gỗ giả cũng rất khó phân biệt.
c. Lito/me bằng sắt hộp
Trước năm 1990 người ta có thói quen sử dụng sắt đen loại 5*10 để làm mè/lito lợp ngói vì cho rằng đây là loại vật liệu an toàn và tốt nhất khi được hàn xì vững chắc. Nhưng theo nghiên cứu thì bản thân sắt đen có trọng lượng rất nặng, gây ảnh hưởng cho toàn bộ hệ thống đỡ của ngôi nhà như tường, cột, đà, dầm móng. Nếu như mái đổ bê tông thì " sức chịu đựng" của toàn bộ ngôi nhà sẽ vô cùng " nặng nhọc".
Đó là không kể khi chọn sắt đen làm lito/mè lợp ngói thì bạn cần sơn chống gỉ định kỳ để chống gỉ sét nhưng nếu gặp nước mưa thì sắt đen vẫn bị gỉ bình thường nhé, vì độ oxi hóa từ bên trong là rất cao. Khi thi công bạn phải hàn xì cố định, nên cần độ chính xác cao. Nếu sai sót thì bạn phải tháo ra, hàn lại gây mất thẩm mĩ. Trong quá trình hàn xì thì cần độ an toàn cao nữa nhé, nếu không thì sễ xảy ra cháy nổ đấy nhé!
lito sắt đen bị hoen rỉ
TẠI SAO BẠN NÊN SỬ DỤNG LITO/MÈ STEELTRUSS CHO KẾ CẤU MÁI BIỆT THỰ
HỆ KHUNG MÁI NHÀ - XÀ GỒ THÉP NHẸ STEELTRUSS® là giải pháp tối ưu nhất cho mái nhà của bạn bởi những đặc điểm sau:
- Được chế tạo từ thép mạ hợp kim Nhôm Kẽm cường độ cao ZINCALUME theo tiêu chuẩn Úc AS1397 G550 - AZ150, mái nhà của bạn sẽ có độ bền trên 50 năm mà không cần bất cứ hoạt động duy tu bảo dưỡng nào.
- Trọng lượng siêu nhẹ (xấp xỉ 10kg/m2). Nhẹ hơn 25 lần so với mái bê tông. Giúp bạn tiết kiệm được khoảng 30% vật liệu cho hệ thống cột, dầm, móng.
- Lớp mạ ZINCALUME đảm bảo kết cấu hoàn toàn không gỉ sét mà không cần sơn bảo dưỡng.
- Hoàn toàn không phải hàn do các liên kết sử dụng vít tự khoan, bulong đạn, bản mã liên kết cường độ cao mạ hợp kim.
- Được thiết kế bằng phần mềm chuyên nghiệp Supra Cadd đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho công trình, đồng thời tiết kiệm vật liệu, giảm chi phí.
- Được chế tạo trên dây truyền tự động PLC hiện đại vào bậc nhất trên thế giới đảm bảo độ chính xác cao và đồng bộ
- Các chi tiết thanh giàn và liên kết được thiết kế chính xác, kiểm tra cẩn thận từ bước thiết kết đến thực tế thi công tại công trường.
- Phù hợp với mọi loại ngói trên thị trường
- Mái nhà sau khi lợp cực phẳng và hoàn toàn không có cơ hội thấm dột, dễ dàng cải tạo ngói khi cần
- Giao hàng nhanh chóng do thiết kế và sản xuất hoàn toàn tự động
Tại sao thép ZINCALUME gọi là thép cường độ cao chống rỉ
Thép ZINCALUME là kim loại dạng tấm màu trắng bạc, trong thành phần có một lớp phủ của hợp kim bao gồm có 55% là Nhôm AL và 43.5% là Kẽm Zn và 1.5% là Silicon. Nó là sản phẩm của một quá trình nghiên cứu rộng rãi ở Châu Âu. Thép mạ hợp kim nhôm kẽm ZINCALUME là một loại thép cao cấp và có độ bền gấp 4 lần so với thép mạ kẽm thông thường.
Sau nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm và tiếp xúc thực tế, vào năm 1976 Thép mạ hợp kim nhôm kẽm ZINCALUME chính thức được ra mắt tại Châu Âu. Nó đã được chứng minh về sức mạnh chống ăn mòn tại Châu Âu. Còn tại Châu Á Thép ZINCALUME được các đơn vị uy tín thử nghiệm và xác nhận về hiệu suất tuyệt vời của nó trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở đây. Tại đây nó còn được gọi với cái tên rất thân thiện đó là thép được bọc Nhôm và Kẽm.
Thép mạ hợp kim nhôm kẽm ZINCALUME được bảo vệ bởi hai cách sau:
Thứ nhất: Thành phần Nhôm AL bên ngoài cùng sẽ tạo ra một lớp phủ có tên gọi là Oxit Nhôm có nhiệm vụ bảo vệ sự tàn phá của khí hậu khắc nghiệt cho lớp thép nền bên trong.
Thứ hai: Lớp kẽm bên ngoài cùng hay còn gọi là bảo vệ ca-tốt có nhiệm vụ bảo vệ lớp thép nền bên trong nếu bề mặt thép bị trầy xước và bề mặt các mặt cắt. Thành phần kẽm sẽ tạo thành một lớp màng sẵn sàng hi sinh để bảo vệ lớp thép nền bên trong khi các yếu tố tác động.
MỜI QUÝ KHÁCH XEM QUA CÁC DỰ ÁN MÀ CHÚNG TÔI SỬ DÙNG LITO/MÈ HỢP KIM NHÔM KẼM STEELTRUSS
Từ khóa » Khoảng Cách Mè Lợp Ngói
-
KHOẢNG CÁCH LI TÔ ( MÈ) LỢP MÁI NGÓI LÀ BAO NHIÊU? - Vntruss
-
Tìm Hiểu Khoảng Cách Và Cách Lắp đặt Rui Mè
-
Khoảng Cách Xà Gồ Lợp Ngói - Khung Thép
-
Hướng Dẫn Cách Chia Rui Mè Lợp Ngói Phù Hợp Nhất | Luca Group
-
Khoảng Cách Lito Lợp Ngói - Nstruss
-
Hướng Dẫn Lợp Ngói 10 Viên/m2
-
HƯỚNG DẪN KHOẢNG CÁCH THANH MÈ / LITÔ KHUNG KÈO ...
-
Tìm Hiểu Về Khoảng Cách Lito Lợp Ngói - Kiến Trúc 902 Studio
-
Khoảng Cách Rui Mè Lợp Ngói
-
Khoảng Cách Litô Lợp Ngói Thực Chất Là Bao Nhiêu? - Góc Xây Dựng
-
Cách Tính Rui Mè Lợp Ngói Và Xác định Khoảng Cách Phù Hợp
-
Cách Chia Mè Lợp Ngói
-
Khoảng Cách Mè Lợp Ngói Viglacera - Blog Của Thư