Khoảng Cách Thế Hệ - Hiểu Sao Cho đúng? - BlogAnChoi

Khoảng cách thế hệ luôn tồn tại trong mỗi gia đình, và trong cuộc sống hiện đại, những tác động của nó lên các mối quan hệ trong gia đình ngày càng rõ nét và được chú ý hơn. Nhiều người nghĩ rằng khoảng cách thế hệ như “bóng ma” phá huỷ sự thấu hiểu trong gia đình, nhưng điều ấy liệu có đúng?

Nội dung chính
  • Sự khác biệt cấu thành nên khoảng cách…
    • Văn hoá xã hội xưa và nay
    • Công nghệ – thứ thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác
  • …nhưng cũng chính sự khác biệt hàn gắn gia đình lại với nhau
  • Làm sao để biến xa cách thành cảm thông

Sự khác biệt cấu thành nên khoảng cách…

Đã gọi là “khoảng cách” thì đương nhiên phải tạo thành từ sự khác biệt. Nhưng khi đang cùng chung sống tại một thời điểm, chính những khác nhau trong quá khứ, trải nghiệm sống mới là điều khiến cha mẹ với con cái, ông bà với cháu chắt đôi khi không tìm được tiếng nói chung.

Văn hoá xã hội xưa và nay

Thời đại 4.0 đề cao quyền dân chủ, mỗi người đều tự do cất lên tiếng nói và thể hiện cái tôi của mình. Trong khi đó, văn hoá Việt Nam xưa với những luật lệ, định kiến hà khắc, rập con người vào trong những cái khuôn nhất định, và việc sống đúng như những gì mà người khác kỳ vọng là điều đã ăn sâu vào tâm trí thế hệ ông bà, cha mẹ ta. Với tư duy luôn hướng về truyền thống, gia đình, việc không đồng tình với các luồng tư tưởng mới với khuynh hướng “vị kỷ” hiện nay là điều khó tránh khỏi.

Cùng với đó, xu hướng hội nhập với các nền văn hoá khác tạo ra những quan điểm, suy nghĩ mới về các vấn đề trong xã hội, thời trang, lối sống,… cách xa so với tư tưởng truyền thống. Một ví dụ biểu trưng, nếu như đối với thế hệ ông bà cha mẹ chúng ta, nhuộm tóc sáng màu là dấu hiệu của sự nổi loạn, hư hỏng, thậm chí “giang hồ” và rất khó chấp nhận thì đối với các bạn trẻ, đây lại là một cách để thể hiện cá tính của bản thân.

Định kiến "nhuộm tóc là hư hỏng" - nguyên nhân tranh cãi ở nhiều gia đình Việt (Nguồn: Internet)
Định kiến “nhuộm tóc là hư hỏng” – nguyên nhân tranh cãi ở nhiều gia đình Việt (Nguồn: Internet)

Công nghệ – thứ thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác

Thời của ông bà ta, niềm vui và tương tác giữa người với người thời đó đều là tương tác trực tiếp, “nhà này chạy sang nhà kia”. Còn ở đời sống hiện đại, công nghệ tân tiến cho phép con người giữ kết nối với nhau dù có cách xa nửa vòng Trái đất chỉ qua vài cú click chuột. Đó cũng là lý do khiến đôi khi chúng ta trở nên thờ ơ, né tránh với những sự kiện trực tiếp, những cuộc họp mặt gia đình và cho rằng “có thể biết được tình hình của nhau qua màn hình” – điều đó vô tình tạo nên những đứt gãy trong quan hệ tình cảm của gia đình, thiếu thời gian trò chuyện để thấu hiểu nhau.

Bên cạnh đó, mạng xã hội, game online, việc học hành hay công việc trực tuyến là những thứ giữ chân thế hệ trẻ “cắm mặt” cả ngày vào màn hình vi tính hay điện thoại, ngày càng giỏi hơn trong việc ứng dụng công nghệ vào cuộc sống. Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh có thể vẫn đang loay hoay tìm cách làm quen với giao diện điện thoại, mất nửa tiếng để soạn một tin nhắn và cảm thấy bị bỏ rơi bởi chính con cháu, trong chính xã hội chuyển biến quá nhanh này.

Người lớn tuổi cảm thấy bị bỏ rơi trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt. (Nguồn: Internet)
Người lớn tuổi cảm thấy bị bỏ rơi trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt. (Nguồn: Internet)

…nhưng cũng chính sự khác biệt hàn gắn gia đình lại với nhau

Tuy nhiên, bất chấp việc khó tìm được tiếng nói chung mà khoảng cách thế hệ tạo nên, không thể phủ nhận rằng chính sự cách biệt thế hệ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và kết nối các thế hệ trong gia đình. Dù có thể không tiếp nhận các quan điểm hiện đại, thứ họ trao tặng cho con cháu của mình là tình yêu thương vô bờ bến và kinh nghiệm sống dày dạn của mình – những bài học về quy luật cuộc đời, cách đối nhân xử thế mà có thể hàng trăm, hàng ngàn năm nữa vẫn không thay đổi dù thời đại có đổi thay.

Thông qua con cháu của mình, các thế hệ trước cũng có thể tiếp thu được nhanh hơn những tâm tư tình cảm, những điều hay ho, mới mẻ, nhờ đó bắt kịp và tìm được niềm vui nơi những biến chuyển mới của thời đại. Quan trọng nhất, tính chất “từ đời này sang đời khác, thế hệ nối tiếp thế hệ” chính là đặc điểm không thể thiếu của gia đình, tạo nên sự gắn kết bền chặt từ tình yêu thương, vì vậy cụm từ “khoảng cách thế hệ” cũng chính là đang chỉ đến sự nối tiếp đáng quý ấy.

Sự cách biệt thế hệ cũng là thứ tạo nên một gia đình, chia sẻ kinh nghiệm và tình cảm cho nhau. (Nguồn: Internet)
Sự cách biệt thế hệ cũng là thứ tạo nên một gia đình, chia sẻ kinh nghiệm và tình cảm cho nhau. (Nguồn: Internet)

Làm sao để biến xa cách thành cảm thông

Khoảng cách thế hệ có thể làm sâu đậm tình thân, nhưng cũng có thể làm phai nhạt đi phần nào tình cảm gia đình. Chìa khóa duy nhất để xoá nhoà khoảng cách chính là giao tiếp. Đối với các bạn trẻ, hãy dành thời gian trò chuyện, suy ngẫm về quan điểm, những áp lực của phụ huynh, đặt mình vào góc nhìn của họ để hiểu và cảm thông trước khi nêu ra quan điểm của bản thân mình.

Giao tiếp là chìa khoá của sự thấu hiểu và cảm thông. (Nguồn: Internet)
Giao tiếp là chìa khoá của sự thấu hiểu và cảm thông. (Nguồn: Internet)

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm cái nhìn rõ ràng, sâu sắc hơn về khoảng cách thế hệ để ứng dụng vào đời sống gia đình. Hãy theo dõi BlogAnChoi để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác nhé!

Các bài viết liên quan:

  • Khi quyết định tự sát, những đứa trẻ đó nghĩ gì?
  • 20 phim tình thân gia đình ấm áp, cảm động đáng xem nhất
  • 17 món quà tết tặng bố mẹ ý nghĩa nhất
Xem thêm

5 bộ truyện tranh gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ

Trong giai đoạn Internet chưa phổ biến ở Việt Nam thì một trong những thú vui phổ biến nhất của thế hệ 9x, đầu 2x là đọc và sưu tầm truyện tranh. Hôm nay, BlogAnChoi sẽ cùng các bạn điểm lại một số đầu truyện tranh phổ biến và gắn liền với tuổi thơ theo quan điểm cá nhân ...

Từ khóa » Chủ đề Khoảng Cách Thế Hệ