KHOÁNG RẤT QUAN TRỌNG TRONG NUÔI TÔM

  1. Các loại khoáng cần thiết:
  • Chất khoáng cho tôm bao gồm nhiều loại khác nhau, đóng vai trò rất lớn trong quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm nuôi. Khoáng được chia làm 2 nhóm là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng như sau:
    1. Khoáng đa lượng gồm 6 loại: Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Photpho (P), Kali (K) và lưu huỳnh (S).
    2. Khoáng vi lượng gồm 16 loại: Nhôm (Al), Asen (As), Coban (Co), Chrom (Cr), Đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Selen (Se), Silic (Si), Niken (Ni), Thiếc (Sn), Vanadi (V) và Kẽm (Zn).KHOANG RAT QUAN TRONG TRONG NUOI TOM.jpg (334 KB)
  1. Chức năng của khoáng trong nuôi tôm:
  • Là thành phần của vỏ.
  • Thành phần của các hợp chất hữu cơ như protein, lipid.
  • Điều hòa áp suất thẩm thấu, các thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ.
  • Đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, kích thích tố (hormone), sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác, và hoạt hoá enzym.

Chức năng các loại:

  • Ca và P hình thành cấu tạo vỏ tôm.
  • Ca: là thành phần chống đông máu, dẫn truyền thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu
  • P là thành phần của màng tế bào phospholipid, nucleic
  • Mg: giúp cân bằng trong ngoài tế bào, quá trình trao đổi protein. Lipid
  • K: rất quan trọng- trong quá trình trao đổi chất của tôm. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biến ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết lo do thiếu K
  1. Vì sao tôm thiếu khoáng?
  • Hàm lượng chất khoáng trong nước biển tự nhiên là vô cùng lớn, tuy nhiên khi nước biển được đưa vào ao nuôi thì chỉ chứa một hàm lượng khoáng nhất định
  • Độ mặn của nước thấp, độ cứng và độ kiềm thấp.
  • Ion trong nước không cân bằng.
  • Thức ăn không cung cấp đủ.
  • Mật độ nuôi cao dẫn đến cạnh tranh.
  • Hấp thụ của tôm và môi trường.

Những biểu hiện khi tôm thiếu khoáng

Đa lượng

  • Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+.
  • hàm lượng Ca, P, Mg trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng làm cho tôm chậm lớn, tôm lột khó cứng vỏ, gây ra hiện tượng đục cơ và cong thân thường thấy trong quá trình nuôi tôm thẻ.

Vi lượng

  • Làm tôm sinh trưởng chậm, gan tụy, tôm dễ nhiễm bệnh.
  • giảm bắt mồi, còi cọc, thân ngắn, đuôi bất thường, dễ bị dị hình, tăng tỷ lệ chết
  1. Nên bổ sung khoáng như thế nào?
  • Nên thay nước để bổ sung lượng khoáng từ bên ngoài vào. Do trong nước độ mặn càng cao thì lượng khoáng có trong nước càng cao, khoáng trong nước tôm rất dễ hấp thụ, ít tốn chi phí nhất. Lưu ý: nước phải được xử lý trước trong ao lắng mới được cấp vào ao nuôi.
  • Các loại khoáng được bổ sung vào ao nuôi phải là loại khoáng đảm bảo tôm thẻ chân trắng có thể dễ dàng hấp thu, nên bổ sung khoáng bằng cách hòa trộn vào thức ăn giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng.
  • Việc bổ sung khoáng phụ thuộc vào mật độ nuôi và độ mặn trong ao, nếu nước trong ao nuôi có độ mặn khoảng 4‰ thì nên bổ sung 5 – 10mg K+/ lít và 10 – 20mg Mg2+/ lít nhằm đảm bảo tôm thẻ chân trắng có thể tăng trưởng và đạt tỷ lệ sống cao hơn. Môi trường nước nuôi tôm thì tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1 và Mg:Ca phải đạt 3,1:1
  1. Nên bổ sung khoáng vào thời điểm nào trong ngày?
  • Thời điểm tốt nhất để bổ sung khoáng xuống ao nuôi là vào buổi sáng sớm hoặc vào ban đêm từ 22h – 0h, vì tôm thường lột xác vào chính thời điểm này. Đồng thời đó sau khi lột xác thì tôm cần một lượng oxy rất cao.

Đối với môi trường ao nuôi rộng lớn thì điều này rất khó cho bạn kiểm soát cho đến khi bạn nhận ra được biểu hiện rõ ràng thì lúc đó bạn xử lý thì không còn kịp thời gậy ảnh hưởng lớn là một trong những nguyên nhân làm cho tôm nuôi phát triển kém hay bị dịch bệnh. Chính vì điều này sản phẩm ao ương di động hay còn gọi là bể ương nổi được ứng dụng giúp bà con nông dân thuận lợi về môi trường ao nuôi , theo sự trải nghiệm của người dân cho thấy ương tôm trong ao vèo thật sự hiệu quả. Bạn có thể xem tham khảo video dưới đây

Từ khóa » Khoáng Hữu Cơ Cho Tôm