Khoáng Vi Lượng Hữu Cơ Giúp Cải Thiện Sức Khỏe Và Năng Suất Vật Nuôi

Hiện nay, khẩu phần ăn của vật nuôi đều được bố sung nhiều loại khoáng vi lượng có thể dưới dạng vô cơ hay hữu cơ nhằm cung cấp khoáng chất đảm bao duy trì sức khỏe, miễn dịch, năng suất, sinh sản cho động vật. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng khoáng vi lượng dạng hữu cơ vào khẩu phần ăn của vật nuôi cho hiểu quả tốt hơn so với khoáng vô cơ. Vậy khoáng hữu cơ mang lại những lợi ích như thế nào? Chúng ta cùng đi đến những thông tin bổ ích dưới đây:

Các loại khoáng vi lượng và ưu nhược điểm của chúng

Trong cơ thể động vật, các nguyên tố khoáng vi lượng thiết yếu (Zn, Cu, Fe, Mn) không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài qua thức ăn. Các loại khoáng vi lượng này cũng là một phần không thể thiếu của cơ thể, thực hiện các chức năng trong quá trình trao đổi chất của sinh vật, cần cho tất cả các giai đoạn sống.

Khoáng vi lượng ngoại sinh có hai dạng: khoáng vô cơkhoáng hữu cơ. Khoáng vô cơ có thành phần đơn giản gồm khoáng đơn và gốc hóa học, có giá thành tương đối rẻ để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên chúng có rất nhiều nhược điểm tiềm ẩn đã được các nhà nghiên cứu chứng minh:

  • Mặc dù, bổ sung một lượng lớn khoáng vô cơ vào cơ thể động vật nhưng chúng chỉ có một tỷ lệ nhỏ được hấp thu, phần lớn bị đào thải ra ngoài theo phân, làm ô nhiễm môi trường đất do kim loại nặng ngấm vào.
  • Tăng quá trình oxy hóa trong thức ăn và trong đường tiêu hóa
  • Các loại khoáng vô cơ sẽ tạo phản ứng hóa học với các thành phần khác trong thức ăn và hình thành các phức hợp không hòa tan hoặc tương tác đối kháng với các yếu tố khác trong thức ăn
  • Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các kim loại nặng (chì, cadium, asen, dioxin)

Do đó, để khắc phục những nhược điểm trên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một giải pháp thay thế khoáng vô cơ để bổ sung vào thức ăn bằng cách tạo ra một loại khoáng vi lượng hữu cơ dạng chelate với nhiều ưu điểm hơn:

  • Tính sinh khả dụng cao hơn, giúp hấp thu được nhiều khoáng hơn vào cơ thể
  • Giảm tương tác với các thành phần khác trong thức ăn
  • Khoáng hữu cơ ổn định hơn ngay cả khi trộn với các chất phản ứng như tannin, gốc phosphate, gốc acid
  • Giảm phản ứng oxy hóa trong thức ăn và đường tiêu hóa
  • Không tương tác cạnh tranh với các yếu tố khác trên đường tiêu hóa
  • Liều lượng bổ sung thấp, giảm nguy cơ gây độc, giảm bài tiết kim loại ra môi trường
  • Cải thiện sức khỏe, năng suất cho động vật

Các loại khoáng vi lượng được bổ sung trong khẩu phần động vật và vai trò của từng loại

sử dụng khoáng hữu cơ Chelate trong thức ăn chăn nuôi giúp vật nuôi hấp thu khoáng tốt hơn, giảm thiểu bài tiết khoáng, ô nhiễm môi trường, giúp tiết kiệm một phần chi phí trong việc sử dụng khoáng vô cơ

Động vật không thể tự tổng hợp được nhiều loại khoáng vi lượng, chúng đều cần được bổ sung thông qua thức ăn, tuy nhiên có bốn loại khoáng cần thiết, người chăn nuôi nên bổ sung cho vật nuôi, nếu thiếu các loại này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, miễn dịch và năng suất của động vật.

Kẽm là thành phần của các coenzyme và các hormone khác nhau, tham gia tổng hợp insulin, tổng hợp và ổn định axit nucleic, tham gia vào hệ miễn dịch. Động vật bổ sung thiếu kẽm dẫn đến rối loạn tổng hợp da, lông và móng vuốt (chứng tăng sừng và tăng sừng), ban đỏ dưới da có vảy, giảm khả năng chữa lành vết thương, giảm sản lượng sữa, rối loạn trong quá trình sinh sản của thú đực và cái (trưởng thành của tinh hoàn và sản xuất tinh trùng, rối loạn rụng trứng), rối loạn phát triển xương, giảm lượng thức ăn ăn vào, làm giảm năng suất.

Đồng là thành phần của enzyme và chất hoạt hóa enzyme; tham gia vào cấu trúc tổng hợp keratin của sừng móng, hệ miễn dịch, sinh sản; sự phát triển, tính toàn vẹn của bàn chân và sức khỏe của chân. Thiếu hụt đồng dẫn đến rối loạn sinh sản (động dục yếu, phôi thai hấp thụ lại phôi, các vấn đề sau sinh, hoại tử nhau thai ..); tăng tỷ lệ nhiễm trùng và viêm vú; rối loạn chuyển hóa xương; tiêu chảy,…

Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin và myoglobin vận chuyển oxy đến các tế bào, thành phần của các enzym, protein quan trọng và Coenzyme của các cytochromes khác nhau, thành phần của transferrin, của tử cung của nhau thai và của lactoferrin trong vận chuyển và sử dụng sắt trong sữa. Con non thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, da nhợt nhạt, giảm tốc độ tăng trưởng, bộ lông thô ráp, vật nuôi lớn giảm ăn, giảm đề kháng.

Mangan tham gia vào sự phát triển tổng hợp của xương, tăng sinh các mô, kích hoạt các enzyme trong việc hình thành vách ngăn, protein trong da và trong các mô liên kết, là thành phần của các enzym quan trọng (ví dụ: tổng hợp chất béo), tham gia vào hệ miễn dịch. Động vật thiếu hụt Mangan dẫn đến rối loạn tăng sinh khung xương, giảm phát triển xương, giảm tỷ lệ sinh sản (vẫn động dục, nhưng tỷ lệ thụ thai thấp, đa nang buồng trứng), rối loạn sản xuất tinh dịch, giảm tỷ lệ nở trên gia cầm…

Khoáng hữu cơ Plexomin bao gồm 4 loại khoáng đơn Plexomin Zn, Plexomin Cu, Plexomin Fe, Plexomin Mn. Thành phần chứa khoáng đơn được liên kết chelate với phân tử amino acid Glycine theo tỷ lệ 1:1. Phân tử Glycine có cấu trúc phân tử nhỏ nhất do đó nên sẽ gắn được một hàm lượng cao kim loại đơn tạo ra một phức hợp có khối lượng tương đối hợp lý, vững chắc.

Khoáng hữu cơ Plexomin ở dạng chelate này có cấu trúc hóa học đặc biệt ổn định, kim loại được gắn với Glycine sẽ được bảo vệ tốt hơn, và không bị tách ra trong quá trình tiêu hóa nên không ảnh hưởng đến sự hấp thu, giúp hấp thu nguyên vẹn. Sau khi hấp thu, kim loại ngay lập tức sẽ được chuyển đến cơ thể sinh vật hoặc hệ thống enzyme chuyên biệt. Do đó, tiết kiệm tiến trình sinh hóa so với hấp thu khoáng vô cơ và sẽ tiết kiệm được lượng kim loại sử dụng trong khẩu phần ăn của động vật.

Mặt khác, khoáng hữu cơ dạng chelate sẽ tránh cho kim loại khỏi quá trình oxi hóa - khử khi trộn với các vitamin tan trong chất béo, tránh tương tác đối kháng với các loại khoáng khác (như Fe và Cu, Ca và Zn,…), chống lại sự ion hóa trong quá trình sản xuất, vận chuyển hoặc dự trữ trong thức ăn ( Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+,…) và giảm sự phá vỡ vitamin trong thức ăn. Điều này sẽ giúp tránh sự thất thoát dinh dưỡng và tăng sự hấp thu.

Các nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Khoáng hữu cơ Plexomin đối với heo con và heo vỗ béo

Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu quả khi bổ sung khoáng hữu cơ Plexomin đối với năng suất của heo con

Thí nghiệm thực hiện tại Thái Lan, năm 2010, với tổng cộng 240 heo con cai sữa trong vòng 42 ngày. Chia thành 2 lô nghiệm thức, mỗi lô có 8 ô chuồng, mỗi ô chuồng nuôi 15 con.

Bảng 1: Lượng khoáng vi lượng vô cơ dạng sulphate và khoáng vi lượng hữu cơ Plexomin được bổ sung

Khoáng

Khoáng vô cơ

Khoáng hữu cơ Plexomin

Lượng bổ sung (mg/kg)

Lượng bổ sung (mg/kg)

Fe Zn Cu Se

100 100 100 0.4

110 100 100 0.4

Bảng 2: Hiệu quả bổ sung Khoáng hữu cơ Plexomin cho heo con cai sữa sau 42 ngày

Khoáng vô cơ

Khoáng hữu cơ Plexomin

Khối lượng ban đầu , kg

7.29

7.29

Khối lượng kết thúc , kg

22.38

22.46

Lượng ăn vào hằng ngày, kg

0.602

0.592

FCR

1.709

1.652*

Tỷ lệ chết, %

3.33

0.83

Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của các loại khoáng hữu cơ Plexomin đối với năng suất heo vô béo.

Nghiên cứu được thực hiện trên heo vỗ béo, nuôi từ 60-105 kg, tại Hungari, chia làm làm 2 lô nghiệm thức bổ sung khoáng vi lượng vô cơ dạng sulphate và khoáng vi lượng hữu cơ Plexomin như sau:

Bảng 3: Hàm lượng khoáng vi lượng được bổ sung cho mỗi nghiệm thức:

Các loại khoáng

Khoáng vô cơ

Khoáng hữu cơ Plexomin

Lượng bổ sung (mg/kg)

Ước lượng (mg/kg)

Lượng bổ sung (mg/kg)

Ước lượng (mg/kg)

Fe Mn Zn Cu

130 20 130 17.5

185.5 30.7 178.5 25.8

130 20 130 17.5

197.5 28.2 186 27.3

Bảng 4: Hiệu quả khi bổ sung Khoáng hữu cơ Plexomin so với khoáng vô cơ

Khoáng vô cơ

Khoáng hữu cơ Plexomin

Tổng số con

464

475

Tăng trọng hằng ngày, g

860

860

Lượng thức ăn hằng ngày, kg

3.03

2.65

Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR

3.5

3.0

Như vậy, sử dụng khoáng hữu cơ Plexomin là một giải pháp giúp người chăn nuôi tối ưu được chi phí bổ sung khoáng vi lượng vào thức ăn chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo được tỷ lệ hấp thu khoáng cao, giảm sự tương tác với các thành phần trong thức ăn, giảm thiểu loại thải kim loại nặng ra môi trường, mang lại lợi ích cho sức khỏe, năng suất của động vật.

Tác giả Saigon Nutrition Team

Từ khóa » Khoáng Hữu Cơ Trong Chăn Nuôi