Khóc Giữa Chiêm Bao | Văn Hóa - Giải Trí

Văn hóa - Giải trí

Tin tức

Cuộc thi viết

Giải trí

Sáng tác

Thể thao

 Đã có lần con khóc giữa chiêm baoKhi hình mẹ hiện về năm khốn khóĐồng sau lụt, bờ đê sụt lởMẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn. Anh em con chịu đói suốt ngày trònTrong chạng vạng ngồi co ro bậu cửaCó gì nấu đâu mà nhóm lửaNgô hay khoai còn ở phía mẹ về… Chiêm bao tan nước mắt dầm dềCon gọi mẹ một mình trong đêm vắngDù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọngTới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương. Con lang thang vất vưởng giữa đời thườngĐâu cũng sống, không đâu thành quê đượcCòn quê mẹ cuối chân trời tít tắpCon ít về từ ngày mẹ ra đi. Đêm tha hương con tìm lại những gìVới đời thực chẳng bao giờ gặp nữaMong hình mẹ lại hiện về giấc ngủDù thêm lần con khóc giữa chiêm bao! Vương Trọng  Nhà thơ Vương Trọng đã từng tâm sự: “Tôi yêu Đỗ Phủ hơn Lý Bạch, yêu Nguyễn Du hơn Hồ Xuân Hương bởi Đỗ Phủ và Nguyễn Du ngoài tài thơ ra còn có trái tim lớn đau nỗi đau những cuộc đời bất hạnh. Thơ sinh ra không phải cho người đời chơi chữ, mà cốt để chuyển tải nỗi lòng. Bài thơ hay nhiều khi không còn thấy thơ đâu mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng và số phận”. Phải chăng vì quan niệm về thơ như thế mà hầu hết các tác phẩm của ông đều để lại trong lòng độc giả trở trăn về những mảnh đời, số phận bất hạnh hay những tâm trạng day dứt. Trong số rất nhiều thi phẩm của ông hẳn độc giả không quên bài “Khóc giữa chiêm bao”, một bài thơ viết về - người mẹ đã khuất.  Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ thực tại trở về quá khứ rồi quay về với thực tại với dòng tâm trạng trào dâng, nghẹn ngào! Bài thơ mở đầu tự nhiên, dung dị như một lời giới thiệu chân thành: “Đã có lần con khóc giữa chiêm bao/ Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó/ Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở/ Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn”. 
Khóc giữa chiêm bao - ảnh 1
Ảnh minh họa
 Hình ảnh người mẹ chỉ còn trong kí ức chợt hiện về thật rõ, thật cảm động trong giấc chiêm bao. Và cả tuổi thơ đói nghèo, deo dắt cứ thế ùa về trong tâm tưởng của nhà thơ. Một tuổi thơ “dữ dội” gắn với vùng quê xứ Nghệ thời tiết khắc nghiệt “mùa hạ nắng cháy da” còn mùa mưa ngập đường làng, ngõ xóm và cả cửa nhà. Trên nền cảnh đói nghèo, khốn khó đó là hình ảnh người mẹ tảo tần sớm hôm chật vật lo miếng cơm manh áo cho những đứa con thơ dại. Hình ảnh ấy khiến trái tim tác giả nhói đau và độc giả đồng thổn thức. Rồi hình ảnh đàn con thơ vất vưởng, dật dờ chờ bữa cơm chiều từ phía mẹ cũng khiến ta không khỏi đau lòng: “Anh em con chịu đói suốt ngày tròn/ Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa/ Có gì nấu đâu mà nhóm lửa/ Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về”. Lời thơ nhẹ nhàng như lời kể chuyện – những mẩu chuyện buồn đến tái tê, não nề. Không cần thổi phồng, không cần hư cấu. Hiện thực là thế mà tâm ta cứ nhói đau! Chúng ta hình dung ra bức tranh của một gia đình nghèo chỉ có mẹ là lao động chính cùng đàn con còn thơ. Bởi thế những đứa con đang ngày ngày đối mặt với những trận đói, cơn rét. Những gương mặt trẻ thơ ngơ ngác đón chờ từ phía mẹ cũng chỉ có ngô, khoai! Câu thơ khiến lòng ta se thắt bởi sự đói nghèo mà mẹ con phải chịu đựng. Trong ngôi nhà ấy chắc chắn chẳng có thứ gì để những đứa con lót dạ mà tất cả phải đợi mẹ về!... Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ - một quá khứ ám ảnh đến muôn đời, muôn người! Cuộc sống hôm nay với nhà thơ chắc sẽ dễ chịu hơn nhiều nhưng quá vãng ấy vẫn cứ hiện về, vẫn cứ đeo bám, day dứt. Để rồi nhắc nhở mỗi người biết nhớ về xưa và trân quý những gì đang có!Chiêm bao tan nhưng nỗi lòng xót xa vẫn còn neo lại. Một nỗi buồn đau cào xé tâm can. Và người con ấy gọi mẹ trong đêm vắng nơi tha hương như để tìm về hơi ấm của người xưa, của tình mẫu tử thiêng liêng, bất tử.  Chỉ là một tiếng gọi mẹ thốt lên trong đêm vắng mà lay động trái tim bao người. Bởi tiếng gọi mẹ ấy chẳng bao giờ có lời đáp lại vì mẹ đã không còn, phía mẹ chỉ nhạt nhoà khói hương, hư ảo! Tiếng thơ nhẹ nhàng mà có sức lan toả lạ kì. Chẳng cần nói nhiều, chẳng cần trau chuốt, gọt giũa câu từ mà độc giả cũng rưng rưng, nghẹn ngào cùng tác giả! Tiếng gọi “Mẹ” thiêng liêng ấy luôn thường trực trong tâm khảm nhà thơ. “Con ít về từ ngày mẹ ra đi” không phải vì con không  yêu quê, nhớ quê mà vắng mẹ ngày về của con trở thành vô nghĩa thậm chí đớn đau. Và thẳm sâu trong trái tim con chỉ có phía mẹ mới là quê hương duy nhất – nơi đó vẫn đợi con về! Bài thơ khép lại nhưng nỗi lòng vẫn thổn thức, da diết tâm can. Ta hiểu hơn, trân trọng hơn mỗi phút giây còn có mẹ. Ta hiểu hơn tấm lòng và khát vọng của nhà thơ. Cảm ơn ông đã để lại cho đời một tiếng lòng thơ đau đáu tình người như thế!  Vương Thư 

Mức độ trải nghiệm của bạn khi đọc Báo PNTĐ như thế nào?

Rất hài lòng Bình thường Không hài lòng
5 năm thi hành Luật Thư viện: Tạo chuyển biến tích cực cho văn hóa đọc Thủ đô

5 năm thi hành Luật Thư viện: Tạo chuyển biến tích cực cho văn hóa đọc Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện nhằm đánh giá công tác thi hành Luật trên địa bàn Thủ đô; thảo luận đưa ra giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành Luật, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai Luật Thư viện. Văn hóa - Giải trí 22/11/2024
“Khơi dậy Tinh hoa, Nối dài Di sản” tôn vinh giá trị văn hóa, di sản Việt Nam

“Khơi dậy Tinh hoa, Nối dài Di sản” tôn vinh giá trị văn hóa, di sản Việt Nam

(PNTĐ) - Được sự ủng hộ và đồng hành của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thương hiệu lụa DeSilk ra mắt Bộ sưu tập lụa “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật Việt Nam qua từng mẫu thiết kế độc đáo, sáng tạo trên lụa. Việc kết hợp giữa bảo vật quốc gia Việt Nam và lụa là sự kết hợp mang giá trị mới nhằm đưa di sản đến gần hơn với công chúng. Văn hóa - Giải trí 22/11/2024
Lan toả giá trị văn hoá Phật giáo thông qua triển lãm nghệ thuật “Sáng Đạo Trong Đời“

Lan toả giá trị văn hoá Phật giáo thông qua triển lãm nghệ thuật “Sáng Đạo Trong Đời“

(PNTĐ) - Triển lãm nghệ thuật "Sáng Đạo Trong Đời" đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm Hà Nội. Triển lãm do Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Ban Văn hóa Trung ương tổ chức nhằm lan toả giá trị văn hoá Phật giáo tới du khách tại Thủ đô. Văn hóa - Giải trí 22/11/2024
Số hóa để “hồi sinh” di tích

Số hóa để “hồi sinh” di tích

(PNTĐ) - Hà Nội có hệ thống di tích lịch sử phong phú và đồ sộ. Trong công cuộc bảo tồn các di tích lịch sử thì nỗ lực “số hóa” di tích tại Hà Nội là một trong những điểm nổi bật đáng ghi nhận. Văn hóa - Giải trí 22/11/2024
Tăng Duy Tân dặn Tùng Dương: Khi hát phiêu phải để micro ra xa không được... át đàn em

Tăng Duy Tân dặn Tùng Dương: Khi hát phiêu phải để micro ra xa không được... át đàn em

(PNTĐ) - Liveconcert “Người đàn ông hát” của Tùng Dương đã cháy vé trước thời điểm diễn ra gần 3 tuần, quy tụ các gương mặt trẻ đang rất hot hit như: Trung Quân idol, Soobin Hoàng Sơn, Double 2T và người em họ nhạc sĩ - ca sĩ Tăng Duy Tân. Đây được xem là cuộc lột xác của Tùng Dương khi lựa chọn toàn người trẻ để thử nghiệm trong một concert riêng của mình. Văn hóa - Giải trí 22/11/2024
  • Báo Phụ nữ Thủ đô 47-24
  • Báo Phụ nữ Thủ đô 46-24
  • Báo Phụ nữ Thủ đô 45-24
Xem thêm
  • Đời sống Gia đình 47-2024
  • Đời sống Gia đình 46-2024
  • Đời sống Gia đình 45-2024
Xem thêm

Từ khóa » Khóc Giữa Chiêm Bao