Khóc Nhiều, Hay Suy Nghĩ Có Phải Trầm Cảm Không? - BookingCare
Có thể bạn quan tâm
Không ít người đang trải qua cảm giác buồn bã, khóc nhiều và hay suy nghĩ... Những cảm xúc này thực sự khó chịu và mệt mỏi. Liệu đây có phải dấu hiệu của trầm cảm không?
Khóc nhiều, hay suy nghĩ có phải trầm cảm không?
Người mắc trầm cảm có nhiều biểu hiện như: Luôn cảm thấy mệt mỏi, thích ở một mình, thay đổi thói quen khi ngủ, luôn nghĩ tiêu cực, muốn tự sát, dễ nổi nóng tức giận...
Biểu hiện của bạn là thường xuyên khóc một mình và không suy nghĩ tích cực cũng có khả năng là một trong những dấu hiệu trầm cảm giai đoạn nhẹ. Những có thể chỉ là những cảm xúc căng thẳng, lo âu thoáng qua.
Chỉ với 2 biểu hiện là khóc và suy nghĩ nhiều thì chưa đủ cơ sở để đánh giá bạn có mắc trầm cảm hay không, mà phải dựa trên bảng câu hỏi đầy đủ về triệu chứng hoặc làm bài test trầm cảm.
Bạn có thể mắc trầm cảm khi có các triệu chứng sau
Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng là khác nhau ở từng người. Sau đây là những triệu chứng thường gặp ở một người mắc trầm cảm:
- Khí sắc giảm: Nét mặt buồn bã, nhiều khi không phản ứng với các khích thích bên ngoài.
- Cảm thấy buồn rầu, chán nản.
- Mất hứng thú trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt các hứng thú trước đây đều bị giảm hoặc mất.
- Khóc nhiều hoặc không có thể khóc.
- Mất tự tin vào bản thân: thường đánh giá thấp bản thân, cho rằng bản thân không làm được điều gì tốt đẹp hoặc không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
- Cảm thấy có tội, trường hợp nặng có các hoang tưởng tự buộc tội.
- Rối loạn giấc ngủ (đa số là mất ngủ, thường thức giấc nhiều lần hoặc dậy sớm).
- Có những suy nghĩ bi quan, tiêu cực về bản thân, những người xung quanh và thế giới. Đặc biệt bệnh nhân luôn bi quan về tương lai, không thấy được đường đi cho bản thân.
- Nếu nặng có thể có các ý tưởng tự sát...
Vì thế, để sớm thoát khỏi cảm giác khó chịu này và cân bằng lại mình trong cuộc sống, bạn nên dành thời gian đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc tư vấn chuyên gia Tâm lý để được bác sĩ triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Khóc nhiều có hại không?
Khóc là trạng thái cảm xúc bình thường của con người. Tuy nhiên, không ít người vẫn giữ suy nghĩ rằng khóc là yếu đuối, cố gắng gồng mình để không khóc. Thực tế thì khóc ở mức độ vừa phải còn tốt cho tâm trạng và sức khỏe:
Nước là thần dược cho mắt
Khi khóc, nước mắt sẽ như chất bôi trơn cho nhãn cầu và mi mắt. Đồng thời, nước mắt ngăn ngừa tình trạng khô giác mạc. Kết quả là mắt sẽ hoạt động khỏe mạnh, hiệu quả hơn.
Nước mắt cung cấp protein tự nhiên chống lại vi khuẩn
Mắt phải hoạt động cả ngày, tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn từ bên ngoài môi trường. Nước mắt lại chứa dung dịch gọi là lysozyme, giúp tiêu diệt vi khuẩn. Khóc trong 5 tới 10 phút có thể làm sạch tới 90-95% vi khuẩn.
Khóc có thể giải tỏa tâm lý
Hàm lượng mangan trong cơ thể được cho là ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của con người. Hợp chất này khiến chúng ta dễ bị cáu giận, hồi hộp, căng thẳng, xúc động... Mặt khác, khóc lại giúp hạ lượng mangan.
Khóc giảm stress
Một số người so sánh nước mắt như mồ hôi. Việc tập thể dục và khóc đều giúp giảm stress theo cùng một nguyên lý. Khi khóc, nước mắt sẽ làm giảm sự hình thành những chất hóa học gây ra stress như endorphin và prolactin.
Giảm huyết áp
Khóc không chỉ làm giảm áp lực, stress, mà còn hạn chế lượng muối thừa. Cả 2 yếu tố này đều gây tăng huyết áp.
Từ khóa » Người Nhạy Cảm Dễ Khóc
-
8 Cách Tìm Hiểu Về Sự Nhạy Cảm Của Bản Thân
-
7 Cách Vượt Qua Nhạy Cảm
-
Người Hay Khóc Một Mình Là Bị Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Làm Sao Kiểm Soát Cảm Xúc “bỗng Dưng Muốn Khóc”? - Hello Bacsi
-
Đặc điểm Tâm Lý Chứng Tỏ Bạn Là Người “siêu Nhạy Cảm” - Kenh14
-
Phụ Nữ Dễ Khóc Khi đến Kỳ Kinh Nguyệt: Vì Sao? | Vinmec
-
Những Dấu Hiệu Của Người Nhạy Cảm - Báo Thanh Niên
-
Hiểu Đúng Về Người Quá Nhạy Cảm - Một Tâm Hồn Rất Mong ...
-
Dễ Khóc Và Hay Cáu Gắt, Có Phải Do Quá Nhạy Cảm? - AloBacsi
-
Rối Loạn Nhân Cách Né Tránh (AVPD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới (BPD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đang Yên Lành Bỗng Dễ Khóc, Bỏ ăn, Mất Ngủ... Bị Bệnh Gì Gì?
-
Lý Giải Nguyên Nhân Phụ Nữ Dễ Khóc Trong Ngày đèn đỏ - Suckhoe123
-
Cách để Vượt Qua Tính Nhạy Cảm - WikiHow