Khối A1 Gồm Những Môn Nào, Ngành Nào? Các Trường Tuyển Sinh ...

A1 là khối xét tuyển khá phổ biến ở các trường đại học trong những năm gần đây. Khối A1 dành cho những thí sinh có sở trường về tiếng Anh và các môn tự nhiên. Tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi khối A1 hằng năm rất cao.

  1. Khối A1 gồm những môn gì?
  2. Các ngành xét tuyển khối A1
  3. Các trường đại học xét tuyển khối A1
    1. Các trường đại học xét tuyển khối A1 ở Hà Nội
    2. Các trường đại học khối a1 ở miền Trung
    3. Các trường đại học xét tuyển khối này ở TPHCM
  4. Bí quyết và thời gian biểu ôn thi đại học khối này

Khối A1 gồm những môn gì?

A1 là khối gì? Tổ hợp môn khối A1 gồm 3 môn: Toán – Vật Lý và Tiếng Anh. Việc bổ sung tiếng Anh vào các môn tự nhiên giúp thí sinh có thêm nhiều sự lựa chọn ngành nghề phù hợp. Để xét tuyển ĐH theo khối A1, khi thi tốt nghiệp THPT thí sinh cần đăng ký bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên để lấy điểm môn Lý. Tất cả các môn thi khối A1 được thi dưới hình thức trắc nghiệm.

Điểm xét tuyển Đại học khối A1 = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Theo Trường Việt Nam

Tuỳ ngành mà có thể nhân hệ số 2 một trong 3 môn thành phần.

Các ngành xét tuyển khối A1

Khối a1 gồm những ngành nào? Số lượng ngành xét tuyển khối A1 rất lớn. Ở bài viết này chỉ giới thiệu các ngành xét tuyển khối A1 phổ biến ở các trường

  • Sư phạm Toán
  • Sư phạm vật lý
  • Sư phạm Tin học
  • Kỹ thuật cơ khí
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Kinh tế nông nghiệp
  • An toàn thông tin
  • Khoa học máy tính
  • Kinh doanh quốc tế
  • Marketing
  • Kỹ thuật công trình xây dựng
  • Truyền thông và mạng máy tính
  • Kế toán
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Kinh doanh thương mại
  • Sư phạm Toán học
  • Quản trị kinh doanh
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Kỹ thuật điện, điện tử
  • Công nghệ thông tin
  • Kinh tế
  • Kiểm toán
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Kỹ thuật công trình xây dựng
  • Kinh tế và phát triển quốc tế
  • Phát triển nông thôn
  • Quản lý đất đai
  • Quản lý công nghiệp
  • Phân tích và đầu tư tài chính
  • Vật lý kỹ thuật
  • Kỹ thuật điện tử, truyền thông
  • Thông tin học
  • Kỹ thuật tài nguyên nước
  • Lâm Sinh
  • Truyền thông và mạng máy tính
  • Hệ thống thông tin
  • Phát triển nông thôn
  • Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
  • Điều tra trinh sát
  • Điều tra trinh sát
  • Kỹ thuật máy tính
  • Điều tra hình sự
  • Kinh tế đối ngoại
  • Thương mại quốc tế
  • Kinh tế quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Luật thương mại quốc tế
  • Ngân hàng
  • Kinh doanh quốc tế
  • Logistics và chuỗi cung ứng
  • Khoa học dữ liệu
  • Bảo hiểm
  • Quản trị nhân lực…

Các trường đại học xét tuyển khối A1

Học khối a1 nên thi trường nào? Tư vấn chọn trường đại học khối a1. Hiện nay hầu hết các trường đại học đều có xét tuyển khối A1. Bài viết này chỉ giới thiệu các trường uy tín có nhiều ngành xét khối này.

Các trường đại học xét tuyển khối A1 ở Hà Nội

  • ĐH Thương mại
  • ĐH Bách khoa Hà Nội
  • ĐH Mở Hà Nội
  • Học viện Tài chính
  • Học viện CN bưu chính viễn thông (cơ sở phía Bắc)
  • Học viện An ninh nhân dân
  • ĐH Ngoại thương (Cơ sở phía Bắc)
  • ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội
  • ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội
  • HV Hành chính QG (cơ sở phía Bắc)
  • ĐH Kinh tế quốc dân
  • Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội
  • ĐH Sư phạm Hà Nội
  • Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội
  • ĐH Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
  • ĐH Tài nguyên & Môi trường
  • Học viện Ngoại giao
  • ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội
  • ĐH Công đoàn
  • ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Hà Nội
  • ĐH Xây dựng
  • ĐH Thăng Long
  • ĐH Fenikka
  • ĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Học viện Nông nghiệp
  • ĐH Thuỷ lợi

Các trường đại học khối a1 ở miền Trung

  • ĐH Khoa học Huế
  • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
  • Phân viện Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
  • Đại học Kinh tế Huế
  • Đại học Công Nghiệp Vinh
  • Đại học Nông Lâm Huế
  • Phân hiệu Đại học Nông Lâm TPHCM tại Ninh Thuận
  • Đại học Kinh Tế Đà Nẵng
  • Đại học Sư Phạm Đà Nẵng
  • Đại học Hồng Đức
  • Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
  • Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
  • ĐH Quy Nhơn
  • ĐH Nha Trang…

Các trường đại học xét tuyển khối này ở TPHCM

  • ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG TPHCM
  • ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH QG TPHCM
  • ĐH Việt Đức- ĐHQG TPHCM
  • ĐH An ninh
  • ĐH Cảnh sát
  • ĐH Ngân hàng TP.HCM
  • ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM
  • ĐH Công nghiệp TP.HCM
  • ĐH Công nghệ TPHCM
  • ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
  • ĐH Sư phạm TP.HCM
  • ĐH Bách khoa – ĐHQG TPHCM
  • ĐH Ngoại thương (phía Nam)
  • ĐH Quốc tế – ĐH QG TPHCM
  • ĐH Sài Gòn
  • ĐH Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM
  • ĐH Kinh tế TP.HCM
  • ĐH Luật TP.HCM
  • ĐH Hoa Sen
  • Học viện Hành chính quốc gia (phía Nam)
  • ĐH Nông Lâm TP.HCM
  • ĐH Tài nguyên môi trường TPHCM
  • Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông TPHCM
  • ĐH Lao động xã hội TPHCM
  • Học viện Cán bộ TPHCM
  • ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM…

Bí quyết và thời gian biểu ôn thi đại học khối này

Môn Toán

  • Ôn tập theo dạng đề giúp nhanh chóng nắm vững những công thức và tìm ra cách giải đề thi nhanh chóng, chính xác nhất.
  • Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương trình học lớp 12 theo từng chủ đề để dễ nắm bắt hơn.
  • Bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa, bởi chỉ khi nắm được kiến thức cơ bản, học kỹ phần lý thuyết thì mới có thể làm tốt các bài tập từ mức độ dễ đến khó.
  • Nên ôn luyện công thức sau mỗi bài học để tránh dồn đến cuối chương.
  • Ngoài ôn tập lý thuyết cần tích cực luyện giải đề thi để làm quen với các dạng bài và cấu trúc làm bài đó như thế nào để không bị bỡ ngỡ khi gặp phải bài toán trong đề thi.
  • Sưu tầm các đề thi của năm trước, tập giải thử, sau đó đối chiếu với đáp án để biết mình còn yếu ở phần kiến thức nào.

Môn Lý

  • Cần nắm chắc lý thuyết vì câu hỏi lý thuyết chiếm khoảng 40% trong đề. Để học lý thuyết có hiệu quả, thí sinh có thể ôn tập lại trong sách giáo khoa theo các chủ đề rồi tự tóm tắt lại các nội dung dưới dạng bảng so sánh hoặc sơ đồ tư duy. Ví dụ khi học về quang phổ sẽ lập bảng so sánh về các loại quang phổ trên các phương diện: khái niệm, nguồn phát, đặc điểm, ứng dụng… Chọn các khoảng thời gian thoải mái nhất trong ngày để ôn lý thuyết.
  • Việc ôn luyện bài tập sẽ tùy theo mục tiêu điểm số của từng thí sinh. Nên chú trọng ôn tập các dạng có xác suất cao ở trong đề thi, phải hiểu rõ, nắm chắc các bước làm của từng dạng.
  • Bên cạnh đó, thí sinh nên kết hợp việc luyện đề chuẩn cấu trúc với việc tổng ôn kiến thức theo chuyên đề. Hai việc này phải song hành với nhau. Khi luyện đề, ngoài việc rèn kĩ năng, tốc độ, tâm lý làm bài cũng sẽ biết được phần nội dung kiến thức nào mình còn yếu, còn nhiều lỗ hổng để kịp thời bổ sung.
  • Khi làm bài cần đọc kĩ câu hỏi để tránh dùng sai công thức, quên không đổi đơn vị khi tính toán, tô đáp án không rõ ràng hoặc tô nhầm cột, nhầm hàng… Các câu lạ, khó, đòi hỏi mức độ tư duy cao nên ưu tiên làm cuối cùng, sau khi đã xử lý hết các phần dễ. Chú ý dành 5 phút cuối để kiểm tra lại các câu dễ, các câu làm được trong khả năng của mình để tránh sai sót đáng tiếc hoặc tô nhầm đáp án.

Môn Tiếng Anh

  • Cần nắm chắc từ vựng, ngữ pháp trong chương trình lớp 12. Thông thường các câu hỏi tập trung về ngữ pháp cơ bản sẽ chủ yếu về mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, câu gián tiếp hay trong danh động từ, từ vựng.
  • Chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để ghi chú lại những từ ngữ mới hay các cấu trúc lạ hiếm gặp. Không ngừng làm thêm các bài tập về phần Reading để tăng vốn từ vựng.
  • Cần cân đối thời gian học tiếng Anh hợp lý, nếu bạn dành 3 tiếng/ ngày để học môn tiếng Anh, nên chia nhỏ thời gian. Hãy dành 60 phút luyện đề, 30 phút chữa đề, 30 phút học từ mới và 60 phút để làm thêm các phần bài tập bạn thường giải sai khi luyện đề.
Ngành nào khối A1 dễ xin việc?

Cảnh sát, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Logistics và chuỗi cung ứng là 5 trong số những ngành dễ xin việc khối A1.

Từ khóa » đại Học Khối A1 Gồm Những Môn Gì