Khởi Công Tuyến đường Sắt đô Thị Cát Linh - Hà Đông - Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài là 13,08 km. Tuyến đi qua địa bàn các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm và Hà Đông của thành phố Hà Nội, được Bộ GTVT giao Ban Quản lý Dự án Đường sắt làm đại diện chủ đầu tư.
Tổng mức đầu tư của dự án là 8.770 tỷ đồng (tương đương gần 553 triệu USD); trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1,2 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 169 triệu USD); vốn vay ưu đãi bên mua là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là hơn 2.100 tỷ đồng. Lễ khởi công Depo và toàn tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà ĐôngToàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (Q. Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (Q. Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, Q. Hà Đông.
Dự án hiện đã hoàn thành thi công 11 trụ cầu trên hồ Đống Đa và đường Hoàng Cầu; bắt đầu triển khai thi công các trụ cầu trên đường Hào Nam; hoàn thành thi công đường công vụ vào khu Depo; đang triển khai thi công các trụ cầu trên đoạn La Khê - Ba La và xử lý nền đất yếu khu vực Depo trong tháng 10/2011; Tổng thầu EPC đang hoàn thiện TKKT cầu vượt sông Nhuệ và cầu vượt nút giao vành đai 3 để triển khai thi công trong quý IV/2011. Dự kiến Dự án chính thức đưa vào khai thác, sử dụng vào năm 2015. Phối cảnh Đường sắt đô thị Hà NộiVới những đặc tính ưu việt, ĐSĐT có năng lực vận tải khối lượng lớn, an toàn, tiết kiệm năng lượng, diện tích chiếm đất thấp và thân thiện với môi trường được lựa chọn với vai trò là phương thức vận tải công cộng chủ đạo ở các đô thị lớn trên thế giới.
Dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông dự kiến Dự án chính thức đưa vào khai thác, sử dụng vào năm 2015. Sau khi hoàn thành sẽ đóng vai trò nòng cốt cho giao thông công cộng, cùng với mạng lưới xe buýt nhanh sẽ giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Thủ đô Hà Nội và phấn đấu đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng được 35 - 45% nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô.
Được biết, dự án được thực hiện theo quy hoạch phát triển GTVT của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong tương lai Hà Nội sẽ có 8 tuyến ĐSĐT, trong đó tuyến Cát Linh - Hà Đông có một vị trí quan trọng. Đây là tuyến ĐSĐT nối trung tâm Hà Nội với quận Hà Đông là trục huyết mạch phía Tây, trục giao thông có mật độ đông đúc nhất Thủ đô.
Quỳnh Anh
Từ khóa » Cát Linh Hà đông Khởi Công
-
Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Chính Thức Vận Hành Sau 1 Thập Kỷ ...
-
Sau 10 Năm, Dự án Cát Linh - Hà Đông Chính Thức Khai Thác
-
Đường Sắt đô Thị Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gần 10 Năm Dự án đường Sắt Cát Linh - Hà Đông - VOV
-
Bài Học Từ Dự án Cát Linh - Hà Đông Và Kinh Nghiệm Sử Dụng Vốn ...
-
10 Năm Xây Dựng 13 Km đường Sắt đô Thị Cát Linh - Hà Đông
-
Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông: Đứa Con 16 Năm Chưa Thể Chào đời
-
Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông, Bài Học Về Tuyên Truyền Và Giám Sát ...
-
Dự án Đường Sắt Cát Linh – Hà Đông: Đi Qua 5 đời Bộ Trưởng, Nặng ...
-
Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Lại đề Xuất Gia Hạn đến Cuối Năm 2023
-
Dự án đường Sắt Cát Linh - Hà Đông: 12 Lần Lỡ Hẹn, Chưa Biết Ngày ...
-
Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông: Cả Năm Thu được 5 Tỷ, Lỗ Dồn 160 Tỷ
-
đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Hoạt động Từ 5 Giờ 30 Phút đến 20 Giờ
-
Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Chính Thức Vận Hành, Miễn Phí Vé 15 ...