Khối Đồng Minh Thời Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai - Wikipedia

Đối với các định nghĩa khác, xem Đồng Minh (định hướng).
Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai
Liên Hợp Quốc 1939 – 1945
Lá cờ danh dự Liên Hợp Quốc (1943 – 1948) Đồng minh Lá cờ danh dự Liên Hợp Quốc (1943 – 1948)
Liên Xô Hoa Kỳ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
*      Phe Đồng Minh và các thuộc địa *      Các quốc gia Đồng Minh tham chiến sau Trận Trân Châu Cảng *      Phe Trục và các nước liên minh và thuộc địa *      Các quốc gia trung lập và các thuộc địa Ba quốc gia chính: *  Liên Xô (22/6/1941) *  Anh Quốc (3/9/1939) *  Hoa Kỳ (7/12/1941) Các quốc gia bị chiếm đóng với chính phủ lưu vong: * Pháp quốc Tự do * Chính phủ Ba Lan lưu vong * Chính phủ Nam Tư lưu vong * Chính phủ Hy Lạp lưu vong * Chính phủ Hà Lan lưu vong * Chính phủ Bỉ lưu vong * Nội các Nygaardsvold * Chính phủ Tiệp Khắc lưu vong * Chính phủ Luxembourg lưu vong Các quốc gia chiến đấu khác thuộc phe Đồng minh: *  Trung Quốc *  Ấn Độ *  Canada *  Úc *  New Zealand *  Nam Phi *  Ethiopia *  Philippines *  Mông Cổ *  México *  Brasil Cựu thành viên Phe Trục đổi sang phe Đồng Minh: *  Ý (từ 1943) *  România (từ 1944) * Bulgaria (từ 1944) *  Phần Lan (từ 1944)
  •      Phe Đồng Minh và các thuộc địa
  •      Các quốc gia Đồng Minh tham chiến sau Trận Trân Châu Cảng
  •      Phe Trục và các nước liên minh và thuộc địa
  •      Các quốc gia trung lập và các thuộc địa
Ba quốc gia chính:
  •  Liên Xô (22/6/1941)
  •  Anh Quốc (3/9/1939)
  •  Hoa Kỳ (7/12/1941)
Các quốc gia bị chiếm đóng với chính phủ lưu vong:
  • Pháp quốc Tự do
  • Chính phủ Ba Lan lưu vong
  • Chính phủ Nam Tư lưu vong
  • Chính phủ Hy Lạp lưu vong
  • Chính phủ Hà Lan lưu vong
  • Chính phủ Bỉ lưu vong
  • Nội các Nygaardsvold
  • Chính phủ Tiệp Khắc lưu vong
  • Chính phủ Luxembourg lưu vong
Các quốc gia chiến đấu khác thuộc phe Đồng minh:
  •  Trung Quốc
  •  Ấn Độ
  •  Canada
  •  Úc
  •  New Zealand
  •  Nam Phi
  •  Ethiopia
  •  Philippines
  •  Mông Cổ
  •  México
  •  Brasil
Cựu thành viên Phe Trục đổi sang phe Đồng Minh:
  •  Ý (từ 1943)
  •  România (từ 1944)
  • Bulgaria (từ 1944)
  •  Phần Lan (từ 1944)
Vị thếLiên minh quân sự
Lịch sử
Thời kỳThế chiến thứ hai
• Liên minh Anh – Ba Lan 31 tháng 3 năm 1939
• Tuyên bố Cung St James 12 tháng 6 năm 1941
• Hiệp ước Anh - Xô 12 tháng 7 năm 1941
• Hội nghị Arcadia 22 tháng 12 năm 1941 – 14 tháng 1 năm 1942
• Hội nghị Tehran 28 tháng 11 – 1 tháng 12 năm 1943
• Hội nghị Bretton Woods 1–15 tháng 7 năm 1944
• Hội nghị Yalta 4–11 tháng 2 năm 1945
• Thành lập Liên Hợp Quốc 25 tháng 4 – 26 tháng 6 năm 1945
• Hội nghị Potsdam 17 tháng 7 – 2 tháng 8, 1945
Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt, và Winston Churchill tại Hội nghị Cairo, ngày 25 tháng 11 năm 1943.
Ba lãnh đạo đại diện Đồng Minh: Iosif Vissarionovich Stalin (Liên Xô), Franklin D. Roosevelt (Hoa Kỳ) và Winston Churchill (Liên hiệp Anh) – tại cuộc họp mặt ở tại Thủ đô Tehran của nước Iran năm 1943

Đồng Minh là một khối liên minh quân sự quốc tế được thành lập trong cuộc Thế chiến thứ hai, để chống lại sự bành trướng của phe Trục, do Đức Quốc Xã, Đế quốc Nhật Bản và Phát xít Ý lãnh đạo. Hình thành từ các thoả ước đồng minh giữa các quốc gia Anh, Pháp, Ba Lan sau khi Đức Quốc Xã tấn công và xâm chiếm Ba Lan, khối Đồng minh được bổ sung bởi các thuộc địa của Anh và Pháp như Ấn Độ thuộc Anh, cũng như các lãnh thổ tự trị độc lập trong Khối thịnh vượng chung Anh như Canada, Úc, New Zealand và Nam Phi. Sau đó, khối Đồng minh tiếp tục được mở rộng khi Đức Quốc Xã tiến hành các chiến dịch xâm chiếm Bắc Âu và vùng Balkan, với sự gia nhập của các chính phủ lưu vong của Hà Lan, Bỉ, Na Uy, Hy Lạp và Nam Tư.

Do tình thế chiến tranh, tư cách thành viên trong khối Đồng minh thay đổi trong suốt cuộc chiến. Chính phủ Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan được thay thế bởi Chính phủ Ba Lan lưu vong; chính phủ Đệ Tam Cộng hòa Pháp sụp đổ, phân chia thành Chính phủ Vichy ngả về phe Trục và chính phủ Pháp quốc Tự do kháng chiến cùng khối Đồng minh. Thực tế khi đó, đây chỉ mới là một khối liên minh lỏng lẻo với Anh giữ vai trò chính trong khối và là quốc gia duy nhất ở Tây Âu chưa bị Đức Quốc xã xâm lược. Hoạt động chiến trường lúc này chủ yếu được thực hiện bởi lực lượng kháng chiến của các chính phủ lưu vong ở Mặt trận Tây Âu và của các đạo quân viễn chinh Anh - Pháp Tự do trên Mặt trận Bắc Phi.

Trong khi đó, Liên Xô sau khi kí kết Hiệp ước Molotov – Ribbentrop, nhân cơ hội Đức xâm chiếm Ba Lan, đã cho quân tiến vào vùng lãnh thổ phía Đông đường Curzon (Curzon Line) mà họ cho rằng phía Ba Lan đã chiếm từ lãnh thổ của Nga Xô viết từ năm 1918 đến 1922. Mặc dù vậy, Liên Xô vẫn tuyên bố trung lập, đứng ngoài cuộc chiến ở Tây Âu, dù họ cũng gấp rút xây dựng hệ thống phòng thủ Molotov (Линия Молотова, Liniya Molotova) ở biên giới mới phía Tây đề phòng người Đức trở mặt. Tương tự, Hoa Kỳ cũng tuyên bố trung lập đối với cuộc chiến, dù Hoa Kỳ giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và tiền bạc cho các quốc gia Đồng minh bên kia bờ đại dương. Ở châu Á, Trung Quốc đã có một cuộc chiến kéo dài với nước Nhật đế quốc kể từ Sự kiện Lư Câu Kiều năm 1937, nhưng vẫn bị xem là một cuộc xung đột riêng rẽ giữa hai quốc gia châu Á.

Mãi đến ngày 12 tháng 6 năm 1941, các nước Đồng minh mới chính thức ra một tuyên bố chung đầu tiên về các mục tiêu và nguyên tắc của các quốc gia Đồng minh tham chiến chống phe Trục.[1] Tuyên bố chung này được biết đến với tên gọi Tuyên bố Cung St James hay Tuyên bố London,[2] với sự tham gia của Vương quốc Anh, 4 quốc gia của Khối thịnh vượng chung (Canada, Úc, New Zealand và Nam Phi), 8 chính phủ lưu vong (Bỉ, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Nam Tư) và chính phủ kháng chiến Pháp quốc Tự do.

Tình hình nhanh chóng thay đổi từ sau khi Đức Quốc xã mở các cuộc tấn công vào Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941. Liên Xô ngay lập tức đứng về khối Đồng minh và ký với Anh hiệp ước liên minh chống lại Đức Quốc Xã ngày 12 tháng 7 năm 1941. Chiến trường phía Đông trở thành chiến trường chính và là chiến trường khốc liệt nhất, góp phần làm suy yếu khả năng kiểm soát của Đức Quốc xã ở Tây Âu, giảm sức ép cho khối Đồng minh ở Tây Âu. Mỹ cũng tuyên bố huỷ bỏ tình trạng trung lập, chính thức tham chiến đứng về khối Đồng minh, sau khi Nhật Bản bất ngờ các cuộc oanh tạc các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii ngày 7 tháng 12 năm 1941. Hai ngày sau đó, ngày 9 tháng 12 năm 1941, Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch, cũng được mời tham gia khối Đồng minh.

Liên minh quân sự này được chính thức hóa bởi bản Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc từ ngày 1 tháng 1 năm 1942. Tuy nhiên, cái tên "Liên Hợp Quốc" hiếm khi được sử dụng để mô tả quân Đồng Minh trong các cuộc chiến tranh. Các nhà lãnh đạo thuộc khối "Tam cường Đồng Minh" lúc đó gồm Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ đã kiểm soát chiến lược phe phái này; trong đó, quan hệ giữa Anh với Mỹ là đặc biệt thân cận. Tam cường cùng với Trung Quốc được gọi là "người ủy trị của quyền lực thế giới",[3] sau đó được công nhận là "Tứ cự đầu" của phe Đồng Minh trong Tuyên bố Liên Hợp Quốc[4] và sau là "Tứ cảnh sát" của Liên Hợp Quốc. Sau khi cuộc thế chiến kết thúc, các quốc gia thuộc khối Đồng Minh xưa, nay trở thành nền tảng của tổ chức Liên Hợp Quốc hiện đại.[5]

Nguồn gốc và hình thành

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Nguyên nhân xảy ra Chiến tranh thế giới thứ hai và Tam cường (Thế chiến thứ hai)

Nguồn gốc của khối Đồng Minh bắt nguồn từ Khối Đồng Minh thời Thế chiến thứ nhất và sự hợp tác của các cường quốc thắng trận tại Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919. Nước Đức đế quốc không bằng lòng ký Hòa ước Versailles. Tính hợp pháp của chế độ Cộng hòa Weimar mới bị lung lay.

Với việc thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ năm 1929 và tiếp theo cuộc Đại khủng hoảng, bất ổn chính trị ở châu Âu tăng vọt trong đó có sự gia tăng trong việc hỗ trợ chủ nghĩa phục thù dân tộc ở Đức, họ đổ lỗi cho mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên Hòa ước Versailles. Đến đầu những năm 1930, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa do Adolf Hitler lãnh đạo đã trở thành phong trào phục thù thống trị ở Đức, Hitler và phe Quốc xã đã giành được quyền lực vào năm 1933. Chính quyền Đức phát xít yêu cầu hủy bỏ ngay lập tức bản hòa ước và đưa ra yêu sách đối với nước Áo, nơi có nhiều người Đức sinh sống và các vùng lãnh thổ thuộc Tiệp Khắc của Đức. Khả năng xảy ra chiến tranh là rất cao, và câu hỏi đặt ra là liệu nó có thể tránh được thông qua các chiến lược như nhượng bộ.

Tại châu Á, khi Nhật Bản tiến hành các chiến dịch chiếm Mãn Châu năm 1931, tổ chức quốc tế Hội Quốc Liên đã lên án hành vi xâm lược Trung Quốc. Nước Nhật đã đáp trả bằng cách rời khỏi tổ chức vào tháng 3 năm 1933. Sau bốn năm yên ổn, Chiến tranh Trung – Nhật bùng nổ vào năm 1937 với quân đội Nhật xâm chiếm Trung Quốc. Hội Quốc Liên tiếp tục lên án hành động và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước này. Hoa Kỳ đặc biệt giận dữ với Nhật Bản và tìm cách hỗ trợ nước Trung Hoa Dân Quốc.

Áp phích thời chiến của Anh ủng hộ Ba Lan sau khi Đức xâm chiếm nước này (Chiến trường châu Âu)Áp phích thời chiến của Mỹ thúc đẩy viện trợ cho Trung Quốc trong Chiến tranh Trung – Nhật (Mặt trận Thái Bình Dương)

Vào tháng 3 năm 1939, Đức xâm lược Tiệp Khắc, điều đó vi phạm Hiệp ước München mà Đức Quốc xã đã kí kết sáu tháng trước đó, và chứng minh rằng chính sách nhượng bộ là một thất bại. Anh và Pháp quyết định rằng Hitler không có ý định duy trì các thỏa thuận ngoại giao và đáp trả bằng cách chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1939, Anh thành lập Liên minh quân sự Anh – Ba Lan trong nỗ lực ngăn chặn một cuộc tấn công của Đức vào đất nước này. Trước đó, người Pháp đã liên minh với Ba Lan kể từ năm 1921. Liên Xô thì tìm kiếm một liên minh với các cường quốc phương Tây, nhưng Hitler đã chấm dứt nguy cơ chiến tranh với Stalin bằng cách ký Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau vào tháng 8 năm 1939. Thỏa thuận đã bí mật phân chia các quốc gia độc lập ở Đông Âu giữa hai cường quốc và đảm bảo cung cấp đủ dầu cho cỗ máy chiến tranh của Đức. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức tiến đánh Ba Lan; hai ngày sau, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Tiếp theo đó, vào ngày 17 tháng 9 năm 1939, Liên Xô tấn công Ba Lan từ phía đông. Chính phủ lưu vong Ba Lan được thành lập và nó tiếp tục là một trong những đồng minh, một mô hình theo sau bởi các quốc gia bị chiếm đóng khác. Sau một mùa đông yên ổn, Đức vào tháng 4 năm 1940 đã xâm chiếm và nhanh chóng đánh bại lần lượt các nước Tây Âu như Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan và Pháp. Anh và đế chế của nó một mình chống lại Hitler và Mussolini. Vào tháng 6 năm 1941, Hitler đã xé bỏ thỏa thuận không xâm lược với Stalin và mở các cuộc tấn công vào Liên bang Xô viết. Vào tháng 12, Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ và Anh. Các phe chính của Thế chiến II được hình thành.

Những quốc gia thuộc khối Đồng Minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Đức Quốc Xã chiếm Ba Lan

  • Chính phủ Nước Cộng hòa Ba Lan lưu vong: 1/9/1939
  • Anh Quốc: 3/9/1939
  • Pháp: 3/9/1939 (đến 22/6/1940 thì chuyển sang phe Trục)
  • Úc: 3/9/1939
  • Lãnh thổ tự trị New Zealand: 3/9/1939
  • Nepal: 4/9/1939
  • Liên hiệp Nam Phi: 6/9/1939
  • Canada: 3/9/1939

Sau khi kết thúc chiến tranh kỳ quặc

  • Na Uy: 9/4/1940
  • Bỉ: 10/5/1940
  • Luxembourg: 10/5/1940
  • Hà Lan: 10/5/1940
  • Hy Lạp: 28/5/1940
  • Pháp quốc Tự do: 1/7/1940
  • Nam Tư: 6/4/1941
  • Liên Xô: 22/6/1941

Sau khi Nhật oanh tạc Trân Châu Cảng

  • Panama: 7/12/1941
  • Costa Rica: 8/12/1941
  • Cộng hòa Dominica: 8/12/1941
  • El Salvador: 8/12/1941
  • Haiti: 8/12/1941
  • Honduras: 8/12/1941
  • Nicaragua: 8/12/1941
  • Hoa Kỳ: 8/12/1941
  • Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc: 9/12/1941
  • Guatemala: 9/12/1941
  • Cuba: 9/12/1941
  • Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc: 10/12/1941
  • Chính phủ lâm thời Tiệp Khắc: 16/12/1941

Sau ngày ký kết Hiến chương Đại Tây Dương

  • México: 22/5/1942
  • Brasil: 22/8/1942
  • Ethiopia: 14/12/1942
  • Iraq: 17/1/1943
  • Bolivia: 7/4/1943
  • Iran: 9/9/1943
  • Ý: 13/10/1943 (trước theo khối Trục)
  • Colombia: 26/11/1943
  • Liberia: 27/1/1944
  • GPRF 3/6/1944

Sau ngày đổ bộ Normandie

  • România: 25/8/1944 (trước theo khối Trục)
  • Bulgaria: 8/9/1944 (trước theo khối Trục)
  • San Marino: 21/9/1944
  • Albania: 26/10/1944
  • Hungary: 20/1/1945 (trước theo khối Trục)
  • Bahawalpur: 2/2/1945
  • Ecuador: 2/2/1945
  • Uruguay: 7/2/1945
  • Peru: 12/2/1945
  • Uruguay: 15/2/1945
  • Venezuela: 15/2/1945
  • Thổ Nhĩ Kỳ: 23/2/1945
  • Liban: 27/2/1945
  • Ả Rập Xê Út: 1/3/1945
  • Phần Lan: 3/3/1945
  • Argentina: 27/3/1945
  • Việt Minh: 29/3/1945[6]
  • Chile: 11/4/1945
  • Mông Cổ: 9/8/1945

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Chiến tranh thế giới thứ hai
  • Thế giới tự do

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Chú thích
  1. ^ “1941: The Declaration of St. James' Palace”. United Nations. ngày 25 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ Tandon, Mahesh Prasad; Tandon, Rajesh (1989). Public International Law (bằng tiếng Anh). Allahabad Law Agency. tr. 421.
  3. ^ Doenecke, Justus D.; Stoler, Mark A. (2005). Debating Franklin D. Roosevelt's foreign policies, 1933–1945. Rowman & Littlefield. ISBN 9780847694167.
  4. ^ Hoopes, Townsend, and Douglas Brinkley. FDR and the Creation of the U.N. (Yale University Press, 1997)
  5. ^ Ian C. B. Dear and Michael Foot, eds. The Oxford Companion to World War II (2005), pp 29, 1176
  6. ^ Ngay từ khi thành lập (19 tháng 5 năm 1941), Việt Minh đã xác nhận là một liên minh chống phát xít của người Việt. Tuy nhiên, chỉ đến ngày 29 tháng 3 năm 1945, địa vị một tổ chức trong khối đồng minh chống phát xít của Việt Minh mới được đại diện phía Mỹ là tướng Claire Lee Chennault thừa nhận.
Thư mục
  • Davies, Norman (2006), Europe at War 1939–1945: No Simple Victory. London: Macmillan. ISBN 0-333-69285-3
  • Dear, Ian C. B. and Michael Foot, eds. The Oxford Companion to World War II (2005), comprehensive encyclopedia for all countries
  • Holland R. (1981), Britain and the Commonwealth alliance, 1918–1939, London: Macmillan. ISBN 978-0-333-27295-4
  • Overy, Richard (1997), Russia's War: A History of the Soviet Effort: 1941–1945. New York: Penguin. ISBN 0-14-027169-4.
  • Weinberg, Gerhard L. (1994). A World at Arms: A Global History of World War II. Comprehensive coverage of the war with emphasis on diplomacy excerpt and text search
Đọc thêm
  • Ready, J. Lee (2012) [1985]. Forgotten Allies: The Military Contribution of the Colonies, Exiled Governments, and Lesser Powers to the Allied Victory in World War II. Jefferson, N.C.: McFarland & Company. ISBN 9780899501178. OCLC 586670908.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hội nghị Đại Tây Dương: Nghị quyết ngày 24 tháng 9 năm 1941
Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai theo quốc gia
Châu Phi
  • Congo thuộc Bỉ
  • Somaliland thuộc Anh
  • Ai Cập
  • Ethiopia
  • Somaliland thuộc Pháp
  • Tây Phi thuộc Pháp
  • Bờ biển vàng
  • Kenya
  • Liberia
  • Madagascar
  • Bắc Phi
    • Tunisia
  • Nyasaland
  • Nam Phi
  • Nam Rhodesia
Bắc Mỹ
  • Canada
  • Cuba
  • El Salvador
  • Greenland
  • Mexico
  • Newfoundland
  • Panama
  • Hoa Kỳ
    • Arizona
    • Nevada
    • New Mexico
    • Puerto Rico
Nam Mỹ
  • Argentina
  • Brazil
  • Guiana thuộc Anh
  • Colombia
  • Mỹ Latinh
  • Uruguay
  • Venezuela
Châu Á
  • Miến Điện
  • Ceylon
  • Trung Quốc
    • Mãn Châu Quốc
  • Đông Ấn Hà Lan
  • Hồng Kông
  • Ấn Độ
  • Đông Dương thuộc Pháp
    • Đế quốc Việt Nam
  • Iran
  • Iraq
  • Nhật Bản
  • Mã Lai
  • Mông Cổ
  • Nepal
  • Philippines
  • Sarawak, Brunei, Labuan, và Bắc Borneo
  • Singapore
  • Thái Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Tuva
Châu Âu
  • Albania
  • Áo
  • Bỉ
  • Bulgaria
  • Tiệp Khắc
  • Đan Mạch
  • Estonia
  • Phần Lan
  • Pháp
    • xứ Basque
  • Đức
  • Hy Lạp
  • Hungary
    • Zakarpattia
  • Iceland
  • Ireland
  • Ý
  • Latvia
  • Liechtenstein
  • Litva
  • Luxembourg
  • Hà Lan
  • Na Uy
  • Ba Lan
  • Bồ Đào Nha
  • România
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Liên Xô
    • Azerbaijan
    • Byelorussia
    • Ukraina
  • Tây Ban Nha
    • Catalonia
    • Galicia
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Anh Quốc
    • Đế quốc Anh
    • Quần đảo Eo Biển
    • Gibraltar
  • Thành Vatican
  • Nam Tư
Châu Đại Dương
  • Úc
  • Nauru
  • New Zealand
  • Quần đảo Thái Bình Dương
  • x
  • t
  • s
 Liên Hợp Quốc
  • António Guterres, Tổng Thư ký
  • Amina J. Mohammed, Phó Tổng Thư ký
  • Miroslav Lajčák, Chủ tịch Đại Hội đồng
Hệ thống Liên Hợp Quốc
Hiến chương LHQ
  • Phần mở đầu
Các cơ quan chủ chốt
  • Đại Hội đồng
    • Chủ tịch
  • Hội đồng Bảo an
    • Thành viên
  • Hội đồng Kinh tế và Xã hội
  • Ban Thư ký
    • Tổng Thư ký
    • Phó Tổng Thư ký
    • Cấp dưới Tổng Thư ký
  • Tòa án Công lý Quốc tế
    • Đạo luật
  • Hội đồng Quản thác
Các chương trình và các cơ quan chuyên trách
  • FAO
  • ICAO
  • IFAD
  • ILO
  • IMO
  • ITC
  • IPCC
  • IAEA
  • UNIDO
  • ITU
  • UNAIDS
  • SCSL
  • UNCTAD
  • UNCITRAL
  • UNCDF
  • UNDAF
  • UNDG
  • UNDP
  • UNDPI
  • UNDPKO
    • Gìn giữ hòa bình
  • UNEP
    • OzonAction
    • UNEP/GRID-Arendal
  • UNESCO
  • UNFIP
  • UNFPA
  • UN-HABITAT
  • OHCHR
  • UNHCR
  • UNHRC
  • UNICEF
  • UNICRI
  • UNIDIR
  • UNITAR
  • UN-Đại dương
  • UNOCHA
  • UNODC
  • UNOPS
  • UNOSAT
  • UNRISD
  • UNRWA
  • UNU
    • UNU-OP
    • UNU-CRIS
  • UNV
  • Phụ nữ Liên Hợp Quốc
  • UNWTO
  • UPU
  • WFP
  • WHO
  • WIPO
  • WMO
Các văn phòng chính
  • New York (trụ sở)
  • Genève
  • Nairobi
  • Viên
  • Tổ chức Liên Hợp Quốc theo vị trí
Cờ của Liên Hợp Quốc
Thành viên và Quan sát viên
  • Thành viên
  • Thành viên ban đầu
    • Thành viên Hội đồng Bảo an
  • Quan sát viên
Lịch sử
  • Hội Quốc Liên
  • Bốn Cảnh sát
  • Tuyên bố Liên Hợp Quốc
  • sứ mệnh gìn giữ hòa bình
    • Lịch sử
    • Thời gian
  • Sự mở rộng
Nghị quyết
  • Hội đồng Bảo an phủ quyết
  • Đại Hội đồng
    • lần thứ 66
    • lần thứ 66
  • Nghị quyết Hội đồng Bảo an
    • Cyprus
    • Iran
    • Iraq
    • Israel
    • Lebanon
    • Nagorno-Karabakh
    • Bắc Triều Tiên
    • Palestine
    • Syria
    • Tây Sahara
Bầu cử
  • Tổng Thư Ký (2006
  • 2016)
  • Tòa án Công lý Quốc tế 2011
  • Chủ tịch Đại Hội đồng (2012
  • 2016)
  • Hội đồng Bảo an (2015
  • 2016)
Các chủ đề liên quan
  • Hệ thống Bretton Woods
  • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
  • Chỉ trích
  • Sáng kiến Thống nhất
  • Cờ
    • Cờ Danh dự
  • Sáng kiến ​​Bốn Quốc gia
  • Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc
  • ICC
  • Năm Quốc tế
  • Giấy thông hành
  • Ủy ban Tham mưu Quân sự
  • Ngôn ngữ chính thức
  • Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học
  • Gìn giữ hòa bình
  • Ngày Liên Hợp Quốc
  • Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
  • Tuyên bố Thiên niên kỷ
    • Hội nghị
    • Mục tiêu Phát triển
  • Quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an
  • Cải tổ
    • Cải tổ Hội đồng Bảo an
  • Bộ sưu tập Nghệ thuật
  • Khu tưởng niệm Liên Hợp Quốc Hàn Quốc
Khác
  • Đề cương
  • Phim truyền hình Liên Hợp Quốc (1964–1966)
  • Trong văn hóa
  • Thể loại Thể loại
  • Cổng thông tin Chủ đề
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh thế giới thứ hai
Châu Âu (Tây Âu • Đông Âu) • Châu Á và Thái Bình Dương (Trung Quốc • Đông Nam Á • Bắc và Trung Thái Bình Dương • Tây Nam Thái Bình Dương) • Địa Trung Hải và Trung Đông (Bắc Phi • Đông Phi • Trung Đông) • Đại Tây Dương • Bắc Cực • Châu Mỹ • Ấn Độ Dương • Tây Phi • Mặt trận không chiếnThương vong • Trận đánh • Hội nghị • Nhà chỉ huy
Tham chiến
Đồng Minh(Lãnh đạo)Hoa Kỳ • Liên Xô • Anh • Pháp • Trung Quốc • Tiệp Khắc • Ba Lan • Ấn Độ • Úc • New Zealand • Nam Phi • Canada • Na Uy • Bỉ • Hà Lan • Ai Cập • Hy Lạp • Nam Tư • Philippines • Mexico • Brazil • Ý • Romania • Bulgaria • Ethiopia
Phe Trục(Lãnh đạo)Đức Quốc xã • Phát xít Ý • Đế quốc Nhật Bản • Slovakia • Bulgaria • Croatia • Phần Lan • Hungary • Iraq • Romania • Thái Lan • Mãn Châu quốc • Chính phủ Vichy
Lực lượngkháng chiếnAlbania · Áo • Các quốc gia vùng Baltic · Bỉ • Séc • Đan Mạch • Estonia • Ethiopia • Pháp • Đức • Hy Lạp • Ý • Do Thái • Triều Tiên • Latvia · Luxembourg • Hà Lan • Na Uy • Philippines • Ba Lan • Thái Lan • Liên Xô • Slovakia • Miền Tây Ukraine • Việt Nam • Nam Tư • Quân đội Quốc gia Ấn Độ
Niên biểu
Nguyên nhânChâu Phi • Châu Á • Châu Âu
1939Cuộc xâm lược Ba Lan • Trận chiến Đại Tây Dương • Chiến tranh kỳ quặc • Chiến tranh Mùa Đông
1940Chiến dịch Weserübung • Xâm chiếm Luxembourg • Trận Hà Lan • Trận Bỉ • Trận chiến nước Pháp • Trận chiến nước Anh • Xâm chiếm Somaliland • Xâm chiếm Ai Cập • Trận Dakar • Trận Gabon • Ba nước Baltic • Moldova • Nhật tiến vào Đông Dương • Chiến tranh Pháp-Thái • Chiến tranh Hy Lạp-Ý • Chiến dịch Compass
1941Cuộc xâm lược Nam Tư • Mặt trận Nam Tư • Trận Hy Lạp • Trận Crete • Chiến tranh Anh-Iraq • Cuộc vây hãm Tobruk  • Chiến dịch Syria-Liban  • Chiến dịch Barbarossa • Mặt trận Phần Lan  • Trận Kiev • Cuộc xâm chiếm Iran • Krym-Sevastopol • Trận Leningrad • Trận Moskva • Chiến dịch Crusader • Trận Trân Châu Cảng • Xâm chiếm Thái Lan • Trận Hồng Kông • Trận Guam • Trận đảo Wake • Chiến dịch Mã Lai • Chiến dịch Đông Ấn Hà Lan • Chiến dịch Philippines • Chiến dịch Borneo
1942Trận Trường Sa • Không kích Darwin (1942) • Xâm chiếm Miến Điện • Chiến dịch New Guinea • Trận Singapore • Trận chiến biển Java • Không kích Ấn Độ Dương • Trận Madagascar • Trận chiến biển Coral • Barvenkovo-Lozovaya • Trận Gazala • Quần đảo Aleut • Trận Midway • Chiến dịch Blau • Chiến dịch Kavkaz • Chiến dịch Guadalcanal  • Trận Dieppe • Trận Stalingrad  • Trận El Alamein thứ hai • Chiến dịch Bó đuốc  • Chiến dịch Pedestal  • Nạn đói Trung Quốc năm 1942–1943
1943Chiến dịch Tunisia • Chiến dịch Donets • Chiến dịch Husky • Trận Vòng cung Kursk • Trận Smolensk • Quần đảo Solomon • Trận sông Dniepr • Đồng Minh đổ bộ lên nước Ý • Quần đảo Gilbert và Marshall • Trận Thường Đức • Kế hoạch phá hoại việc sản xuất vũ khí hạt nhân của Khối Đồng Minh
1944Monte Cassino và Anzio • Hữu ngạn Dniepr • Giải phóng Leningrad • Trận Narva • Giải phóng Krym • Chiến dịch Bão tố • Chiến dịch Ichi-Go • Chiến dịch Neptune • Chiến dịch Overlord • Quần đảo Mariana và Palau • Chiến dịch Bagration • Lvov–Sandomierz • Phòng tuyến Tannenberg • Khởi nghĩa Warszawa • Iaşi-Chişinău • Giải phóng Paris • Phòng tuyến Gothic • Trận San Marino • Giải phóng Romania  • Giải phóng Bulgaria  • Chiến dịch Baltic  • Đông Carpath  • Chiến dịch Market Garden • Chiến dịch Crossbow • Chiến dịch Pointblank • Chiến dịch Beograd • Chiến tranh Lapland • Chiến dịch Debrecen  • Chiến dịch Budapest • Trận chiến vịnh Leyte • Trận Ardennes • Miến Điện 1944–1945
1945Chiến dịch Wisla-Oder • Chiến dịch Gratitude  • Tây Carpath • Trận Iwo Jima • Đồng Minh tiến vào Tây Đức  • Morava • Bratislava • Trận Okinawa • Chiến dịch Viên • Tổng tiến công tại Ý • Chiến dịch Berlin • Chiến dịch Praha • Đức Quốc Xã đầu hàng (tài liệu) • Kế hoạch Hula  • Chiến dịch Mãn Châu • Trận Manila · Chiến dịch Borneo • Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki • Chiếm đóng quần đảo Kuril • Nạn đói 1945 ở Việt Nam  • Đế quốc Nhật Bản đầu hàng
Khía cạnh khác
Tổng quanBlitzkrieg • Tác chiến chiều sâu • So sánh quân hàm • Ngoại giao • Mật mã • Hậu phương • Dự án Manhattan • Dự án vũ khí hạt nhân của Liên Xô • Huân chương quân sự • Khí tài quân sự • Sản xuất quân sự • Khoa học kỹ thuật • Chiến tranh tổng lực • Phản chiến • Phụ nữ
Hệ quảChiếm đóng Đức • Chiến dịch cái kẹp giấy • Chiến dịch Osoaviakhim • Kế hoạch Marshall • Cộng hòa Liên bang Đức • Cộng hòa Dân chủ Đức • Kế hoạch Morgenthau • Giới tuyến Oder-Neisse • Khối Warszawa • NATO • Chiếm đóng Nhật Bản • Chiến tranh Đông Dương • Chiến tranh Lạnh • Sự phi thực dân hóa • Văn hóa nghệ thuật
Tội ácchiến tranhTội ác chiến tranh của Đồng Minh • Tội ác chiến tranh của Đức • Tội ác chiến tranh của Ý • Tội ác chiến tranh của Nhật Bản • Holocaust • Tội ác chiến tranh của Liên Xô • Tội ác chiến tranh của Hoa Kỳ • Ném bom dân thường • Nạn đói Bengal năm 1943Tội ác hãm hiếp: Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản • Hãm hiếp Nam Kinh • Phụ nữ giải khuây • Nhà thổ quân đội Đức Quốc Xã • Nhà thổ trong trại tập trung • Hãm hiếp trong thời gian chiếm đóng Đức
Tù binhTù binh Ý ở Liên Xô • Tù binh Nhật ở Liên Xô • Tù binh Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai • Tù binh Đức ở Liên Xô • Tù binh Liên Xô ở Đức
Thể loại  · Chủ đề · Dự án Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·  Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 3074789
  • BNF: cb11726114b (data)
  • GND: 4001297-9
  • ISNI: 0000 0001 1941 5036
  • LCCN: n50064285
  • NKC: ko2018978948
  • NLI: 000008845
  • VIAF: 145953695
  • WorldCat Identities (via VIAF): 145953695

Từ khóa » Cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2 Lớp 11