Khối Lượng Riêng – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này viết về Mật độ khối lượng. Đối với Mật độ khác, xem Mật độ.

Khối lượng riêng (tiếng Anh: Density), còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng (m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.

Công thức D = m V {\displaystyle D={m \over V}} (D là khối lượng riêng, đơn vị k g / m 3 {\displaystyle kg/m^{3}} ; m là khối lượng, đợn vị k g {\displaystyle kg} ; V là thể tích, đơn vị m 3 {\displaystyle m^{3}} )

⇒ m = D . V {\displaystyle \Rightarrow m=D.V}

⇒ V = m D {\displaystyle \Rightarrow V={\frac {m}{D}}}

Cụ thể khối lượng riêng tại một vị trí trong vật được tính bằng khối lượng của một thể tích vô cùng nhỏ nằm tại vị trí đó, chia cho thể tích vô cùng nhỏ này. Nếu chất đó có thêm đặc tính là đồng chất thì khối lượng riêng tại mọi vị trí là như nhau và bằng khối lượng riêng trung bình.

Trong hệ đo lường quốc tế, khối lượng riêng có đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m³). Một số đơn vị khác hay gặp là gam trên xentimét khối (g/cm³).

Khi biết được khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng khối lượng riêng của các chất đã được tính trước.

Khối lượng riêng trung bình

Khối lượng riêng trung bình của một vật thể được tính bằng khối lượng, m, của nó chia cho thể tích, V, của nó, và thường được ký hiệu là ρ (đọc là "rô"; tiếng Anh: rho):

ρ = m/V

Tỷ khối, tỷ trọng

Bài chi tiết: Tỉ trọng

Theo quy ước, tỷ lệ giữa mật độ hoặc khối lượng riêng của một chất nào đó so với mật độ hoặc khối lượng riêng của nước ở 4°C thì được gọi là tỷ khối hoặc tỷ trọng của chất đó.

Trong thực hành, nhiều phép đo khối lượng riêng được thực hiện bằng việc so sánh với nước; hơn nữa khối lượng riêng của nước xấp xỉ bằng 1000kg/mét khối, một con số dễ sử dụng trong chuyển đổi sang hệ đo lường quốc tế.

Ví dụ: tỷ khối của dầu là 0,8, của nhôm là 2,7...

Đo lường

Phù kế để đo tỷ trọng

Khối lượng riêng của chất lỏng có thể được đo bằng phù kế.

Bảng khối lượng riêng của một số chất

Chất rắn Khối lượng riêng ( k g / m 3 ) {\displaystyle (kg/m^{3})} Chất lỏng Khối lượng riêng ( k g / m 3 ) {\displaystyle (kg/m^{3})}
Lithi 535
Gỗ tốt (khoảng) 800 Hydro lỏng 70
Kali 860
Băng 916.7
Natri 970
Nylon 1150
Gạo (khoảng) 1200
Magie 1740
Berylli 1850
Sứ 2300 Li-e 600
Silicon 2330
Xi măng 2400
Đá (khoảng) 2600 Xăng 700
Nhôm 2700 Rượu, cồn (khoảng) 790
Kim cương 3500
Titan 4540
Selen 4800
Vanadi 6100
Kẽm 7000 Dầu hỏa (khoảng) 800
Crôm 7200 Dầu ăn (khoảng) 800
Thiếc 7310 Nước 1000
Mangan 7325 Oxy lỏng 1141
Sắt 7800 Glyxerol 1261
Đồng 8940
Bismuth 9750 Diiodomethane 3325
Molybden 10220
Bạc 10500
Chì 11340 Thủy ngân 13546
Thori 11700
Rhodi 12410
Tantan 16600
Urani 18800
Wolfram 19300
Vàng 19320
Plutoni 19840
Rheni 21020
Platin 21450
Iridi 22420
Osmi 22570

Xem thêm

  • Định lượng
  • Trọng lượng riêng

Tham khảo

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Khối Lượng Riêng Của Vật Rắn Là Gì