Khối Lượng Tịnh Là Gì? Khối Lượng Tịnh Trên Bao Bì Là Gì? - Supper Clean

Lượt xem: 18.780

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe đến cụm từ “khối lượng tịnh” khi nói về cân nặng hàng hóa. Vậy khối lượng tịnh là gì? Cách tính khối lượng tịnh? Net weight và gross weight khác nhau như thế nào? Cùng upperclean.vn tìm hiểu nhé!

Contents

  • Khối lượng tịnh là gì?
  • Khối lượng tịnh xuất hiện ở đâu?
  • Ý nghĩa của khối lượng tịnh trên bao bì là gì?
  • Quy định Pháp Luật về khối lượng tịnh trong đóng gói
  • Cách ghi khối lượng tịnh là gì?
  • Sự khác biệt giữa net weight vs gross weight là gì?
    • Net weight là gì? 
    • Gross weight là gì?
  • Cách tính khối lượng tịnh là gì?
  • Khối lượng tịnh hay trọng lượng tịnh viết đúng?

Khối lượng tịnh là gì?

Khối lượng tịnh là khối lượng hàng hóa không tính bao bì kèm theo. Hay nói cách khác, khối lượng tịnh là khối lượng đã trừ bao bì. 

Trong tiếng Anh, khối lượng tịnh là net weight, thường được viết tắt là NW hoặc N.W. 

Ví dụ: Khi cân một gói bánh, bạn thấy gói bánh đó có khối lượng là 450g. Tuy nhiên, trên bao bì sản phẩm, nhà sản xuất ghi khối lượng tịnh là 445g. Điều này có nghĩa là khối lượng hàng hóa (bánh) là 445g, còn 5g là khối lượng bao bì. 

Khối lượng tịnh là khối lượng sản phẩm không tính bao bì
Khối lượng tịnh là khối lượng sản phẩm không tính bao bì

Khối lượng tịnh xuất hiện ở đâu?

Trong cuộc sống, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy khối lượng tịnh in trên bao bì sản phẩm đóng gói sẵn như bánh, kẹo, thuốc,… Các nhà sản xuất thường ghi thông tin này bao bì để người tiêu dùng có thể nắm rõ. 

Ý nghĩa của khối lượng tịnh trên bao bì là gì?

Qua những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu khối lượng tịnh là gì rồi phải không? Vậy vì sao nhà sản xuất phải in thông số này lên bao bì sản phẩm?

Khối lượng tịnh net weight giúp người tiêu dùng có thể xác định chính xác khối lượng sản phẩm không tính bao bì là bao nhiêu. Qua đó, có thể so sánh, phân loại và lựa chọn sản phẩm. 

Ví dụ, hai hộp sữa đặc của hai nhà sản xuất khác nhau nhưng có cùng giá bán. Hộp sữa của nhà sản xuất A có khối lượng tịnh là 250g; trong khi đó, công ty B chỉ có 230g. Qua đó, ta có thể thấy được sản phẩm của công ty A đang có lợi thế về giá hơn.

Khối lượng tịnh giúp người dùng dễ dàng so sánh hai sản phẩm
Khối lượng tịnh giúp người dùng dễ dàng so sánh hai sản phẩm

Quy định Pháp Luật về khối lượng tịnh trong đóng gói

Theo quy định Pháp Luật, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhập khẩu có đóng gói bao bì đều phải nghiêm túc thực hiện quy định Thông tư 21/2014/TT-BKHCN về đo lường đối với lượng hàng hóa đóng gói sẵn. 

Theo như Thông tư, việc ghi khối lượng tịnh (đối với mặt hàng rắn) hoặc thể tích thực (đối với hàng hóa lỏng) lên bao bì sản phẩm là yêu cầu bắt buộc. Không được phép ghi “khoảng” hay “nhỏ nhất” như khối lượng tịnh khoảng hay thể tích thực nhỏ nhất mà phải ghi số liệu cụ thể.

Ví dụ: Khối lượng thực: 560g, Thể tích thực: 300ml

Cách ghi khối lượng tịnh là gì?

Cách ghi khối lượng trên bao bì cũng khá đơn giản, theo cấu trúc sau:

Khối lượng tính: (ghi rõ khối lượng hàng không tính bao bì)

Hoặc NW/ N.Weight: (ghi rõ khối lượng hàng không tính bao bì)

Ví dụ: 

  1. Khối lượng tịnh: 230 gam
  2. NW: 50 kg
  3. N.Weight: 1.5 kg
  4. NET WT: 500g
  5. Khối lượng tịnh/NW: 600g
Cách ghi khối lượng tịnh
Cách ghi khối lượng tịnh

Sự khác biệt giữa net weight vs gross weight là gì?

Net weight là gì? 

Net weight là khối lượng tịnh, hay khối lượng hàng hóa không có bao bì. 

Gross weight là gì?

Gross weight là tổng khối lượng, bao gồm khối lượng hàng hóa và khối lượng bao bì. Vì vậy, gross weight luôn lớn hơn net weight. 

Gross weight được viết tắt là GW hoặc G.W. 

Gross weight được xác định theo công thức sau: 

Gross weight = Net weight + Tare Weight (Tare Weight: Khối lượng bao bì sản phẩm)

Phân biệt gross weight vs net weight 
Phân biệt gross weight vs net weight

Cách tính khối lượng tịnh là gì?

Công thức tính khối lượng tịnh như sau:

Net weight = Gross weight – Tare Weight = Tổng khối lượng hàng cả bao bì – Khối lượng bao bì

Ví dụ, một kiện hàng có khối lượng cả bao bì là 12kg, khối lượng bao bì là 1kg. Khi đó, khối lượng tịnh là 12 – 1 = 11kg. 

Khối lượng tịnh hay trọng lượng tịnh viết đúng?

Khi được hỏi trọng lượng tịnh là gì, nhiều người cho rằng trọng lượng tịnh là trọng lượng của hàng hóa đã trừ bao bì. Quan điểm này đang đồng nhất trọng lượng tịnh và khối lượng tịnh với nhau. 

Thực tế đã từng có thời gian “khối lượng tịnh” và “trọng lượng tịnh” được đưa lên bàn cân so sánh xem đâu là cách viết đúng. Theo từ điển tiếng Việt, khối lượng là một đại lượng đo bằng các đơn vị như gam (g), kilogam (kg), tấn, tạ,… Trong khi đó, trọng lượng có thể hiểu là trọng lực tác dụng vào vật hoặc khối lượng của một vật thể. 

Cách diễn giải trên khiến nhiều người nhầm lẫn, cho rằng khối lượng tịnh và trọng lượng tịnh đều có thể dùng như nhau. Tuy nhiên, khi nói về khối lượng hàng hóa không tính bao bì, ta phải dùng “khối lượng tịnh” mới chính xác. Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong các văn bản Pháp Luật chính thống của Nhà Nước. 

XEM THÊM: 

  • POSM là gì? POSM bao gồm những gì? Được dùng ở đâu?
  • Team building là gì? Gợi ý các trò chơi team building thú vị nhất

Trên đây là bài viết chia sẻ về khối lượng tịnh là gì, cách ghi và cách tính. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé! Đừng quên theo dõi SUPPERCLEAN để cập nhật nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nhé!

5/5 - (4 bình chọn)

Từ khóa » Trọng Lượng Tịnh Và Khối Lượng Tịnh Khác Nhau Như Thế Nào