[Khối M Gồm Những Ngành Nào?] Các Trường Đại Học Khối M HOT

Khối M gồm những ngành nào? Các trường đại học khối M HOT

1. Khối M gồm những môn nào? Cách tính điểm khối M ra sao?

1.1. Khối M gồm những môn nào? Các tổ hợp môn khối M

Khối M là một trong những khối năng khiếu, khá đặc thù dành riêng cho những bạn yêu ca hát, đọc hay kể chuyện và yêu thích khối ngành giáo dục tiểu học và Giáo dục mầm non. Khối này cũng đặc biệt kén thí sinh, người theo học, bởi khác với khối thi đại học cơ bản nói chung ngoài các môn thi truyền thống, các bạn dự thi khối này cần thi thêm một môn năng khiếu.

Tùy trường, tùy ngành khối M bao gồm 2 trong 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và môn Năng khiếu. Môn năng khiếu là môn thi bắt buộc, tùy theo từng trường khác nhau mà nội dung thi được thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu đưa ra. Một điều quan trọng mà thí sinh cần nắm bắt đó là phần thi bắt buộc hát và thi kể chuyện, các trường khối M tuyển sinh đều yêu cầu thi phần này.

Các tổ hợp môn khối M rất đa dạng, trong đó bao gồm các tổ hợp chi tiết sau đây:

  • Khối M00: bao gồm các môn Ngữ Văn, Toán, Đọc diễn cảm và thi hát
  • Khối M01: bao gồm các môn Ngữ văn, Lịch sử và Năng khiếu.
  • Khối M02: bao gồm các môn Toán, Năng khiếu 1 và thi Năng khiếu 2.
  • Khối M03: bao gồm các môn Văn, Năng khiếu 1 và thi Năng khiếu 2.
  • Khối M04: bao gồm các môn Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát – Múa.
  • Khối M09: bao gồm các môn Toán, Năng Khiếu Mầm non (kể chuyện, đọc, diễn cảm), Năng khiếu 2 (Hát)).
  • Khối M10: bao gồm các môn Toán, Tiếng Anh và thi Năng khiếu 1.
  • Khối M11: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Tiếng Anh.
  • Khối M13: bao gồm các môn Toán, Sinh học và thi Năng khiếu.
  • Khối M14: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Toán.
  • Khối M15: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Tiếng Anh.
  • Khối M16: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Vật Lý.
  • Khối M17: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Lịch sử.
  • Khối M18: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí và thi môn Toán.
  • Khối M19: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí và thi môn Tiếng Anh.
  • Khối M20: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí và thi môn Vật Lý.
  • Khối M21: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí và thi môn Lịch sử.
  • Khối M22: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình và thi môn Toán.
  • Khối M23: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình và Tiếng Anh.
  • Khối M24: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình và Vật Lý.
  • Khối M25: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình và Lịch sử.

1.2. Cách tính điểm khối M

Mang tính đặc trưng của một khối thi năng khiếu, điểm thi của khối M cũng được tính theo công thức riêng. Cách tính điểm khối M như sau:

Điểm thi = Điểm môn Toán + Điểm môn Văn + Điểm môn Năng khiếu

* Với riêng khoa đào tạo mầm non bằng tiếng Anh sẽ được tính theo công thức:

Điểm thi = Điểm Toán + Điểm tiếng Anh + Điểm môn Năng khiếu

hoặc = Điểm Văn + Điểm tiếng Anh + Điểm môn Năng khiếu

Trong đó, điểm môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh được lấy từ kết quả thi THPT Quốc gia. Điểm môn Năng khiếu = điểm trung bình các môn thi năng khiếu. Với một số trường sẽ lấy hệ số 2 điểm môn Năng khiếu.

2. Khối M gồm những ngành nào?

Hiện nay các trường đại học, cao đẳng trên cả nước tuyển sinh khối M với ngành Sư phạm mầm non là chủ yếu. Ngành sư phạm mầm non, một chuyên ngành rất phổ biến trong những năm gần đây và có nhu cầu nhân lực cực lớn, cơ hội nghề nghề nghiệp vô cùng rộng mở và mức lương hấp dẫn. Vì vậy, đây là một ngành được nhiều bạn trẻ hướng đến cho nên tỷ lệ cạnh tranh là không hề nhỏ.

Ngoài ra hai chuyên ngành hiện đang tuyển sinh khối M là:

  • Ngành giáo dục tiểu học: Một ngành hiện đang rất hot hiện nay dành cho các bạn yêu thích công việc giảng dạy bậc tiểu học.
  • Ngành giáo dục đặc biệt: Đây là một ngành học rất mới và nhiều triển vọng, ngành này được thiết kế đào tạo những giáo viên trong ngành giáo dục đặc biệt trong tương lai.

Khối M gồm những ngành nào?

3. Các trường đại học khối M tuyển sinh hiện nay

Sau đây là danh sách và thông tin các trường đại học khối M đang triển khai tuyển sinh và xét tuyển.

3.1. Các trường đại học khối M khu vực miền Bắc

STT Mã trường Tên trường
1 SPH Đại Học Sư Phạm Hà Nội
2 DTS Đại Học Sư Phạm của Đại Học Thái Nguyên
3 SP2 Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
4 DVD Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
5 THP Đại Học Hải Phòng
6 THV Đại Học Hùng Vương
7 C16 Cao Đẳng Sư Phạm Vĩnh Phúc
8 TQU Đại học Tân Trào
9 C62 Cao Đẳng Sư Phạm Điện Biên
10 DNB Đại Học Hoa Lư
11 HDT Đại Học Hồng Đức

3.2. Các trường đại học khối M khu vực miền Trung

STT Mã trường Tên trường
1 TDV Đại Học Vinh
2 DDS Đại Học Sư Phạm của Đại Học Đà Nẵng
3 DQN Đại Học Quy Nhơn
4 TTN Đại Học Tây Nguyên
5 DHS Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế
6 DPQ Đại Học Phạm Văn Đồng
7 DQU Đại Học Quảng Nam
8 HHT Đại Học Hà Tĩnh
9 DQB Đại Học Quảng Bình

3.3. Các trường đại học khối M khu vực miền Nam

STT Mã trường Tên trường
1 SPS Đại Học Sư Phạm TPHCM
2 TTG Đại Học Tiền Giang
3 DPY Đại Học Phú Yên
4 TDM Đại học Thủ Dầu Một
5 SPD Đại Học Đồng Tháp
6 DBL Đại Học Bạc Liêu
7 TAG Đại Học An Giang
8 DNU Đại Học Đồng Nai
9 C55 Cao Đẳng Cần Thơ

Các lưu ý quan trọng khi ôn và thi khối M

4. Các lưu ý quan trọng khi ôn và thi khối M

Cũng giống như các khối năng khiếu khác (khối N, khối S...) thí sinh cần chuẩn bị tốt những những môn năng khiếu khi dự thi.

Tuy nhiên, mặc dù đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, nhưng rất nhiều thí sinh vẫn bối rối trước kỳ thi năng khiếu. Sau đây là một số lưu ý giúp các bạn tự tin hơn trước bài thi năng khiếu:

Tích cực ôn luyện: trước kỳ thi các bạn cần ôn luyện và luyện tập để tự tin thi thật tốt, đặc biệt lựa chọn bài hát, câu chuyện phù với với chất giọng của mình để thể hiện tốt nhất. Tránh chọn những bài quá khó, dẫn đến không thể hiện được hết năng lực và tài năng của mình.

Chú ý quan sát, rút kinh nghiệm từ các bạn thi trước: môn thi năng khiếu mất nhiều thời gian vì vậy một nhóm các bạn sẽ được gọi vào phòng thi cùng một lúc. Do đó các bạn cần chú ý quan sát các bạn thi trước để rút ra những kinh nghiệm, tránh mắc lỗi sai đáng tiếc của các bạn thi trước. Tuy nhiên cũng đừng lên quá chú tâm vào phần thi của các bạn thi trước mà sao nhãng phần thi của chính mình.

Trang phục dự thi: trang phục là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp bạn tự tin hơn đồng thời gây ấn tượng với ban giám khảo và giúp phần thi bạn thêm trực quan và sinh động hơn. Trang phục lựa chọn phù hợp với nội dung phần biểu diễn của các bạn, đa phần các bạn lựa chọn áo dài để dự thi. Bởi đó là trang phục truyền thống, đặc biệt phù hợp với các bạn dự thi khối ngành mầm non, tiểu học. Về trang điểm, các bạn lên trang điểm nhẹ nhàng để gây được thiện cảm với giám khảo, tránh trang điểm quá đậm gây phản cảm.

Thái độ ứng xử: mặc dù thái độ ứng xử không nằm trong thang điểm chấm thi của bài thi năng khiếu, tuy nhiên với khối thi năng khiếu chủ yếu xét tuyển vào các ngành giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học vì vậy thái độ ứng xử của các bạn ảnh hưởng trực tiếp đến thang điểm chấm thi của ban giám khảo. Vì vậy, trong quá trình thi các bạn cần giữ thái độ lễ phép, tôn trọng và luôn tươi cười để tạo thiện cảm với ban giám khảo.

Giữ gìn sức khỏe: Trước mỗi kỳ thi các bạn hãy luôn có một sức khoẻ tốt để chuẩn bị cho các môn thi năng khiếu có kết quả tốt nhất. Trong quá trình thi năng khiếu bạn có thể thi kể truyện, thi hát hay đọc diễn cảm. Vì vậy, giọng nói rất quan trọng lúc này, các bạn không nên để mất giọng sẽ bị mất điểm khi thi.

Thái độ tự tin: trước mỗi phần thi các bạn cần giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ và đặc biệt là tự tin vào chính bản thân mình để phần thi các bạn đạt kết quả cao nhất.

Kết luận: Qua những thông tin trên về các ngành khối M các bạn học sinh đã có thêm những trang bị cần thiết trước khi lựa chọn khối thi, ngành học để chuẩn bị vững vàng cho kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Từ khóa » Moo Là Tổ Hợp Môn Gì