Khối NATO Gồm Những Nước Nào? Bao Nhiêu Nước Và Quan Hệ Với ...
Có thể bạn quan tâm
NATO là tên viết tắt của North Atlantic Treaty Organization – Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Đây là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4 tháng 4 năm 1949 bao gồm các nước ở 2 bờ Đại Tây Dương là Mỹ và 1 số nước ở châu Âu.
Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô. Lúc bấy giờ, sự đối đầu căng thẳng giữa NATO và Warszawa (một tổ chức được thành lập bởi các quốc gia cộng sản) đã dẫn đến chiến tranh Lạnh ở nửa cuối thế kỷ 20.
NATO gồm những nước nào?
Hiện nay, NATO gồm 30 nước thành viên bao gồm:
- Bỉ (Tham gia năm 1949)
- Canada (Tham gia năm 1949)
- Đan Mạch (Tham gia năm 1949)
- Pháp (Tham gia năm 1949)
- Iceland (Tham gia năm 1949)
- Ý (Tham gia năm 1949)
- Luxembourg (Tham gia năm 1949)
- Hà Lan (Tham gia năm 1949)
- Na Uy (Tham gia năm 1949)
- Bồ Đào Nha (Tham gia năm 1949)
- Vương quốc Anh (Tham gia năm 1949)
- Hoa Kỳ (Tham gia năm 1949)
- Hy Lạp (Tham gia năm 1952)
- Thổ Nhĩ Kỳ (Tham gia năm 1952)
- Đức (Tham gia năm 1955)
- Tây Ban Nha (Tham gia năm 1982)
- Cộng hòa Séc (Tham gia năm 1999)
- Hungary (Tham gia năm 1999)
- Ba Lan (Tham gia năm 1999)
- Bungari (Tham gia năm 2004)
- Estonia (Tham gia năm 2004)
- LATVIA (Tham gia năm 2004)
- Lithuania (Tham gia năm 2004)
- Romania (Tham gia năm 2004)
- Slovakia (Tham gia năm 2004)
- Slovenia (Tham gia năm 2004)
- Albania (Tham gia năm 2009)
- Croatia (Tham gia năm 2009)
- Montenegro (Tham gia năm 2017)
- Bắc Macedonia (Tham gia năm 2020)
NATO flag – lá cờ của tổ chức NATO
Đặc điểm của NATO
Một liên minh về chính trị và quân sự
Mục đích của NATO là đảm bảo quyền tự do và an ninh của các quốc gia thành viên thông qua các chính sách về chính trị và quân sự.
CHÍNH TRỊ: NATO thúc đẩy các giá trị dân chủ và cho phép các thành viên tham vấn và hợp tác về các vấn đề liên quan đến quốc phòng và an ninh để giải quyết các vấn đề, xây dựng lòng tin và về lâu dài, ngăn ngừa xung đột.
QUÂN SỰ: NATO cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp. Nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, các biện pháp quân sự sẽ được tiến hành. Các hoạt động này được thực hiện theo điều khoản phòng thủ tập thể của hiệp ước thành lập NATO – Điều 5 của Hiệp ước Washington hoặc theo ủy quyền của Liên hợp quốc, đơn lẻ hoặc hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác.
Phòng thủ tập thể
NATO cam kết nguyên tắc rằng một cuộc tấn công chống lại một hoặc một số thành viên của liên minh được coi là một cuộc tấn công chống lại cả khối NATO. Đây là nguyên tắc phòng thủ tập thể, được ghi trong Điều 5 của Hiệp ước Washington.
Cho đến nay, điều này đã được thể hiện 1 lần trong trường hợp vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ năm 2001.
Liên kết xuyên Đại Tây Dương
NATO là một liên minh của các quốc gia ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nó cung cấp một liên kết duy nhất giữa hai châu lục này, cho phép họ tham vấn và hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, đồng thời tiến hành các hoạt động quản lý khủng hoảng đa quốc gia cùng nhau.
Mối quan hệ giữa NATO và Nga
NATO luôn muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với Nga. Tuy nhiên, kể từ sau sự kiện Ukraina, quan hệ này có phần rạn nứt. NATO cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào Ukraina, còn Nga thì lại cáo buộc NATO gây ra cuộc khủng hoảng tại Ukraina.
Nga luôn cho rằng việc NATO sử dụng tiềm năng quân sự của mình để vi phạm luật pháp quốc tế, bành trướng, đe dọa đến Nga cũng như làm mất ổn định nội bộ của các nước, khu vực cũng như toàn thế giới.
Việc NATO mở rộng về phía Đông kết nạp thêm các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là một trong các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina. Về cơ bản, NATO mở rộng về phía Đông đã tái khẳng định địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, không gian an ninh và không gian sinh tồn của Nga dần bị thu hẹp.
Hoa Kỳ chủ trương duy trì NATO và thúc đẩy chính sách Đông tiến của NATO, mục đích là để kiềm chế Nga.
Ngày 27/5/1997 đã ký kết “Văn kiện cơ bản về quan hệ, hợp tác và an ninh giữa Nga với NATO”. Trong văn kiện, NATO cam kết sẽ để Nga có quyền phát ngôn ở mức độ nhất định đối với các sự vụ của NATO. Hơn nữa NATO bảo đảm không bố trí vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ các nước thành viên mới.
Chính sách Đông tiến đã xâm phạm đến sân sau của Nga và đe dọa đến lợi ích chiến lược cốt lõi của nước này, một điều mà Tổng thống Putin đã nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần. Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã nói: “Đây là dấu hiệu đầu tiên về điều có thể xảy ra khi NATO tiến gần đến biên giới của Liên bang Nga. … Ngọn lửa chiến tranh có thể bùng cháy và trải khắp châu Âu” khi NATO mở rộng lần thứ nhất sau chiến tranh Lạnh. Ngoại trưởng Nga Lavrov đã công bố các tài liệu chứng minh rằng NATO từng hứa với Liên Xô và Nga rằng NATO không bao giờ mở rộng về phía Đông.
Bên cạnh chính sách Đông tiến, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu cũng bị Nga coi là một mối đe dọa khác. Mặc dù NATO tuyên bố hệ thống này làm nhằm chống lại các mối đe dọa từ Iran nhưng Nga cho rằng sự thiếu cân bằng trong việc triển khai lực lượng giữa Đông Âu-Địa Trung Hải là minh chứng cho sự bao vây Nga. Bên cạnh đó, việc Iran không có khả năng tấn công châu Âu nên thực tế hệ thống này là để kiềm chế Nga. Năm 2001, Chính quyền của Tổng thống G.W.Bush đã đơn phương tuyên bố rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), mà Mỹ và Liên Xô đã ký kết năm 1972 để xây dựng hệ thống này khiến Nga cực kỳ lo ngại khi Hiệp ước này là nền tảng để hai bên duy trì thế cân bằng lực lượng.
Để đáp trả, Nga đã lên kế hoạch việc nâng cấp khả năng tấn công bằng tên lửa của mình, trong đó có kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander tại Kaliningrad, Krashnodar (Nga) và Belarus.
Ngày 13/05/2015, Nga đã phản ứng gay gắt khi Hoa Kỳ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu chính thức đi vào hoạt động. Hệ thống này trị giá 800 triệu USD. Ngoài ra Nga cũng thành lập 3 sư đoàn mới tại miền Tây nước này để làm đối trọng với NATO.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri S. Peskov nói rằng: “Ngay từ đầu, các chuyên gia quân sự của Nga đã bị thuyết phục rằng hệ thống tên lửa này tạo ra một mối đe dọa lớn với Liên bang Nga.
Nguồn tham khảo:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/NATO
- https://www.nato.int/
Nội dung liên quan:
- UNHCR là gì? Tổ chức này có hoạt động tại Việt Nam không
- ILO là gì? Chức năng và 8 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế
- UNCITRAL là gì? Nguồn gốc, nhiệm vụ và cách thức hoạt động
- WIPO là gì? Việt nam gia nhập cẩm nang sở hữu trí tuệ wipo vào ngày
- OECD là gì? Các nước tham gia và hoạt động của tổ chức
- IUCN là gì? Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
- Sci-Hub là gì? Bí mật về trang web chia sẻ tài liệu báo cáo khoa học miễn phí
Từ khóa » Khối Quân Sự Nato Gồm Những Nước Nào
-
NATO – Wikipedia Tiếng Việt
-
NATO Là Gì, Gồm Những Nước Nào? - Infonet
-
NATO Là Gì? Khối NATO Gồm Những Nước Nào?
-
NATO Là Gì? NATO Gồm Những Nước Nào? - THPT Sóc Trăng
-
Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về NATO | VOV.VN
-
NATO Là Gì? NATO Gồm Những Nước Nào?
-
NATO Là Gì? NATO Gồm Những Nước Nào? - PHUONGNAM24H.COM
-
NATO Là Gì? Giới Thiệu Tổ Chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
-
Tổ Chức NATO Là Gì Nhà Sáng Lập? Có Bao Nhiêu Nước Tham Gia
-
Nato Là Gì? Tổ Chức Nato Gồm Những Nước Nào?
-
NATO Là Gì? Khối Hiệp ước Gồm Những Nước Nào? - GhienCongNghe
-
Khối Quân Sự NATO Gồm Những Nước Nào - Luật Hoàng Phi
-
Bắc Đại Tây Dương Gồm Những Nước Nào? - TopLoigiai
-
NATO Là Gì? Khối NATO Gồm Những Nước Nào?