Khởi Ngữ Là Gì? - Buffet Sen Tây Hồ
Có thể bạn quan tâm
Trong một câu văn tiếng Việt, ngoài các bộ phận chủ đạo như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ… chúng ta còn bắt gặp thành phần khởi ngữ để giúp câu văn trở nên phong phú. Vậy khởi ngữ là gì? Tác dụng của khởi ngữ là gì? Làm sao để sử dụng khởi ngữ hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết ngay sau đây nhé.
Mục lục
- 1 Khởi ngữ là gì?
- 2 Tác dụng của khởi ngữ là gì?
- 3 Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ trong câu là gì?
- 4 Đặt câu có khởi ngữ như thế nào?
- 5 Cách chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ
- 6 Phân biệt khởi ngữ và thành phần biệt lập
Khởi ngữ là gì?
Trước khi đi vào khái niệm khởi ngữ là gì? cùng chúng tôi phân tích một ví dụ nhé.
Ví dụ: “Về các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa,… Tôi luôn là người đứng đầu lớp”
Chủ ngữ trong câu này là “tôi”. Vậy cụm từ “Về các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa,…” đóng vai trò gì trong câu? Đây chính là thành phần khởi ngữ chúng ta tìm hiểu trong bài viết này.
Theo khái niệm khơi ngữ tại Sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2 trang 8 thì khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,…
Tác dụng của khởi ngữ là gì?
Chúng ta đã tìm hiểu khái niệm ở phần trên, nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của khởi ngữ là gì?
Để giúp câu nổi bật được ý muốn tới người nghe, khởi ngữ liên kết với thành phần chính của câu, đứng đầu câu đã có tác dụng làm nổi bật được ý chính được nêu trong câu.
Ngoài ra, khởi ngữ còn đóng vai trò nêu chủ đề của câu, sự việc được nhắc tới. Do đó, trong từng trường hợp cụ thể, cần hiểu rõ tác dụng của khởi ngữ để vận dụng đúng, tránh sắp xếp từ ngữ sai ví trí để thành phần câu liên kết với nhau chặt chẽ hơn, đảm nhiệm đúng chức năng của chúng nhé.
Những thành phần được chúng tôi in nghiêng và gạch chân ở trên là thành phần khởi ngữ ở trong câu.
Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ trong câu là gì?
Có nhiều bạn thắc mắc rằng khi đọc khái niệm về khởi ngữ thì rất dễ hiểu nhưng khi vào những câu hỏi cụ thể lại không tự mình tìm được thành phần khởi ngữ trong câu. Sau đây, người viết sẽ nhắc đến một số dấu hiệu về khởi ngữ hay gặp trong các đề thi.
– Về vị trí: Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ hoặc đứng đầu câu.
– Khởi ngữ thường kết hợp với các quan hệ từ như còn, đối, với, và,…
Ngoài ra, khởi ngữ có thể đứng tách biệt hoặc gắn trực tiếp trong thành phần câu. Tuy nhiên cần phân biệt thành phần chính và thành phần khởi ngữ trong câu nhé.
Như vậy, bạn đọc đã có thể sử dụng những dấu hiệu trên để có thể tự mình đặt câu hoặc nhận biết chúng trong những câu có sẵn rồi!
Đặt câu có khởi ngữ như thế nào?
Từ khái niệm khởi ngữ là gì? và những dấu hiệu nhận biết khởi ngữ đã nêu ra, các bạn đã có thể tự mình đặt câu có thành phần khởi ngữ chưa?
Sau đây cùng thực hành đặt câu có khởi ngữ cùng chúng tôi nhé.
Như vậy, chúng tôi đã đưa ra thêm những ví dụ để cho bạn đọc có thể tham khảo. Nếu còn thắc mắc hay băn khoăn về đặt câu có khởi ngữ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Cách chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ
Trong các đề thi hay các bài tập được đưa ra, có thể bạn sẽ được cho sẵn một câu sau đó người ra đề yêu cầu bạn chuyển đổi câu có chứa hoặc không có khởi ngữ theo ý muốn của người ra đề. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách chuyển đổi câu từ có khởi ngữ thành không có khởi ngữ và ngược lại nhé.
Hãy sử dụng các dấu hiệu của khởi ngữ trong câu đã nêu ở phần trên để áp dụng vào đây nhé. Theo dõi ví dụ dưới đây để chuyển câu đó thành câu có thành phần khởi ngữ:
Chúng tôi không tham gia buổi tiệc đêm nay => Về buổi tiệc đêm nay, chúng tôi không tham gia.
Bạn A đánh cầu lông rất hay => Về cầu lông, bạn A đánh rất hay.
Tôi đọc rồi nhưng không diễn đạt được => Đọc thì tôi đọc rồi nhưng diễn đạt thì tôi chưa diễn đạt được.
Phân biệt khởi ngữ và thành phần biệt lập
Nhiều bạn thường nhầm lẫn khởi ngữ và thành phần biệt lập trong câu. Vậy sự khác biệt giữa thành phần biệt lập và khởi ngữ là gì? Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số điểm khác biệt giữa thành phần biệt lập và khởi ngữ nhé.
– Đối với thành phần biệt lập: Đây là thành phần không liên quan đến thành phần chính ở trong câu, không ảnh hưởng đến ý nghĩa trong câu, bao gồm các từ cảm thán, phụ chú,.. để diễn tả thái độ, đánh giá của người nói.
Ví dụ như: ôi, chao ôi, vâng ạ, chắc hẳn,….
Trong câu hoàn chỉnh có thể đứng vị trí như sau: Theo tôi, bài này chúng ta nên giải theo cách khác hay Chao ôi! Cô ấy thật đáng thương. Hai câu vừa nêu ra thì “Theo tôi” và “Chao ôi” là thành phần biệt lập trong câu. Nếu bỏ thành phần này, câu vẫn có ý nghĩa.
– Đối với khởi ngữ: Khởi ngữ đứng tách biệt với thành phần chính trong câu, nếu bỏ đi khởi ngữ câu sẽ không còn đầy đủ ý nghĩa.
Ví dụ: Về chuyện lần này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu bỏ thành phần khởi ngữ câu chỉ còn “Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm” sẽ không diễn tả đầy đủ ý nghĩa.
Như vậy, nội dung bài viết chúng tôi đã nêu ra ở trên đã giúp bạn đọc hiểu được khởi ngữ là gì? Đó chính là thành phần đứng trước chủ ngữ trong câu với mục đích khái quát về đề tài, nội dung được nhắc tới. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc học cho bạn đọc.
>>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Danh từ là gì?
Từ khóa » Ví Dụ Về Khởi Ngữ Trong Câu
-
Khởi Ngữ Là Gì ? Cho Ví Dụ ? Đặc điểm, Dấu Hiệu Nhận Biết ? Ngữ ...
-
Khởi Ngữ Là Gì, Tác Dụng Và Nêu Ví Dụ Dễ Hiểu (Ngữ Văn 9)
-
Khởi Ngữ Là Gì? Ví Dụ Và Bài Tập - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Khởi Ngữ Là Gì? Ví Dụ Và Bài Tập Về Khởi Ngữ Lớp 9
-
Khởi Ngữ Là Gì? Ví Dụ Và Bài Tập Về Khởi Ngữ Lớp 9 - Giaidap247
-
Giúp Em đặt 6 Câu Ví Dụ Về Khởi Ngữ Với ạ Câu Hỏi 202822
-
Khởi Ngữ Là Gì? Tác Dụng Và Dấu Hiệu Nhận Biết Khởi Ngữ
-
Khởi Ngữ Là Gì? Tác Dụng Của Khởi Ngữ Trong Câu - Ngữ Văn Lớp 9
-
Khởi Ngữ Là Gì, Tác Dụng Và Nêu Ví Dụ Dễ Hiểu ...
-
Khởi Ngữ Là Gì? - TBDN
-
Khởi Ngữ Là Gì? Cách Nhận Biết Khởi Ngữ - THPT Sóc Trăng
-
Khởi Ngữ Là Gì? Các Dấu Hiệu Nhận Biết, Tác Dụng Của Khởi Ngữ.
-
[PDF] Thành Phần Khởi Ngữ Trong Câu Tiếng Việt Xét Về Mặt Hệ Thống
-
Khởi Ngữ Là Gì? Tác Dụng Và Cách Nhận Biết Khởi Ngữ, Cho Ví Dụ