Khởi Ngữ Là Gì? Tác Dụng Của Khởi Ngữ Trong Câu - Ngữ Văn Lớp 9

Khởi ngữ là gì? Tác dụng của khởi ngữ trong câuNgữ văn lớp 9Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Khởi ngữ là gì? Tác dụng và nêu ví dụ dễ hiểu lớp 9

  • 1. Khởi ngữ là gì?
  • 2. Công dụng của khởi ngữ trong câu
  • 3. Cách phân loại khởi ngữ
  • 4. Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
  • 5. Một số dạng bài tập về khởi ngữ
  • 6. Một số cách giải bài tập SGK

Khởi ngữ là gì? Tác dụng của khởi ngữ trong câu và cách phân loại khởi ngữ như thế nào? Mời các bạn tham khảo tài liệu sau đây để nắm vững lý thuyết về khởi ngữ, từ đó vận dụng vào làm bài tập dễ dàng hơn.

1. Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là gì?Khái niệm khởi ngữ là gì theo sách giáo khoa

Theo đó:

  • Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
  • Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,....

(Trích Định nghĩa Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 8)

2. Công dụng của khởi ngữ trong câu

Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính.

Nếu bạn thấy một bộ phần của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì nó có thể là khởi ngữ. Với ý muốn nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.

Ví dụ: Về việc trồng hoa trong chậu thì cần phải lưu ý tới chất lượng đất, kích cỡ chậu và cáchchăm sóc loại cây đó.

Khởi nghĩa trong cây này chính là “về việc:, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.

Trường hợp khác, khởi ngữ còn đóng vai trò nêu chủ đề của sự việc, hiện tượng, bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn. Như vậy, khỏi ngữ mang nhiều ý nghĩa nên bạn cần hiểu rõ để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Tiếng Việt quan trọng tới yếu tố câu trôi chảy, sắp xếp từ ngữ đúng vị trí. Mỗi một từ trong câu đảm nhiệm chức năng riêng và giữa chúng có liên kết chặt chẽ với nhau.

  • Thuyết minh về cây chuối

3. Cách phân loại khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần câu làm nên tính mạch lạc, rõ ý của câu.

Khởi ngữ được chia làm 2 loại

- Khởi ngữ không đảm trách chức năng cú pháp cụ thể

  • Trường hợp khởi ngữ không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ có tác dụng chủ yếu là nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

- Khởi ngữ đảm trách chức năng cú pháp cụ thể trong câu đi sau

  • Trường hợp khởi ngữ xác định là đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì khởi ngữ có tác dụng chủ yếu là ý nghĩa nhân mạnh, còn mang ý nghĩa nên chủ đề sự tình là phụ.
  • Khởi ngữ khi đảm nhiệm chức năng ngữ pháp trong câu nhất mạnh bộ phận nào đó của câu đi sau để thể hiện ý nghĩa chính sâu xa. Tức là khi đó khởi ngữ sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.

4. Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng mà dựa vào điều này để dễ dàng hơn trong việc xác định khởi ngữ trong câu ở các bài tập về khởi ngữ mà học sinh hay gặp.

  • Trong câu trước khởi ngữ luôn có quan hệ từ
  • Trước khởi ngữ là một số ttuwf đặc trưng: về, với, còn, đối với,...

- Ví dụ về khởi ngữ:

Đối với bạn hay bất cứ ai, tuổi trẻ là quãng thanh xuân đẹp nhất của đời người. Điều này không thể chối cãi, bởi tuổi trẻ rất ngắn, trôi nhanh như một con mưa rào mùa hè. Bạn không thể kéo dài tuổi xuân đó cả đời bởi tạo hóa chỉ cho nó tồn tại trong một thời gian nhất định. Còn tuổi trẻ tức là bạn còn nhiệt huyết, còn sức khỏe, còn đam mê, còn tất cả những gì đẹp nhất của cuộc đời, hãy giữ nó và làm cho nó đẹp hơn. Với tất cả những gì có được của tuổi trẻ, bạn nên biến nó thành một quãng cảm xúc đúng nghĩa để sau này nhìn lại bạn thấy nó có giá trị dường nào.

- Đặt câu khởi ngữ

  • Với tôi thanh xuân là chiếc cặp sách, tiếng trống trường, cuốn lưu bút ngày ấy.
  • Đối với tôi, gia đình là tất cả yêu thương, ở nơi đó bạn được mãi là đứa trẻ vô lo.
  • Với bản thân mỗi người, chăm chỉ, kiên trì và cần cù là yếu tố giúp bước đến thành công.
  • Về việc có nên sống vì lợi ích chung trong cộng đồng còn là yếu tố gây tranh cãi nhiều.
  • Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.
  • Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.

5. Một số dạng bài tập về khởi ngữ

Bài 1: Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:

a) Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

b) Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

c) Bỗng nhận ra hương Ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

d) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?

f) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.

h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.

Hướng dẫn giải:

a) Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên

b) Thành phần gọi - đáp: ơi

c) Thành phần tình thái: hình như.

d) Thành phần đề ngữ: (mà) ông.

e) Thành phần cảm thán: chết nỗi

f) Thành phần cảm thán: than ôi!

g) Thành phần khởi ngữ: còn tôi

h) Thành phần tình thái: thì ra

Câu 2: Chuyển các câu sau thành câu có thành phẩn khởi ngữ:

a) Tôi không đi chơi được.

b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.

c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

Hướng dẫn giải:

a) Về việc đi chơi, tôi không đi được.

b) Đối với một bài thơ hay, tôi đọc qua một lần không bao giờ mà rời ngay xuống được.

c) Với tấm áo ấy, con không bao giờ, mặc nữa.

6. Một số cách giải bài tập SGK

Câu 1

a) “Điều này” là khởi ngữ.

b) “Đối với chúng mình” là khởi ngữ.

c) “Một mình” là khởi ngữ.

d) “Làm khí tượng” và “Đối với cháu” câu (e) cũng là khởi ngữ.

Câu 2

a) Từ “làm bài” làm nhiệm vụ vị ngữ.

b) Từ “hiểu”, “giải” cũng làm vai trò là vị ngữ trong câu.

Câu 3: Viết lại câu đưa phần in đậm thành khởi ngữ.

– Làm bài, anh ấy thật cẩn thận

– Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

Với một số khái niệm, ví dụ và giải bài tập về khởi ngữ các em đã hiểu được bài học hôm nay chưa? hãy làm thêm các bài tập khác để hiểu hơn về thành phần khởi ngữ trong câu nhé.

Câu 4: Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:

a) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Nguyễn Thành Long)

b) Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

(Thanh Hải)

c) Bỗng nhận ra hương Ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

(Hữu Thỉnh)

d) Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

(Kim Lân)

e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?

(Nguyễn Huy Tưởng)

f) – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ)

g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.

(Nguyễn Quang Sáng)

h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.

(Nguyễn Thành Long)

Câu 5: Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

a) Tôi không đi chơi được.

b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.

c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

Câu 6: Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu 7: Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.

a) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

(Thanh Tịnh)

b) Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.

(Khánh Hoài)

Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

Gợi ý

1. Vận dụng hiểu biết về đặc điểm và công dụng của các thành phần khỏi ngữ và các thành phần biệt lập, HS nhận diện các thành phần đó trong các câu đã cho.

a) Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.

b) Thành phần gọi – đáp: ơi.

c) Thành phần tình thái: hình như.

d) Thành phần đề ngữ: (mà) ông.

e) Thành phần cảm thán: chết nỗi.

f) Thành phần cảm thán: than ôi!

g) Thành phần khởi ngữ: còn tôi.

h) Thành phần tình thái: thì ra.

Câu 9. HS tự chọn đối tượng cần nhấn mạnh trong câu (nêu ở chủ ngư, vị ngữ hoặc bổ ngữ,…) và tạo khởi ngữ phù hợp.

Ví dụ: Câu có thể tạo thành các câu có khởi ngữ như sau:

– Con thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

– Mặc thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

– Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc nó nữa.

Câu 10. Thành phần gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi. Thành phần này không hướng đến một đối tượng nào cụ thể. Điều đó có nghĩa là đối tượng mà bài ca dao hướng đến có thể là bất kì ai, là tất cả mọi người, gợi mở ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao.

Câu 11. Nhận diện thành phần phụ chú và nêu ý nghĩa:

a) Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: giải thích cho cụm từ buổi mai hôm ấy

b) Giọng em ráo hoảnh: bình luận về cách nói của người em.

Câu 12. Đoạn văn yêu cầu thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em. Có thể chọn viết về một cảnh đẹp thiên nhiên hoặc một di tích lịch sử. Cần sắp xếp ý để viết được đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, trong đó sử dụng ít nhất một câu có thành phần tình thái và một câu có thành phần cảm thán.

Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là tên gọi thông dụng để chỉ cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Địa danh này được biết đến nhiều do tại đây có cụm di tích kiến trúc đánh dấu sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng của mình. Từ năm 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh, và ngày 5 tháng 6 được chọn là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam. Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành trong 1 năm. Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Từ nǎm 1995 đến nay, đơn vị đã tổ chức trưng bày 20 chuyên đề mang tính thời sự tại Bảo tàng và 16 cuộc trưng bày lưu động tại các vùng sâu vùng xa, các quận huyện ngoại thành. Bến Nhà Rồng không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mà còn là một điểm đến thú vị thu hút khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm. Mỗi người chúng ta hãy có ý thức bảo vệ, giữ gìn và quảng bá hình ảnh Bến Nhà Rồng cũng như những di tích khác đến với bạn bè năm châu nói chung.

Từ khóa » Câu đơn Mở Rộng Thành Phần Bài Bếp Lửa