Khối U Cổ, Cảnh Giác Với Nang Giáp Lưỡi

Nội dung
  • 1.Nang giáp lưỡi phát triển thế nào?
  • 2. Dấu hiệu nhận biết nang giáp lưỡi
  • 3.Nang giáp lưỡi có gây biến chứng nguy hiểm?
  • 4. Chẩn đoán nang giáp lưỡi
  • 5. Điều trị nang giáp lưỡi

Bệnh nang ống giáp lưỡi còn gọi u nang giáp móng là một dị tật bẩm sinh do sự bất thường phôi thai trong quá trình hình thành tuyến giáp. Dị tật này chiếm khoảng 7% dân số và gặp ở mọi lứa tuổi.

Đa số các bệnh nhân có nang ống giáp lưỡi nhập viện vì có một khối ở đường giữa cổ không triệu chứng và có thể sờ được dưới xương móng. Khối ở cổ di động theo nhịp nuốt. Một số bệnh nhân sẽ bị đau cổ hay đau họng hay nuốt khó và biểu hiện lâm sàng có thể rất đa dạng.

Thông thường, ống giáp lưỡi teo đi thành một dải xơ sau khi sinh, nhưng do sự phát triển không bình thường, ống giáp lưỡi phát triển thành nang, trong chứa dịch nhầy vàng nhạt có váng mỡ hay màu trắng đục.

1.Nang giáp lưỡi phát triển thế nào?

Nang giáp lưỡi là một đường ống và nang bẩm sinh có vị trí ở đường giữa cổ, nguồn gốc từ sự tồn tại của ống giáp lưỡi. Từ cuối tuần thứ 3 của phôi, nơi khoảng giữa của vùng đáy lưỡi xuất hiện lỗ tịt chứa những tế bào nội mạc, là mầm của tuyến giáp.

Các tế bào mầm này di chuyển dần xuống phía dưới vùng cổ bằng cách lõm dân từ giữa lỗ tịt, hình thành một đường ống. Ống này chạy dần xuống theo đường giữa cổ, ngang qua sau xương móng và trước các sụn thanh quản.

Đến tuần thứ 7, đầu ống cùng các tế bào mầm tuyến giáp dừng lại ở trước khí quản cổ và phát triển thành tuyến giáp. Nếu tiến trình di chuyển xuống phía dưới của các tế bào mầm này không xảy ra hoặc dừng lại bất cứ đâu trên đường đi sẽ hình thành các tuyến giáp lạc chỗ.

Các tuyến giáp lạc chỗ này có thể tồn tại cùng với tuyến giáp chính hay không. Bình thường, đường ống này tự thoái triển sau khi tuyến giáp hình thành. Sự tồn tại của đường ống và sự phát triển đây đó trên đường ống của các tế bào biểu mô tiết nhày hay tế bào giáp là nguồn gốc của đường ống, nang và dò giáp lưỡi.

Khối u cổ cảnh giác với nang giáp lưỡi và dễ nhầm với hạch vùng cổ - Ảnh 1.

Nang giáp lưỡi, tuy ít gặp và diễn biến chậm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khi có biến chứng điều trị kéo dài gây tốn kém

2. Dấu hiệu nhận biết nang giáp lưỡi

Đặc điểm của bệnh là diễn tiến chậm, ít có triệu chứng ngoài sự hiện diện một nang nhỏ nằm ở chính giữa cổ, di động theo nhịp nuốt, thường có hình gần tròn hoặc bầu dục, kích thước thay đổi từ 1-4cm, bề mặt nhẵn, không đau, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi. Do đó, có bệnh nhân đến 7-8 tuổi mới phát hiện bệnh.

Nhiều khi nang bị bội nhiễm và vỡ qua da gây rò vùng giữa cổ: Lỗ rò thường ở vùng giữa cổ sát với xương móng, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò là chất nhầy trong hoặc trắng đục. Lúc đó bệnh nhân thường đến khám với biểu hiện cùa 1 khối u nhiễm trùng sưng đau ở cổ, có thể kèm theo triệu chứng khó nuốt, sốt.

Nang giáp lưỡi có thể nhầm lẫn với hạch vùng cổ nhưng có thể phân biệt được. Nang thì thường nằm ở vùng dưới cằm, dính vào xương móng, di động theo nhịp nuốt, sờ căng. Còn hạch cổ xuất hiện 2 bên cổ, thường có sau 1 đợt viêm nhiễm cấp tình nào đó (viêm hô hấp trên, viêm họng, sổ mũi...), sờ đau khi viêm cấp tính. Ngoài ra bệnh cũng có thể nhẫm lẫn với 1 số bệnh lý khác như bướu mỡ, bướu mạch máu, bướu sợi thần kinh, bướu bọc thượng bì....

3. Nang giáp lưỡi có gây biến chứng nguy hiểm?

  • Trẻ em có hạch cổ là bệnh gì?

  • Hiểu đúng về bướu tuyến giáp để hỗ trợ bệnh hiệu quả

  • Nuốt đau có thể là dấu hiệu nguy hiểm?

Nang giáp lưỡi, tuy ít gặp và diễn biến chậm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đời sống lao động, đặc biệt khi có biến chứng điều trị kéo dài gây tốn kém. Phát hiện và điều trị sớm giúp giảm bớt nguy cơ tái phát và để lại biến chứng cho bệnh nhân.

Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị kịp thời:

– Suy giáp

– Ung thư tuyến giáp.

– Nhiễm trùng nang giáp móng, gây đau, áp xe.

– Biến dạng vùng cổ gây mất thẩm mỹ.

4. Chẩn đoán nang giáp lưỡi

Sau khi khám lâm sàng các bác sĩ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như:

-Siêu âm: dạng nang ít cản âm, giúp phân biệt với các tuyến giáp lạc chổ (dạng đặc).

– CT Scan, MRI: giúp phát hiện những nang nằm trong khối cơ lưỡi, còn gọi là nang giáp lưỡi trong. Dạng này có thể gây khó thở trên trẻ sơ sinh.

‎– Phóng xạ đồ tuyến giáp và vùng quanh giáp: định vị tuyến giáp chính.

5. Điều trị nang giáp lưỡi

Hiện nay, phần lớn các bệnh viện dùng phương pháp cắt bỏ u nang giác móng theo Sistrunk. Kỹ thuật Sistrunk mổ dọc theo đường giữa cổ, cắt bỏ khối u và phần giữa của xương móng, đường rò trên xương móng, tỷ lệ tái phát sau mổ thấp. Để giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, chúng tôi đã cải tiến theo đường mổ ngang, đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ dàng mở rộng phẫu trường khi cần thiết.

Tóm lại: Nang giáp lưỡi thường lành tính nhưng vẫn có tỷ lệ ác tính. Nang có kích thước nhỏ, có thể to lên nhanh hoặc nhiễm trùng. Nang này thường được phát hiện lúc nhỏ tuổi nhưng cũng có khi không phát hiện được nên nhiều người lớn vẫn bị viêm, sưng và không có thuốc chữa nang giáp móng. Khi nang to lên nhanh, sưng đau hoặc nghi ngờ ung thư sẽ bắt buộc phải phẫu thuật. Chính vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến cớ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị.Nuốt đau, khàn tiếng cảnh giác với viêm tuyến giáp mủNuốt đau, khàn tiếng cảnh giác với viêm tuyến giáp mủ

SKĐS - Viêm tuyến giáp mủ hay còn được gọi là viêm tuyến giáp cấp tính. Đây là một bệnh ít gặp do vi khuẩn hoặc sinh vật truyền nhiễm gây ra.

Mời độc giả xem thêm video:

Cảnh Báo Virus Thay Đổi Bất Thường Hậu Covid-19 | SKĐS

Từ khóa » Cắt U Nang Giáp Móng