Khối U ở Bụng Là Gì - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Khối u bụng là biểu hiện ở một số bệnh lý, gây nên tình trạng có một khối sưng to trên bụng. Nếu không được chữa trị kịp thời, u bụng có thể làm biến dạng ổ bụng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
1. Khối u ở bụng là gì?
2. Dấu hiệu và biểu hiện của khối u bụng
3. Nguyên nhân gây ra các khối u bụng
4. Biến chứng của khối u bụng
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
6. Chẩn đoán khối u bụng
7. Điều trị khối u bụng
8. Bác sĩ điều trị
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
☎ Gọi điện tư vấn: 19001246
==
1. Khối u ở bụng là gì?
U bụng là một khối tăng trưởng bất thường ở bụng. Khối u bụng như một khối sưng có thể nhìn thấy được, và nó có thể làm biến dạng ổ bụng. Người có khối u bụng có thể sẽ nhận thấy việc tăng cân cũng như những triệu chứng khác như khó chịu ở bụng, đau bụng, chướng bụng.
Khối u bụng thường có thể chữa được. Tuy nhiên, một số biết chứng có thể tiến triển tùy thuộc vào nguyên nhân gây khối u.
2. Những dấu hiệu biểu hiện và triệu chứng đi cùng với khối u bụng
Khối u trong ổ bụng thường được xác định và gọi tên theo vị trí của nó trên vùng bụng. Bụng được chia làm bốn phần thành các phần tư. Khối u bụng có thể xuất hiện ở phần tư trên phải, phần tư trên trái, phần tư dưới phải, phần tư dưới trái. Vùng bụng trên ngoài ra còn được chia thành 2 phần: phần thượng vị và phần quanh rốn. Phần quanh rốn là phần bụng ở dưới và quanh rốn; phần thượng vị là phần phía trên rốn, dưới xương ức.
Triệu chứng đi kèm với khối u bụng có thể gồm:
- Sưng tại vùng bụng có khối u
- Bị đau bụng
- Đầy bụng khó tiêu
- Cảm thấy buồn nôn
- Nôn ói
- Tăng cân không chủ ý
- Khó tiểu
- Khó đi tiêu
- Sốt
Khối u bụng có thể cứng, mềm, chắc hay di động.
3. Nguyên nhân gây ra các khối u bụng
Phân loại nguyên nhân theo bản chất bệnh
Khối u bụng có thể là hậu quả của rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như chấn thương, u nang, u lành tính, ung thư, hoặc những bệnh khác.
- U nang: U nang là khối bất thường trong cơ thể chứa đầy dịch lỏng hoặc chất viêm nhiễm. U nang thường gặp tạo thành khối u bất thường ở bụng bao gồm: u nang buồng trứng – u nang hình thành trong hoặc xung quanh buồng trứng.
- Viêm túi mật: thường gây ra bởi sỏi mật (khối kết tụ bất thường của dịch mật tiêu hóa)
- Ung thư: Ung thư thường gặp gây ra khối u bụng bao gồm:
- Ung thư đại tràng
- Ung thư thận
- Ung thư gan
- Ung thư dạ dày
- Bệnh: Một số bệnh cụ thể cũng có thể gây ra khối u ở bụng. Những bệnh này là:
- Bệnh Crohn – một loại bệnh viêm ruột gây ra tình trạng viêm ở thành ống ruột
- Phình động mạch chủ bụng – do sự phồng to và/hoặc lồi ra của động mạch lớn nhất cung cấp máu cho tất cả vùng bụng, chậu và chân.
- Abces tụy – một khối tụ dịch trong tụy tạng.
- Viêm túi thừa – tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng của túi thừa, các túi nhỏ thường hình thành ở những chỗ yếu của ruột già.
- Thận ứ nước – thận phì đại do sự ứ trệ ngược dòng của nước tiểu
- Gan to
- Lách to
Phân loại nguyên nhân theo vị trí u ở bụng
Nguyên nhân có thể gây ra khối u bụng tùy thuộc vào vị trí của nó trên bụng. Những nguyên nhân dưới đây là một số ví dụ thường gặp gây khối u bụng ở mỗi khu vực. Khối sưng có thể nhìn thấy và cảm nhận ngay trước thành bụng có thể là u da hoặc khối thoát vị.
- Phần tư trên phải:
- Gan: gan to, ung thư gan. Có nhiều nguyên nhân gây gan to như: viêm gan, suy tim, ung thư, bệnh viêm gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ.
- Túi mật: viêm túi mật, ung thư đường mật trong gan
- Thượng vị
- Dạ dày: ví dụ như ung thư dạ dày.
- Tụy: ví dụ như abces hoặc ung thư tụy.
- Phần tư trên trái
- Lách: lách to. Có nhiều nguyên nhân gây lách to, bao gồm: bệnh ung thư bạch cầu, u lympho, thalassaemia, bệnh hồng cầu hình liềm, sốt rét, sốt viêm tuyến.
- Dạ dày: ví dụ như ung thư dạ dày.
- Tụy: ví dụ như abces hoặc ung thư tụy.
- Ruột: ví dụ, ung thư đại tràng.
- Thận: ví dụ, ung thư thận.
- Hông phải/Hông trái
- Thận: ví dụ, ung thư thận
- Vùng quanh rốn
- Phình động mạch chủ bụng.
- Phần tư dưới phải/Phần tư dưới trái
- Ruột: như ung thư đại tràng
- Thận: như ung thư thận
- Buồng trứng: như ung thư buồng trứng
- Hạ vị
- Bàng quang: ví dụ, cầu bàng quang gây ra bởi tắc nghẽn làm ngăn cản sự làm trống bàng quang, chẳng hạn phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới.
- Tử cung: ví dụ, mang thai, u xơ tử cung
4. Biến chứng của khối u bụng
Khối u bụng làm tắc nghẽn những cơ quan trong vùng bụng và gây phá hủy cơ quan đó. Nếu bất kỳ thành phần nào trong cơ quan bị phá hủy, khối u cần được phẫu thuật lấy bỏ. Nếu có đa u trong ổ bụng, bạn có thể phải cần nhiều cách thức điều trị hoặc phẫu thuật để loại bỏ u. Khối u ác tính có thể tái phát sau điều trị.
Phụ nữ với hội chứng đa nang buồng trứng có thể có nhiều u nang trong buồng trứng. Những nang này có thể tự biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên một số trường hợp sẽ tăng trưởng lớn tùy theo kích thước và đặc tính của nang mà bác sĩ sẽ quyết định tình trạng của bạn có cần phẫu thuật hay không.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Do u bụng có thể được hình thành từ một số bệnh nghiêm trọng, bạn nên gặp bác sĩ ngay khi cảm thấy có một khối u ở vùng bụng của bạn.
6. Chẩn đoán khối u bụng
Sau khi hỏi về bệnh sử của bạn, bao gồm các triệu chứng, thời điểm bắt đầu có u, bác sĩ sẽ kiểm tra xem khối u ở đâu trên bụng. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định những cơ quan hay cấu trúc nào bị ảnh hưởng bởi khối u.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm ngửa để bác sĩ đè nhẹ vào một vài vùng trên bụng của bạn. Thăm khám sẽ giúp bác sĩ định vị khối u hay những cơ quan phì đại, và để xem bạn có bị đau bụng khi ấn không.
Xét nghiệm hình ảnh học thường được chỉ định để xác định kích cỡ và vị trí của u. Hình ảnh học còn giúp xác định bản chất của u trong bụng. Những phương tiện hình ảnh thường đường dùng là:
Chụp CT scan ổ bụng
- X quang bụng
- Siêu âm bụng
Nếu xét nghiệm hình ảnh học vẫn không cung cấp đủ gợi ý và bằng chứng cho chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ cần khảo sát kỹ hơn những vùng bụng. Điều này đặc biệt được áp dụng cho hệ tiêu hóa. Để khảo sát hệ tiêu hóa, bác sĩ sẽ dùng một kính hiển vi nhỏ nằm trong cấu trúc dạng ống. Ống này được đặt vào ruột già của bạn. Thủ thuật này gọi là nội soi.
Xét nghiệm máu cũng có thể được đề nghị để kiểm tra nồng độ hormon trong cơ thể bạn cũng như xác định dấu hiệu viêm nhiễm. Phụ nữ có u nang buồng trứng có thể sẽ được khảo sát một kỹ thuật hình ảnh đặc biệt gọi là siêu âm qua ngả âm đạo. Siêu âm qua ngả âm đạo được thực hiện bằng cách đưa một đầu dò siêu âm vào âm đạo. Nó sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn tử cung và buồng trứng.
7. Điều trị khối u bụng
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây u, điều trị có thể là thuốc, phẫu thuật hay các chăm sóc đặc biệt.Những lựa chọn điều trị thường gặp để loại bỏ u bụng bao gồm:
- Dùng thuốc để điều chỉnh hormone.
- Phẫu thuật lấy bỏ u
- Các phương pháp làm co rút khối u
- Hóa trị
- Xạ trị
Nếu bạn có u nang trong bụng rất lớn hoặc gây đau nhiều, bác sĩ sẽ lựa chọn loại bỏ u bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu việc lấy bỏ gây nguy hiểm, bác sĩ phẫu thuật có thể gợi ý các phương pháp khác để làm co rút kích thước khối u.
Hóa trị hay xạ trị cũng có thể được dùng để thu nhỏ khối u. Khi khối u đã đạt được kích thước nhỏ hơn, bác sĩ có thể kết thúc hóa trị và phẫu thuật để lấy u. Cách điều trị này thường dùng cho những người có khối u bụng ác tính.
Khối u hình thành do thay đổi hormone, chẳng hạn u nang buồng trứng, có thể được điều trị qua thuốc thay thế nội tiết tố hoặc thuốc tranh thai hormone liều thấp.
Nếu bạn cảm thấy bản thân đang có khối u bụng, hãy đi khám bác sĩ ngay. Liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Từ khóa » Nổi Cục Dưới Da Bụng
-
Nổi Cục Cứng ở Bụng Dưới Bên Trái Là Bệnh Gì? - Dược Phẩm Tâm Bình
-
Nổi Cục Cứng Bụng Dưới Bên Phải Không đau Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Bụng Nổi Cục Cứng Nguyên Nhân Do đâu? Làm Sao để Trị?
-
Bụng Nổi Cục Cứng Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh Plus
-
[Cảnh Giác] Dấu Hiệu Bụng Nổi Cục Cứng Có Thể Là Bệnh Lý Nguy Hiểm
-
Ba Dấu Hiệu ở Bụng Cảnh Báo Ung Thư - Vietnamnet
-
Nổi Cục ở Bụng Bên Phải Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
Đau Bụng Dưới Bên Trái Nổi Cục Là Bị Bệnh Gì?
-
Nguyên Nhân Gây Ra Sờ Thấy Cục ở Bụng Dưới Bên Phải Và Cách Xử Lý
-
Cảnh Giác Bệnh Lý Qua Dấu Hiệu Nổi Cục Cứng ở Bụng Dưới Bên Trái
-
NGUYÊN NHÂN GÌ GÂY RA KHỐI U TRONG BỤNG | BvNTP
-
Các Vị Trí Nổi Hạch Trên Cơ Thể Và Cách Phân Biệt Hạch Lành Tính, ác Tính
-
Sờ Thấy Cục ở Bụng Dưới Bên Phải Là Bị Gì Và Xử Lý Ra Sao? - Genk STF
-
Đau Bụng Trên Rốn Và Những Nguy Cơ Tiềm ẩn Không Thể Bỏ Qua