Không Bắt Buộc Test COVID-19 Khi đi Khám Bệnh - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Thích ứng an toàn với dịch COVID-19: Không bắt buộc test COVID-19 khi đi khám bệnh
09/10/2021 | 17:25 PM
| news-relateTheo thông tin từ Trung tâm báo chí TP.HCM (HMC), Sở Y tế Thành phố đã có văn bản gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố; các Trung tâm Y tế và Phòng Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức; các phòng khám đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tình hình mới.
Theo đó, Sở Y tế hướng dẫn khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và các đơn vị điều trị trong ngày của các cơ sở y tế chỉ thực hiện khai báo y tế điện tử, tổ chức phân luồng, sàng lọc đối với tất cả người bệnh khi đến khám bệnh tại các cơ sở y tế theo quy định của Bộ Y tế; chú ý khai thác các triệu chứng, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 để làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Đối với trường hợp cấp cứu, cần ưu tiên can thiệp cấp cứu người bệnh ngay, sau khi người bệnh ổn định cần xem xét chỉ định làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên nếu có triệu chứng nghi ngờ.
Đối với trường hợp cần can thiệp thủ thuật, phẫu thuật tại khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày (phẫu thuật trong ngày, chạy thận nhân tạo, kỹ thuật có tạo khí dung, khám thăm dò chức năng hô hấp, nội soi dạ dày, khám chữa bệnh răng miệng) có chỉ định làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên để quyết định nơi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật phù hợp.
Đối với người bệnh có chỉ định nhập viện, các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm RT-PCR (mẫu đơn hoặc mẫu gộp không quá 10) cho người bệnh và người chăm sóc đi kèm trước khi nhập viện.
Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, người bệnh được điều trị ngay theo phác đồ tại khu cách ly tạm của Khoa Khám bệnh hoặc buồng cách ly của các khoa lâm sàng.
Đối với trường hợp người bệnh cần can thiệp thủ thuật, phẫu thuật tại các khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày hoặc có chỉ định nhập viện, nếu người bệnh và người chăm sóc đã có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu) và không có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 thì không cần làm xét nghiệm lại.
Khu vực điều trị nội trú và các khoa, phòng khác thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngay khi phát hiện nhân viên, người lao động, người bệnh, người chăm sóc có triệu chứng nghi ngờ (sốt, ho, đau họng, mất khứu giác, mất vị giác).
Thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn cho tất cả các trường hợp viêm phổi diễn tiến nhanh, suy hô hấp không giải thích được.
Cùng với đó, các cơ sở y tế cần thực hiện xét nghiệm tất cả nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh COVID-19, nhân viên xử lý mẫu bệnh phẩm, xử lý đồ vải, rác thải lây nhiễm, nhân viên các khoa phòng, bộ phận có nguy cơ cao (khoa cấp cứu, khoa hồi sức, khoa truyền nhiễm, khoa hô hấp, khoa thận nhân tạo, khoa khám bệnh, bộ phận sàng lọc) bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR 7 ngày một lần, mẫu gộp 10.
Với các bộ phận còn lại, thực hiện xét nghiệm cho ít nhất 20% nhân viên, 20% người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân nội trú bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR 7 ngày một lần, mẫu gộp 10./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
- Tweet
Tin liên quan
- 7 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử nhân văn của gia đình chàng trai tuổi 18
- Mắc căn bệnh u tuyến ức hiếm gặp sau dấu hiệu đau tức ngực
- Dịch sốt xuất huyết tại Hải Phòng có xu hướng giảm
- Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết tại Hà Nội
- Quảng Bình chấn chỉnh hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo, tránh lôi kéo bệnh nhân
- Thông tuyến 'thuốc bệnh viện', người bệnh hưởng lợi
- Quảng Ngãi nâng cấp hạ tầng y tế cơ sở
TIN LIÊN QUAN
Mọi kết nối và chia sẻ dữ liệu y tế phải bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn Năm 2025, Bộ Y tế sẽ thanh tra những lĩnh vực nào? Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược: Đã tạo hành lang pháp lý rõ...Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » đi Khám Bệnh Chỉ Thị 16
-
Tạo Thuận Lợi để Người Bệnh Tại Các địa Phương đang Giãn Cách Xã ...
-
Giãn Cách Xã Hội, Người đi Khám Bệnh Cần Chuẩn Bị Gì ?
-
Thủ Tục Khi đi Khám Bệnh, Chữa Bệnh Bảo Hiểm Y Tế Hiện Nay được ...
-
Người Dân Khu Vực Phong Tỏa Muốn đi Khám Bệnh Phải Làm Sao?
-
Quy Trình Xử Lý Khi Phát Hiện F0 Tại Các Cơ Sở Khám, Chữa Bệnh
-
KHÔNG BẮT BUỘC TEST COVID-19 KHI ĐI KHÁM BỆNH | Sự Kiện
-
Vượt Khó đảm Bảo Khám, Chữa Bệnh Trong Tình Huống Dịch Covid-19 ...
-
Số Người đi Khám Chữa Bệnh BHYT Bằng Căn Cước Công Dân Gắn ...
-
Bệnh Viện đảm Bảo Mục Tiêu Kép Phòng, Chống Dịch Và Khám, điều ...
-
Khám Chữa Bệnh Răng Miệng - Hàm Mặt Trong Mùa Dịch COVID-19
-
Bộ Y Tế Ban Hành Hướng Dẫn Mới Về Khám Chữa Bệnh Hậu COVID-19
-
Nhiều Người Dân “nén Cơn đau” Chờ Ngày đi Khám Bệnh Tại TPHCM
-
Lo Ngại COVID-19, Nhiều Phụ Huynh Không đưa Trẻ đi Khám Bệnh ...
-
Những Ai Cần Phải đi Khám Hậu Covid-19? - Báo Quân đội Nhân Dân