Không Chỉ Vậy, Trong Gạo Nếp Cẩm Còn Chứa Khoảng 8 Loại Axit Amin, Caroten, Vitamin E, Nguyên Tố Vi Lượng,… ... 1. Mắc Bệnh Tiểu đường Có ăn được Nếp Cẩm Không?

3.3/5 - (3 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Nếp cẩm giàu dinh dưỡng bao gồm Protein, chất béo, Vitamin E, Canxi, Kẽm, Magie,… và chứa đến 18,5% lượng Carbohydrate. Đây là một nguyên nhân khiến nhiều người băn khoăn liệu người bệnh tiểu đường có ăn được nếp cẩm không? Hãy cùng theo dõi lời giải đáp từ các chuyên gia tư vấn của Nutricare trong bài viết sau đây.

1. Mắc bệnh tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?

Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn được nếp cẩm. Nếp cẩm được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI = 42.3), và chỉ số này của nếp cẩm thấp hơn nhiều loại gạo thông thường. Vì thể, gạo nếp cẩm giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose và ổn định đường huyết.Cụ thể:

Loại gạo Chỉ số đường huyết GI
Nếp cẩm 42.3
Gạo trắng 72
Gạo nếp 63

Hàm lượng Protein trong nếp cẩm cao hơn 6.8% và lượng chất béo cao hơn 20% so với những loại gạo như gạo nếp, gạo tẻ,… Không chỉ vậy, trong gạo nếp cẩm còn chứa khoảng 8 loại Axit amin, Caroten, Vitamin E, nguyên tố vi lượng,… đó đều là những chất dinh dưỡng có lợi, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, kiểm soát cân nặng,…

Tuy nhiên, chỉ số tải lượng đường huyết (GL – Glycemic Load) của nếp cẩm vẫn khá cao. Do vậy, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ loại tinh bột này một cách điều độ và hạn chế để tránh làm tăng đường huyết quá cao.

Bệnh tiểu đường có được ăn nếp cẩm không?
Nếp cẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho người tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

  • Ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Ăn kiêng bệnh tiểu đường: Top 12+ loại đồ ăn, thức uống cần tránh

2. Top 6 tác dụng của nếp cẩm với người tiểu đường

Hàm lượng các dưỡng chất này trong nếp cẩm cao hơn và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với các loại gạo khác. Thực sự bệnh tiểu đường có ăn được nếp cẩm không thì chúng ta cùng tìm hiểu về những tác dụng nếp cẩm đem tới cho người  tiểu đường nhé!

Bảng dinh dưỡng có trong 100g gạo nếp cẩm:

Dinh dưỡng Hàm lượng
Năng lượng 356 Kcal
Protein 8.9 g
Carbohydrate 75.6 g
Chất xơ 2.2 g
Sắt 2.4 mg

Bên cạnh đó, 200g nếp cẩm đã nấu chín gồm có Protein (3.5g), Carbohydrate (37g), chất xơ (1.7g), chất béo (0.33g), Selenium (9.7mcg),… cùng nhiều Vitamin và các vi khoáng khác. Các chất này đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường:

Làm chậm quá trình hấp thu Glucose, ổn định đường huyết

Các chất Anthocyanins và Proanthocyanidins trong lớp cám gạo nếp cẩm giúp làm giảm tốc độ hấp thụ Glucose. Ngoài ra, những chất chiết xuất khác có khả năng kích thích sự hấp thu Glucose ở tế bào cơ, mô mỡ. Việc làm giảm chuyển hóa và tăng tiêu thụ Glucose sẽ giúp ổn định đường huyết ở người tiểu đường.

Nếp cẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người tiểu đường
Anthocyanins trong nếp cẩm có tác dụng làm chậm chuyển hóa, tăng tiêu thụ Glucose, giảm kháng Insulin ở người tiểu đường.

Kiểm soát cân nặng, phòng bệnh béo phì

Chất xơ trong gạo nếp cẩm có tác dụng duy trì, ổn định cân nặng thậm chí hỗ trợ giảm cân ở người bệnh tiểu đường. Đồng thời, việc ăn gạo nếp cẩm còn tạo cảm giác nhanh no, giảm thèm ăn, giúp người tiểu đường kiểm soát cân nặng, giảm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Các tác dụng hữu ích khác với người tiểu đường

  • Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón: nhờ hàm lượng chất xơ cao (2.2g/100g nếp cẩm) và không chứa Gluten tốt cho sức khỏe đường ruột, giúp ngăn ngừa táo bón
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Các chất chống oxy hóa Flavonoid và Anthocyanins có thể giúp cải thiện mức Cholesterol và chất béo trung tính. Từ đó, ăn gạo nếp cẩm giúp người tiểu đường giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Hai hoạt chất Lovastatin và Ergosterol giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch, đột quỵ và tăng huyết áp ở người tiểu đường.
  • Bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu
  • Cải thiện sức khỏe làn da
  • Phòng chống ung thư ở người bệnh tiểu đường
Nếp cẩm giàu chất chống oxy hóa
Nếp cẩm giàu chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch, tăng huyết áp,…

Có thể bạn quan tâm: Sữa tiểu đường thai kỳ

3. Cách sử dụng nếp cẩm đúng cho người bệnh tiểu đường

Do chỉ số tải lượng đường huyết của nếp cẩm còn cao, vì vậy người tiểu đường cần lưu ý nên ăn với liều lượng phù hợp, điều độ:

Liều lượng:  mỗi bữa 1 – 2 chén, mỗi tuần 3 – 4 lần.

Thời gian: Tốt nhất là bữa chính buổi sáng hoặc trưa.

Lưu ý:

  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, mỗi bữa ăn với số lượng ít để tránh làm tăng đường huyết quá cao sau ăn.
  • Không nên ăn nếp cẩm sấy khô. Lượng đường được cô đặc lại, tích lũy cao trong nếp cẩm sấy khô nên người bệnh khi ăn sẽ dễ làm đường huyết tăng cao.
  • Không nên uống rượu nếp cẩm với liều lượng cao do chất C2H5OH trong rượu nếp cẩm sẽ chuyển hóa thành lượng lớn thể Ceton, làm tăng nguy cơ biến chứng toan chuyển hóa ở người bệnh tiểu đường.
  • Ăn kèm với rau củ quả khác ví dụ như dưa chuột, rau thơm, cam, quýt, việt quất, dâu tây,… giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và đảm bảo lượng đường huyết ổn định.
  • Sử dụng đường chuyên dùng cho người tiểu đường để nấu ăn để vẫn mang lại độ ngọt và giảm lượng Calo để người tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường huyết.
  • Kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn để kiểm soát lượng đường huyết và xác định được liều lượng ăn nếp cẩm an toàn cho từng người tiểu đường.

Sau khi rõ ràng người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không thì các món ăn với nếp cẩm dưới đây sẽ giúp bạn thưởng thức nếp cẩm vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe nhé!

Đa dạng thực đơn hàng ngày với nếp cẩm bằng các phương pháp chế biến dưới đây:

Chè nếp cẩm

Nguyên liệu:

  • Nếp cẩm (500g)
  • Nước cốt dừa (200ml)
  • Đường (200g) – nên dùng đường chuyên dụng cho người tiểu đường
  • Dầu chuối (1 thìa cà phê)
  • Bột năng (3 thìa canh)
  • Đường, muối.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Vo nếp cẩm sạch vài lần với nước và ngâm trong khoảng 4 – 6 tiếng.
  • Bước 2: Thêm vào nồi cơm điện 200ml nước, nếp cẩm đã ngâm, một ít muối rồi nấu trong 25 – 30 phút.
  • Bước 3: Nấu 500ml nước cùng 200g đường lửa nhỏ trong 7 – 10 phút. Sau đó cho toàn bộ nếp cẩm đã nấu ở trên vào đun tiếp trong 10 phút.
  • Bước 4: Cho bột năng đã hòa tan trong nước vào khuấy đều, đảo trong khoảng 2 phút. Cuối cùng múc chè nếp cẩm ra bát, thêm nước cốt dừa là hoàn thành.
Chè nếp cẩm thơm ngon lạ miệng
Chè nếp cẩm thơm ngon lạ miệng cho người tiểu đường.

Sữa chua nếp cẩm

Nguyên liệu:

  •  Sữa tươi không đường (1 lít)
  •  Nếp cẩm (200g)
  •  Nước cốt dừa (100ml)
  •  Sữa đặc (½ hộp) – điều chỉnh lượng sữa hợp lý
  •  Sữa chua (1 hộp)
  •  Lá dứa (1 bó)
  •  Đường nâu (100g)

Cách chế biến:

  • Bước 1: Đun lửa nhỏ 1 lít sữa tươi không đường cùng ½ hộp sữa đặc đến khi sôi lăn tăn rồi tắt bếp, để nguội đến khoảng 50 – 70 độ thêm 1 hộp sữa chua vào và khuấy đều. Sau đó đem sữa chua đi ủ trong khoảng 6 – 8 tiếng.
  • Bước 2: Nếp cẩm vo sạch với nước, sau đó ngâm trong vòng 4 – 6 tiếng. Tiếp theo, nấu nếp cẩm cùng khoảng 600ml nước đến khi sôi thì thêm lá dứa vào. Đến khi nước gần cạn, vớt lá dứa ra và thêm nước cốt dừa, đường nâu vào. Nấu thêm 15 phút cho nếp cẩm chín mềm thì tắt bếp.
  • Bước 3: Cho nếp cẩm ra bát, thêm sữa chua rưới lên trên là hoàn thành.
Sữa chua nếp cẩm khá ngon và tốt cho người tiểu đường
Sữa chua nếp cẩm – món ngon cho người tiểu đường.

Cơm nếp cẩm

Nguyên liệu:

  • Nếp cẩm (100g)
  • Nước cốt dừa (70ml)
  • Đường, muối.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Vo nếp cẩm sạch với nước và ngâm trong khoảng 4 – 6 tiếng.
  • Bước 2: Cho nếp cẩm cùng một ít đường, muối vào nồi cơm điện, thêm nước xắp mặt nếp cẩm. Rồi nấu đến khi nước sôi thì đảo vài lần rồi bật lại nồi cơm nấu tiếp. Làm tương tự như vậy 2 lần rồi chuyển sang chế độ hâm nóng. Sau đó thêm nước cốt dừa, đường vào đảo đều nấu tiếp như lần trên thêm 2 lần nữa là hoàn thành.
Bổ sung nếp cẩm 3 - 4 lần một tuần tốt cho sức khỏe người tiểu đường
Bổ sung nếp cẩm 3 – 4 lần một tuần cho người tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường thai kỳ có được ăn sữa chua

4. Ngoài nếp cẩm, người bệnh tiểu đường nên sử dụng gạo nào?

Bên cạnh gạo nếp cẩm, một số loại gạo khác cũng đem lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho người tiểu đường như:

Loại gạo Chỉ số GI Liều lượng
Gạo basmati 58 chỉ nên ăn 2 bữa/ngày với lượng nhỏ và nên kết hợp ăn cùng với các loại rau xanh khác
Gạo nâu/Gạo lứt 68 tối thiểu 2 lần/tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II.
Gạo từ lúa hoang 45 một lượng nhỏ mỗi bữa, khoảng nửa bát cơm.
Gạo nâu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Sử dụng gạo nâu 2 lần/tuần giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được cho câu hỏi “Người bệnh tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?” Hãy tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có thể thêm gạo nếp vào thực đơn người bệnh tiểu đường một cách hợp lý nhất.

Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn vào về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường liên hệ tới số hotline 18006011, truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng chuyên biệt, an toàn cho người đái tháo đường hoặc trang sản phẩm Glucare Gold để được giải đáp nhanh chóng nhất.

sữa Glucare Gold

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Từ khóa » Chỉ Số Gi Của Gạo Nếp Cẩm