"Không Có Vùng Cấm, Không Có Ngoại Lệ" Trong đấu Tranh Phòng ...
Có thể bạn quan tâm
Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.
Ngày 12/12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) giai đoạn 2013-2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN chủ trì hội nghị.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng gần 700 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, thủ trưởng các ban, Bộ, ngành Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy; Giám đốc Công an; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự Hội nghị. (Ảnh: TTXVN)
Hội nghị được truyền trực tuyến tới 80 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quân khu, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, bộ tư lệnh và tương đương trong quân đội với khoảng 5.000 đại biểu tham dự.
Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá kết quả đạt được, những việc chưa làm được, hạn chế, khó khăn vướng mắc, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm; trên cơ sở đó, đề ra nhiệm vụ PCTN trong thời gian tới.
Thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước đối với công tác PCTN; khẳng định công tác PCTN không dừng, không nghỉ, không chùng xuống mà ngày càng quyết liệt, bài bản, đồng bộ, hiệu quả hơn. Qua đó, tạo sự lan toả sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; sự đồng tình ủng hộ của xã hội đối với công tác đấu tranh TCTN.
Báo cáo kết quả công tác PCTN giai đoạn 2013-2020 nêu rõ, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo (năm 2013) đến nay, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác đấu tranh PCTN đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế", được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận.
Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu. (Ảnh: TTXVN)
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, đại đa số ý kiến người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh PCTN.
Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác PCTN, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước được tăng cường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, bộ máy Nhà nước, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác PCTN.
Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, tạo bước đột phá trong công tác PCTN.
Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã khởi tố, điều tra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ.
Riêng Ban Chỉ đạo, từ khi thành lập đến nay đã đưa hơn 800 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ (Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; Tỉnh uỷ, Thành uỷ chỉ đạo xử lý); trong đó Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc, đã xét sử sơ thẩm 86 vụ án/814 bị cáo với mức án nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng.
Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế được nâng lên rõ rệt (Nếu như năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10%, thì bình quân giai đoạn 2013 - 2020, đạt 32,04%).
Công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh"; nhiều địa phương, bộ ngành đã chú ý ngăn chặn, xử lý tệ "tham nhũng vặt". Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng trong thời gian qua đã thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta là "Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh PCTN.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Ngoài ra, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, PCTN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng.
Công tác cán bộ, cải cách hành chính, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các giải pháp PCTN được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tích cực.
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về PCTN được tăng cường và có nhiều đổi mới; sự giám sát của các cơ quan dân cử, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và báo chí, truyền thông trong phòng, chống tham nhũng được phát huy tốt hơn.
Việc kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng PCTN được chú trọng. Hợp tác quốc tế được tăng cường; hoạt động PCTN từng bước được mở rộng ra khu vực ngoài Nhà nước…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận, tập trung đánh giá những kết quả nổi bật, những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân vướng mắc, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN. Trong đó, Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, thay mặt Đảng uỷ Công an Trung ương tham luận về việc “xử lý dứt điểm nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng kinh tế đặc biệt nghiêm trọng với phươg châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” có tác dụng răn đe để không dám tham nhũng”.
Thứ trưởng Lê Quý Vương cho rằng, công tác phòng ngừa, phát hiện đấu tranh với tội phạm tham nhũng phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng, trực tiếp là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả với các Cơ quan của Đảng trong việc xử lý kỷ luật của Đảng mở đường, tạo điều kiện cho kỷ luật của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng phải đảm bảo yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ. Quá trình điều tra xử lý phải xem xét đánh giá đúng bản chất của vụ án, phân hoá trách nhiệm của từng đối tượng để quyết định xử lý phù hợp, thấu tình đạt lý, rất nghiêm minh những cũng rất nhân văn; xử lý nghiêm những người chủ mưu, cầm đầu có hành vi sai phạm vì động cơ vụ lợi, cá nhân; đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, bứt phá, đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp, lợi ích chung.
Nêu cao bản lĩnh và tinh thần tấn công tấn áp tội phạm của cán bộ tham gia điều tra, xử lý án tham nhũng; muốn đấu tranh có hiệu quả thì trước hết lãnh đạo và cán bộ điều tra án tham nhũng phải thực sự trong sạch. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa Cơ quan điều tra với Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân các cấp trong quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng, nhất là trong phối hợp giải quyết tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đánh giá chứng cứ, đường lối xử lý, đôn đốc công tác giám định, định giá tài sản…
Nguồn: cand.com.vn
Tin khác
Thủ tướng phát động Phong trào thi đua trong cả nước(10/12/2020)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tập trung thi đua xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước...
Những giá trị không thể phủ nhận về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam(10/12/2020)
Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021, chính là sự ghi nhận những nỗ lực thành công của Việt Nam trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền con người, quyền công dân...
Hiện thực hóa quyền con người bằng những chính sách thiết thực, việc làm nhân văn(10/12/2020)
Mỗi khi đến dịp Ngày Nhân quyền thế giới (10-12), các thế lực thù địch, phản động và đối tượng cơ hội chính trị lại tung ra những luận điệu cũ rích nhằm xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người
Trường Đại học An ninh nhân dân tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả và quán triệt tinh thần Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 76(09/12/2020)
Ngày 08/12/2020, tại Hội trường Thư viện, Trường Đại học An ninh nhân dân tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả và quán triệt tinh thần Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 76
Hội nghị trao đổi về công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế về bảo vệ an ninh trật tự và công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở(08/12/2020)
Sáng ngày 08/12/2020, Trường Đại học An ninh nhân dân tổ chức Hội nghị trao đổi về công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế về bảo vệ an ninh trật tự và công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở.
339 ứng viên được xét công nhận GS, PGS năm 2020(07/12/2020)
Hội đồng Giáo sư Nhà nước (GSNN) vừa tổ chức phiên họp lần thứ VI nhằm thảo luận và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành
Tuyên dương học viên Công an nhân dân giỏi, tiêu biểu tốt nghiệp năm 2020(04/12/2020)
Ngày 03/12/2020, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ Tuyên dương học viên giỏi, tiêu biểu tốt nghiệp năm 2020 các trường Công an nhân dân (CAND).
Ngày hội lớn lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc(03/12/2020)
Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II năm 2020 diễn ra trong ba ngày, từ 2 đến 4-12.
Dịch COVID-19 có diễn biến mới, Thủ tướng ban hành Công điện khẩn(03/12/2020)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg ngày 2/12/2020 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 07 và tuyên dương 30 thanh niên Công an xuất sắc, tiêu biểu(26/11/2020)
Sáng 25/11/2020, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì Hội nghị Tổng kết Nghị quyết số 07
Từ khóa » Phim Việt Nam Vùng Cấm Tập 25
-
Phim Hay Việt Nam - YouTube
-
Vùng Cấm – Tập 25 | Phim Hình Sự Việt Nam Mới Hay Nhất
-
Vùng Cấm - Tập 25 | Phim Hình Sự Việt Nam Mới Hay Nhất
-
Phim Việt Nam Hay Nhất 2022 _ KẺ NẰM VÙNG - TẬP 25 - Bilibili
-
Phim Hình Sự Mới Nhất - Quảng Cáo Việt Bắc
-
Kỵ Sĩ Trong Vòng Cấm - Area No Kishi Vietsub - Zing TV
-
Quyết định 20/2022/QĐ-UBND Khu Vực Bảo Vệ Cấm Tập Trung đông ...
-
1️⃣ Phim Hành Động Việt Nam 2021 | Vùng Cấm - Tập 1 - Vivuphim
-
Bóc Lịch Phim Galaxy Vinh-bdtruc Tuyen
-
[Tập 25] Phim Phượng Quy Tứ Thời Ca: Cẩm Ngôn Truyện - Zing TV
-
Một Nửa Nanh Cọp - Tập 25 - TV360
-
Xem Phim Trái Cấm Phần 2 VTV3: Tập 25 Vietsub HD - Lphim.Net
-
Lukaku Hóa Tội đồ, Inter Thua Sevilla ở Chung Kết Europa League