Không Dám Vào Nhà Vệ Sinh Bệnh Viện - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Nhà vệ sinh công cộng ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có lối vào chung cho cả nam và nữ nhưng thường phụ nữ chiếm chỗ xếp hàng ở đây... Ảnh: Minh Mẫn |
Đến BV Ung bướu TP.HCM, ngoài cảnh bệnh nhân và người nhà nằm la liệt ở khuôn viên BV, còn cảnh xếp hàng rồng rắn ở nhà vệ sinh công cộng. Người bệnh đến khám ở BV này đông nghẹt nhưng chỉ có một nhà vệ sinh công cộng đã xuống cấp.
Vừa thiếu, vừa xuống cấp
Nhà vệ sinh công cộng này bố trí chung một lối vào cho nam và nữ nhưng thường chỉ toàn phụ nữ xếp hàng vào đây. Sáng 9-10, nhìn một hàng người toàn phụ nữ xếp hàng đợi đến lượt vào nhà vệ sinh này, anh Minh, một bệnh nhân thường đến khám bệnh ở đây, cho biết: “Cánh đàn ông thường phải chạy ra nhà vệ sinh công cộng ở ngoài đường, chứ nhà vệ sinh này phụ nữ chen chúc nhau đông quá, nhiều chị em không chờ được đã vào khu vực dành cho nam giới”. Ngoài việc chiếm luôn khu vệ sinh nam, một số phụ nữ còn “làm luôn” ở khu vực rửa chân tay cạnh lối vào...
Bước vào nhà vệ sinh này, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt mọi người là giấy vệ sinh vứt bừa bãi khắp nền. Những bồn cầu cũ kỹ bám đầy mảng vàng khè. Nền nhà dơ dáy bởi đất và nước đọng lại. Mùi khai nồng nặc như xua đuổi mọi người...
Tương tự, nhà vệ sinh ở khu vực siêu âm của BV Ung bướu cũng xuống cấp nặng. Khu vệ sinh nam ở đây có hai phòng thì một phòng không còn sử dụng được (đã thành kho chứa đồ) và một phòng dán thông báo “Chỉ đi tiểu, không đi cầu vì nghẹt cống”!
Tại nhà vệ sinh nam BV Chấn thương chỉnh hình, nhiều người đạp cả hai chân lên bồn cầu khiến bồn cầu dính đầy đất. Giấy vệ sinh, tàn thuốc lá vứt bừa bãi khắp phòng. Nhiều người đi vệ sinh xong không giội nước để chuồn nhanh ra ngoài nên nhà vệ sinh đã bẩn càng bẩn hơn...
Nằm ngay lối vào khu khám bệnh nhưng nhà vệ sinh nam của BV Đa khoa Sài Gòn không còn cửa. Nhà vệ sinh nữ nằm sát đó dù có cửa che chắn nhưng không làm giảm mùi hôi bốc ra từ bên trong. Đường cống thoát nước bị ứ đọng vì giấy vệ sinh. Bồn cầu đen ngòm do không được lau chùi, ruồi nhặng bu đầy. “Đi một lần là khiếp. Khu vệ sinh BV này như một ổ vi khuẩn thì ai dám vào” - chị Hồng, một bệnh nhân, lắc đầu ngao ngán.
Tương tự, nhà vệ sinh công cộng BV Nguyễn Trãi cũng xuống cấp và hôi hám. Hầu hết bồn cầu của nhà vệ sinh này đều không còn nắp đậy và hệ thống xả nước đã hư. Sáu phòng vệ sinh nữ thì có đến hai phòng khóa cửa, không sử dụng được...
Thu phí để quản lý nhà vệ sinh
Bác sĩ Trần Trường Thanh, giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn, cho biết BV xây dựng từ thời Pháp nên nhiều hạng mục đã xuống cấp. “Chúng tôi đã bỏ ra nhiều kinh phí sửa chữa nhưng không kham nổi. Hiện chỉ tập trung sửa chữa phòng vệ sinh ở phòng bệnh nội trú” - bác sĩ Thanh nói. Theo bác sĩ Thanh, BV không quá tải, nhưng nhà vệ sinh công cộng lại chật cứng người ra vào do khách đi đường, người bán hàng quanh khu vực chợ Bến Thành, trạm xe buýt... vào đây đi “ké”. Để nhà vệ sinh BV đảm bảo vệ sinh, tới đây BV sẽ đấu thầu nhà vệ sinh công cộng và thu phí đi vệ sinh. Số tiền thu được sẽ sửa chữa các hạng mục hư hỏng, trả công nhân viên túc trực lau chùi nhà vệ sinh và quản lý người ra vào.
Việc thu phí đi vệ sinh công cộng từng được BV Nguyễn Trãi áp dụng nhưng nay đã bỏ quy định này. Bác sĩ Võ Văn Tiến, giám đốc BV Nguyễn Trãi, cho biết: “Mỗi ngày BV tiếp nhận 1.500-1.700 lượt bệnh nhân cộng với người nhà của bệnh nhân nên nhà vệ sinh thường quá tải. Trước đây chúng tôi thu phí 500 đồng/lượt để có tiền sửa chữa nhà vệ sinh và trả tiền nhân viên dọn dẹp, lau chùi, nhưng người nhà bệnh nhân phản ảnh họ vào viện ở có khi cả tháng nên tốn thêm khoản này cũng phiền”. Tiếp thu phản ảnh này, BV không thu tiền đi vệ sinh nữa. Ông Tiến bảo sắp tới BV sẽ cho nhân viên tăng số lần chùi rửa nhà vệ sinh, nhưng ông nhấn mạnh quan trọng vẫn là ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân đến BV.
Căng thẳng từ phòng khám đến nhà vệ sinh Ông Nguyễn Thành Sơn, trưởng phòng hành chính quản trị BV Ung bướu, cho biết hiện nhà vệ sinh công cộng và cả nhà vệ sinh ở các phòng bệnh nội trú của BV đều xuống cấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của bệnh nhân. “BV đang căng thẳng từ việc tìm chỗ dựng thêm phòng khám đến xây thêm nhà vệ sinh trong một diện tích vốn đã chật hẹp. Bệnh nhân điều trị nội trú tại BV thường kéo dài nhiều tháng. Nhiều người nhà bệnh nhân từ địa phương khác đến nuôi bệnh trong thời gian dài nhưng không có tiền thuê trọ nên phải nằm ở hành lang BV rồi tắm giặt tại phòng vệ sinh BV dẫn đến quá tải, mất vệ sinh” - ông Sơn nói. |
Từ khóa » Không Dám Vào Nhà
-
12 Cách đuổi Chuột Khỏi Nhà, Phòng Trọ Vô Cùng Hiệu Quả
-
35 Cách Đuổi Chuột Vĩnh Viễn Từ Dân Gian Và Máy Đuổi Chuột
-
18 Mẹo đuổi Chuột Ra Khỏi Nhà Siêu Hiệu Quả
-
9 Cách đuổi Chuột Vĩnh Viễn. Mẹo Diệt Chuột Hiệu Quả An Toàn
-
24 CÁCH DIỆT CHUỘT, ĐUỔI CHUỘT RA KHỎI NHÀ HIỆU QUẢ ...
-
TOP 10 Cách đuổi Chuột Ra Khỏi Nhà Cực Hiệu Quả | VinID
-
8 Cách đuổi Chuột Ra Khỏi Nhà Hiệu Quả Cho Nhà ở, Phòng Trọ
-
Chuột Sợ Mùi Gì Nhất? Mẹo Đuổi Chuột Ra Khỏi Nhà Đơn Giản Dễ ...
-
4 Cách đuổi Chuột Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà - Báo Lao động
-
Cách Bẫy Chuột Hàng Loạt Bằng Chai Nhựa / Hướng Dẫn Mẹo Diệt ...
-
Cách Diệt Sạch Đám Chuột Phá Hoại Cắn Dây Điện ... - YouTube
-
Cách đuổi Chuột Trong Nhà, Diệt Chuột Hiệu Quả Tận Gốc Cho Nhà ở