Không đề Tên Cha Trong Giấy Khai Sinh, Con Mang Họ Của Ai?
Có thể bạn quan tâm
- Không đề tên cha trong giấy khai sinh, con mang họ của ai?
- Cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì để được đăng ký giấy khai sinh theo họ của mẹ?
- Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký giấy khai sinh cho con mang họ mẹ?
Không đề tên cha trong giấy khai sinh, con mang họ của ai?
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau:
"Điều 26. Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ."
Theo Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:
"Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Đối chiếu quy định trên, không có quy định nào để bạn đăng ký khai sinh cho con mang họ cha, nhưng lại muốn phần thông tin về người cha của con mình bỏ trống.
Do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này đã nêu ở trên, bạn có thể đăng ký khai sinh cho con theo họ của mẹ, còn họ của cha bạn có thể thêm vào phần chữ đệm họ tên của con.
Tải về mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất 2023: Tại Đây
Giấy khai sinh
Cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì để được đăng ký giấy khai sinh theo họ của mẹ?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh như sau:
"Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn."
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
"Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật."
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
"Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.
5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu."
Như vậy, để được đăng ký giấy khai sinh theo họ mẹ cần chuẩn bị hồ sơ nêu trên.
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký giấy khai sinh cho con mang họ mẹ?
Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:
"Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh."
Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể tới Ủy ban nơi của người cha hoặc người mẹ cư trú để thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Từ khóa » Khai Sinh Không Có Tên Cha
-
Không Ghi Tên Cha Trong Giấy Khai Sinh Của Con Có được Không?
-
Giấy Khai Sinh Không Có Tên Cha, Con Có Bị Thiệt Thòi Gì Không?
-
Làm Giấy Khai Sinh Không Có Tên Mẹ được Không? - LuatVietnam
-
Có được Xoá Tên Cha Trong Giấy Khai Sinh Không? - LuatVietnam
-
Chưa đăng Ký Kết Hôn Có được Làm Giấy Khai Sinh Có Tên Cha Không?
-
Không Có Tên Cha Trong Giấy Khai Sinh Thì Có để Con Mang Họ Cha ...
-
Có được Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Không Có Cha Không?
-
Giấy Khai Sinh Không Có Tên Cha, Trẻ Bị Thiệt Thế Nào?
-
Đăng Ký Khai Sinh Có Tên Cha Khi Chưa đăng Ký Kết Hôn - Luật LawKey
-
Xóa Bỏ Tên Cha Trên Giấy Khai Sinh Của Con Có được Không?
-
Không được đi Học Vì Giấy Khai Sinh Không Có Tên Cha - PLO
-
Có được Xóa Tên Cha Trên Giấy Khai Sinh Của Con Không?
-
Một Số Quy định Của Pháp Luật Về đăng Ký Khai Sinh