Không đo độ Mờ Da Gáy Có Sao Không? Đo độ Mờ Da Gáy Là Gì?

Siêu âm đo độ mờ da gáy là gì? Không đo độ mờ da gáy có sao không? Đây là điều mà nhiều thai phụ đã và đang thắc mắc. Để giải đáp, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về phương pháp đo độ mờ da gáy của thai nhi trong bụng mẹ.

Mục lục bài viết

Toggle
  • Đo độ mờ da gáy là phương pháp như thế nào?
  • Mục đích và tầm quan trọng của việc đo độ mờ da gáy
    • Giúp kiểm tra tình trạng sức khoẻ thai nhi
    • Tầm soát sớm các bệnh hoặc nguy cơ mắc bệnh của thai nhi
    • Độ mờ da gáy là cơ sở để thực hiện những xét nghiệm quan trọng khác
  • Không đo độ mờ da gáy có sao không?
  • Thời điểm có thể siêu âm đo độ mờ da gáy
  • Điều cần biết về kết quả đo độ mờ da gáy
    • Kết quả bình thường
    • Kết quả phản ánh nguy cơ mắc bệnh

Đo độ mờ da gáy là phương pháp như thế nào?

Đo độ mờ da gáy là một hình thức siêu âm có tên y học là Nuchal Translucency (NT). Đây là một trong những phương pháp tầm soát, khám sàng lọc rất quan trọng được thực hiện đối với phụ nữ mang thai. Việc siêu âm đo độ mờ da gáy sẽ thông qua công nghệ, kỹ thuật hiện đại để kiểm tra vùng da gáy của thai nhi trong bụng mẹ.

Siêu âm đo độ mờ da gáy
Siêu âm đo độ mờ da gáy ở thai nhi

Cơ sở của hình thức siêu âm này là dựa trên đặc điểm vùng da sau gáy của thai nhi. Phía sau vùng gáy của thai nhi có một khoảng tích tụ dịch dưới lớp da tạo độ mờ nhất định mà khi siêu âm có thể thấy được. Độ mờ da gáy có thể phản ánh tình trạng sức khoẻ của thai nhi và một số biểu hiện bệnh tật bất thường. Thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ở thai nhi, đặc biệt là hội chứng Down.

Mục đích và tầm quan trọng của việc đo độ mờ da gáy

Hầu hết phụ nữ mang thai đều được chỉ định thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy ở thai nhi. Nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng của việc siêu âm đo độ mờ da gáy hoặc không biết đến phương pháp này thường hay bỏ qua. Có người sẽ thắc mắc: Vậy không đo độ mờ da gáy có sao không?

Trên thực tế, phương pháp siêu âm này cực kỳ quan trọng vì thông qua đó, bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán về tình trạng thai nhi. Mục đích cụ thể của việc siêu âm đo độ mờ da gáy bao gồm:

Giúp kiểm tra tình trạng sức khoẻ thai nhi

Phương pháp siêu âm đo độ mờ da gáy trước tiên là hình thức siêu âm theo dõi tình trạng thai nhi. Thông qua siêu âm, các dấu hiệu bất thường về nhau thai, tim thai,…cũng sẽ được phát hiện kịp thời và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Trước khi tiến hành kiểm tra độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ kiểm tra và có kết luận về tình hình sức khoẻ hiện tại của thai nhi trong bụng mẹ. Việc siêu âm sẽ giúp bố mẹ biết được sự phát triển hiện tại của em bé.

Tầm soát sớm các bệnh hoặc nguy cơ mắc bệnh của thai nhi

Ở thai nhi, khoảng da sau gáy có chứa dịch. Vùng da này có độ mờ nhìn thấy được thông qua siêu âm. Khoảng mờ có thể hướng lên về phía xương sọ và phía dưới kéo dài đến vùng lưng của thai nhi. Đây là vùng quan trọng phản ánh tình trạng sức khoẻ thai nhi khi đến một giai đoạn nhất định, khoảng từ tuần 10-14.

Thai nhi khoẻ mạnh có lớp da gáy biểu hiện độ mờ thấy rõ. Tuy nhiên ở những thai nhi đang hoặc có nguy cơ cao mắc phải hội chứng Down, vùng da gáy có độ mờ cao hơn hẳn. Nguyên nhân là vì lớp dịch dưới da ở thai nhi tăng lên. Ngoài hội chứng Down, những bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể cũng sẽ biểu hiện thông qua độ mờ da gáy.

Không đo độ mờ da gáy có sao không
Kết quả đo độ mờ da gáy sẽ phản ánh nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm sắc thể

Do đó, việc siêu âm đo độ mờ da gáy là biện pháp tốt nhất để tầm soát, sàng lọc nguy cơ bệnh ở thai nhi sớm nhất có thể. Nhiều người bỏ qua giai đoạn kiểm tra tốt nhất đến khi nhận ra thì trở nên băn khoăn liệu không đo độ mờ da gáy có sao không. Chắc chắn lúc đó bố mẹ đã bỏ qua một biện pháp tốt để phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ (nếu có).

Độ mờ da gáy là cơ sở để thực hiện những xét nghiệm quan trọng khác

Bên cạnh siêu âm đo độ mờ da gáy, thai phụ sẽ được hướng dẫn làm các xét nghiệm liên quan nhằm tầm soát bệnh ở thai nhi một cách chính xác nhất. Những xét nghiệm có thể kể đến là: xét nghiệm máu để đo HCG, đo mức protein PAPP-A, xét nghiệm Triple Test, sinh thiết gai nhau, xét nghiệm Double Test, chọc ối,…Hàm lượng các chất trong máu quá cao hoặc quá thấp có liên quan nhất định đến nguy cơ mắc bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi.

Những xét nghiệm nói trên cùng với siêu âm đo độ mờ da gáy sẽ cho kết quả nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi. Tỷ lệ chính xác của kỹ thuật kết hợp các biện pháp trên lên đến 90%. Vì vậy để cho ra kết quả chẩn đoán chính xác cao nhất thì trước tiên siêu âm đo độ mờ da gáy rất quan trọng.

Không đo độ mờ da gáy có sao không?

Một số thai phụ bỏ qua phương pháp siêu âm đo độ mờ da gáy ở thai nhi có thắc mắc rằng liệu không đo độ mờ da gáy có sao không. Thật ra đo độ mờ da gáy là một biện pháp khám sàng lọc cần thiết, được khuyên nên thực hiện sớm. Phương pháp này nếu không thực hiện vẫn không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên xét về tầm quan trọng như đã nói, thai phụ rất cần thực hiện đo độ mờ da gáy trong thai kỳ.

Thông qua đo độ mờ da gáy, các vấn đề bệnh, dị tật bẩm sinh do rối loạn nhiễm sắc thể sẽ được phát hiện kịp thời. Trường hợp thai nhi mắc bệnh, nếu không phát hiện sớm, việc điều trị cho em bé khi chào đời sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần. Phương pháp đo độ mờ da gáy kết hợp các xét nghiệm khác hiện nay đang là cách tốt nhất để tầm soát hội chứng Down ở thai nhi. Vì sức khoẻ của con mình, bố mẹ cần lưu ý và thực hiện sớm kỹ thuật siêu âm đo độ mờ da gáy.

Nên đo độ mờ da gáy
Nên siêu âm đo độ mờ da gáy ở thai nhi

Không đo độ mờ da gáy có sao không? Có kỹ thuật nào khác để chẩn đoán  hội chứng Down ở thai nhi không? Hiện nay ngoài đo độ mờ da gáy thì vẫn còn các biện pháp sàng lọc phát hiện Down tương đối chính xác. Song đo độ mờ da gáy kết hợp với các xét nghiệm liên quan vẫn là biện pháp chuẩn để chẩn đoán bệnh Down ở thai nhi.

Thời điểm có thể siêu âm đo độ mờ da gáy

Thai nhi quá nhỏ thì việc đo độ mờ da gáy sẽ không được chính xác. Ngược lại nếu để tuổi thai lớn mới thực hiện đo độ mờ da gáy thì vùng da chứa dịch không còn biểu hiện rõ. Thời điểm được khuyến khích thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy là ở tuần thai 11 đến 13. Hoặc có thể đo độ mờ da gáy khi kích thước thai nhi khoảng 45- 84 mm. Kết quả siêu âm trong giai đoạn này chính xác hơn so với các thời điểm khác trong thai kỳ.

Dù thực hiện kỹ thuật siêu âm đo độ mờ da gáy hay biện pháp tầm soát khác, thai phụ cũng nên thực hiện sớm trong thời điểm chỉ định để có kết quả chẩn đoán chính xác. Các vấn đề bệnh hay dị tật đối với thai nhi (nếu có) cũng được phát hiện kịp thời. Những ai còn băn khoăn về việc không đo độ mờ da gáy có sao không thì hãy thực hiện ngay để không bỏ qua thời điểm quan trọng.

Điều cần biết về kết quả đo độ mờ da gáy

Kết quả đo độ mờ da gáy có thể phản ánh tình trạng bình thường hoặc có nguy cơ mắc bệnh ở thai nhi.

Kết quả bình thường

Đối với thai nhi được khoảng 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy bình thường là 2 mm. Thai nhi 12 tuần tuổi thì độ mờ da gáy bình thường là 2.5 mm. Thai nhi bình thường sẽ có kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy tăng dần theo tuổi thai nhưng luôn dưới 3.5 mm .

Kết quả phản ánh nguy cơ mắc bệnh

Nếu thai nhi có độ mờ da gáy trên 3.5 mm thì nên lưu ý thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down. Độ mờ da gáy khoảng 6mm thì ngoài hội chứng Down, thai nhi còn có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.

Kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy vẫn là kết quả tham khảo và phải chờ thêm những kết quả xét nghiệm khác. Vậy không đo độ mờ da gáy có sao không? Nếu không siêu âm độ mờ da gáy thì không có cơ sở đưa ra kết luận cùng với những xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh Down ở thai nhi. Nếu thai phụ vẫn chưa thực hiện biện pháp siêu âm này thì thay vì lo lắng việc không đo độ mờ da gáy có sao không, hãy đến phòng khám, cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm. Chúc cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh suốt giai đoạn thai kỳ.

Từ khóa » đo độ Mờ Da Gáy Cho Thai Nhi