Không Dùng Kháng Sinh, Liệu Có Thể Phòng Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp?

Logo Vinhthinh Biostadt JSCVinhthinh Biostadt JSC Thủy sản FacebookZaloLinkedinYoutube Nông nghiệp FacebookZaloLinkedinYoutube GCN Vinhthinh Biostadt JSC English English
  • Sản phẩm Tin tức Thông tin kỹ thuật Ứng dụng sản phẩm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu Công ty
    • Top 10 Thương hiệu Chất Lượng Vàng Thủy Sản Việt Nam
    • Chính sách bảo mật thông tin
  • Sản phẩm
    • SP ƯƠNG MẬT ĐỘ CAO RACEWAY
    • SP CẢI TẠO AO
    • SP NUÔI TÔM
      • Chế phẩm sinh học
        • Men tiêu hóa
        • Vi sinh xử lý nước
      • Dinh dưỡng bổ sung
      • Xử lý nước - Phòng trị bệnh
      • Cải thiện môi trường
      • Sản phẩm line hàng Ecostar
    • SP NUÔI CÁ
      • Cải thiện môi trường
      • Dinh dưỡng bổ sung
      • Xử lý nước - phòng trị bệnh
      • Chế phẩm sinh học
    • SP NÔNG NGHIỆP
      • Phân bón lá NPK
      • Phân bón rễ NPK
      • Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
      • Phân bón hữu cơ sinh học
  • Tin tức
    • MÔ HÌNH ƯƠNG VÈO MẬT ĐỘ CAO VÀ NUÔI 03 GIAI ĐOẠN
    • GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VINHTHINH BIOSTADT
    • HOẠT ĐỘNG CÔNG TY
    • TIN TỨC THỦY SẢN
    • SẢN XUẤT GIỐNG CÁ, TÔM
    • NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
      • Giá cả nông sản
      • Thông tin Nông Nghiệp
  • Ứng dụng sản phẩm
    • NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
      • Nuôi tôm
      • Biofloc và Raceway
      • Sản xuất giống
      • Nuôi cá
    • TRỒNG TRỌT
      • Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
      • Phân bón hữu cơ sinh học
  • Thông tin kỹ thuật
    • NUÔI TÔM SÚ, THẺ
      • Giống
      • Thuốc - Hóa chất - chế phẩm sinh học và chất dinh dưỡng bổ sung
      • Bệnh tôm
      • Dinh dưỡng thủy sản
      • Quản lý chất lượng nước
      • Kỹ thuật nuôi
    • NÔNG NGHIỆP TRỒNG TRỌT
    • NUÔI CÁ VÀ TÔM CÀNG XANH
    • BIOFLOC VÀ ƯƠNG, NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Thư viện
    • Danh mục lưu hành sản phẩm
      • SẢN PHẨM TIÊN PHONG
      • SẢN PHẨM BÌNH MINH
      • SẢN PHẨM ECOSTAR - VTB
      • SẢN PHẨM TÔM - VTB
    • Tài liệu
      • SẢN PHẨM VINHTHINH BIOSTADT
    • Video
      • Nông Nghiệp
      • Thủy sản
        • Kiến thức và thông tin thủy sản
        • Máy đếm tôm XpertCount2
        • Công ty sản xuất giống tôm thẻ chân trắng VTB Hatchery
        • Ương siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng (Raceway)
        • Sản phẩm dành cho sản xuất giống cá tôm
        • Sản phẩm dành cho nuôi tôm thương phẩm
    • Hình ảnh
      • Tất niên VTB 2016
      • Hoạt động Nông Nghiệp
      • Hội thảo tại Cà Mau
  • SP ƯƠNG MẬT ĐỘ CAO RACEWAY
  • SP CẢI TẠO AO
  • SP NUÔI TÔM
    • Chế phẩm sinh học
      • Men tiêu hóa
      • Vi sinh xử lý nước
    • Dinh dưỡng bổ sung
    • Xử lý nước - Phòng trị bệnh
    • Cải thiện môi trường
    • Sản phẩm line hàng Ecostar
  • SP NUÔI CÁ
    • Cải thiện môi trường
    • Dinh dưỡng bổ sung
    • Xử lý nước - phòng trị bệnh
    • Chế phẩm sinh học
  • SP NÔNG NGHIỆP
    • Phân bón lá NPK
    • Phân bón rễ NPK
    • Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
    • Phân bón hữu cơ sinh học
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Công ty thành viên

  • Binh Minh JSC
  • Pioneer Biotech
Trang chủ Trang chủThông tin kỹ thuậtNUÔI TÔM SÚ, THẺBệnh tômKhông dùng kháng sinh, liệu có thể phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp?

Không dùng kháng sinh, liệu có thể phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp?

1. Hiện trạng Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (viết tắt EMS) bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010. Có thể nói, đó là bệnh duy nhất do nguyên nhân là vi khuẩn nhưng lại gây chết cấp tính và gây thiệt hại nhiều nhất cho người nuôi (các bệnh chết cấp tính khác chủ yếu do virus) và rất khó chữa trị. Kể từ đó đến nay, người nuôi tôm Việt Nam được đánh giá là thích ứng rất tốt với tình trạng dịch bệnh nguy hiểm này so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á và trên thế giới, tuy vậy phần lớn người nuôi đều phải dùng đến ít nhất một loại kháng sinh trong ít nhất 45 ngày đầu thả nuôi để khống chế bệnh EMS. Kháng sinh được sử dụng hiện nay chủ yếu là các dòng OTC (Oxytetracyclin), Cefotaxim (nhóm Cephalosporin thế hệ 3), và thậm chí có sử dụng cả các kháng sinh cấm thuộc dòng Quinolon như Enrofloxacin, Norfloxacin, Ciprofloxacin…Tất cả các loại kháng sinh trên đều được người nuôi mua rất dễ dàng tại các cơ sở kinh doanh thuốc Tây dùng cho con người. 2. Một số sai lầm khi dùng kháng sinh phòng bệnh EMS Không thể phủ nhận rằng người nuôi đã có ít nhiều thành công trong việc dùng kháng sinh phòng bệnh EMS để có một mùa vụ an toàn, tuy nhiên dùng kháng sinh phòng bệnh cũng mang đến nhiều rủi ro đã biết hơn như tạo ra chủng vi khuẩn kháng thuốc trong môi trường, gây nên mối nguy hiểm tiềm tàng ảnh hưởng đến ngành công nghiệp tôm tương lai, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng… Bên cạnh những rủi ro đó, việc dùng kháng sinh phòng bệnh cũng mắc những sai lầm như sau: - Kháng sinh dùng để chữa bệnh chứ không phải phòng bệnh – chẳng hạn người khỏe mạnh thì không bao giờ mua kháng sinh về uống định kỳ để phòng bất cứ bệnh gì. Việc phòng bệnh bằng kháng sinh làm cho việc chữa trị bệnh tôm không thể thực hiện được khi có bệnh thực sự xảy ra, cho dù đó là bệnh đơn giản và không khó chữa như phân trắng. Thực tế, nhiều năm trở lại đây, bệnh phân trắng cũng chết cấp tính, đó là một chỉ thị rõ ràng cho việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng. - Kháng sinh không giúp đường ruột tôm tốt hơn, ngược lại nó có nguy cơ làm chậm tăng trưởng nếu dùng không đúng cách, thậm chí không thể tiếp tục tăng trưởng sau khi hết bệnh. - Kháng sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của đất nước, đặc biệt xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Úc và Châu Âu. Ngày nay, các thiết bị phát hiện kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu ngày càng nhạy hơn và có thể phát hiện dư lượng ở mức cực kỳ thấp. Bênh cạnh đó, Trung Quốc – một quốc gia tăng trưởng mạnh về nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam – ngày càng khó khăn hơn bằng những quyết sách ngăn chặn nhập khẩu bằng con đường tiểu ngạch sắp tới. - Phần lớn các kháng sinh trôi nổi trên thị trường hiện nay không có nguồn gốc rõ ràng, thiếu kiểm chứng về thành phần, hàm lượng….dẫn đến việc khó có thể dùng kháng sinh đúng cách và giải quyết được vấn đề mong muốn. 3. Thay thế kháng sinh bằng sản phẩm an toàn, hợp pháp trong phòng bệnh EMS là nhiệm vụ cấp thiết và tối quan trọng Phần lớn người nuôi đều hiểu về những tác hại khi dùng kháng sinh và họ luôn mong muốn nói KHÔNG với kháng sinh trong vụ nuôi của mình. Tuy vậy, nuôi tôm là nghề nghiệp, là cả một gia tài và sự kỳ vọng kinh tế của gia đình, chưa kể việc không có một sản phẩm đủ sức thay thế kháng sinh trước đây, cho nên mong muốn trên không phải dễ dàng thực hiện. Hiểu được tâm tư nguyện vọng đó của người nuôi tôm. Vinhthinh Biostadt đã không ngừng tìm tòi, phối hợp với các nhà nghiên cứu quốc tế …để tìm ra sản phẩm khả dĩ có thể thay thế 100% kháng sinh trong phòng bệnh EMS để có thể hỗ trợ ngành thủy sản tốt nhất có thể như tôn chỉ của công ty chúng tôi. Bên dưới là báo cáo tóm tắt về việc ứng dụng sản phẩm MIX – ALIVE (dòng sản phẩm Alive của Vinhthinh Biostadt Group) thay thế 100% kháng sinh trong phòng bệnh EMS. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng tôm thẻ chân trắng và tôm sú tại các hộ nuôi tôm thương phẩm trên địa bàn từ khu vực đồng bằng sông Hồng cho đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 10/2018. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện tại thực địa trên 756 ao nuôi tôm thương phẩm. Mật độ thả nuôi 80 - 100 con/m2 đối với tôm thẻ chân trắng và 15 – 20 con/m2 đối với tôm sú. Các hộ nuôi đều được sử dụng MIX-ALIVE liều 06 gr/kg thức ăn, cho ăn 02 cử/ngày (06 giờ sáng và 04 giờ chiều). Sử dụng liên tục từ ngày nuôi thứ 07 đến ngày nuôi 60. Trong số 756 ao nuôi sử dụng MIX – ALIVE448 ao sử dụng qui trình phòng bệnh EMS tổng hợp của Vinhthinh Biostadt bằng cách kết hợp xử lý khuẩn môi trường bằng sản phẩm AQUA OMINICIDE kết hợp cho ăn MIX - ALIVE. Mẫu tôm được lấy và đánh giá sơ bộ tại ao nuôi 7 ngày/lần. Các mẫu nghi ngờ nhiễm bệnh hoại tử gan tụy sẽ được kiểm tra bằng môi trường thạch TCBS và định danh khuẩn lạc. Nghiên cứu thực hiện để đánh giá khả năng sống sót của tôm nuôi sau 60 ngày mà không bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh gan tụy. Kết quả và thảo luận Khi bổ sung MIX-ALIVE vào khẩu phần ăn của tôm thương phẩm, cho thấy 83,6% số ao nuôi sống sót vượt qua 60 ngày mà không nhiễm EMS. Bảng 1 – Số liệu chi tiết kết quả dùng MIX ALIVE thay thế kháng sinh phòng bệnh EMS Ngoài ra, kết quả cũng ghi nhận nếu người nuôi dùng kết hợp sản phẩm AQUA OMNICIDE để khống chế vi khuẩn gây bệnh EMS trong môi trường nước định kỳ trong 60 ngày đầu cho thấy kết quả phòng bệnh tích cực hơn rất nhiều. Bảng 2 – So sánh kết quả phòng bệnh bằng qui trình kết hợp sản phẩm so với chỉ dùng MIX - ALIVE So sánh với kháng sinh, chi phí sử dụng MIX-ALIVE trong 60 ngày đầu để phòng bệnh EMS thấp hơn. Đối với Cefotaxim – loại kháng sinh đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam, MIX-ALIVE rẻ hơn gấp 2 lần. Với những tác động không mong muốn của kháng sinh mang lại cho ngành công nghiệp nuôi tôm thương phẩm hiện này, chúng tôi tin rằng việc sử dụng MIX-ALIVE để thay thế kháng sinh là một giải pháp sáng suốt. Hình 1: So sánh chi phí sử dụng MIX-ALIVE và các loại kháng sinh thường sử dụng trong 60 ngày đầu Kết luận Kết quả trên được khảo sát dựa trên chương trình tặng sản phẩm dùng thử đối với người nuôi tôm và tại những ao nuôi mua sản phẩm này dùng trong qui trình nuôi của mình trong một năm qua tại vài khu vực mà chúng tôi phân phối nhiều sản phẩm này. Nhiều khách hàng đã dùng quyết định dùng lại sản phẩm cho vụ mùa kế tiếp và cũng gặt hái được kết quả tích cực. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ khống chế EMS bởi sản phẩm MIX – ALIVE thay thế kháng sinh trong quy trình mang lại rất nhiều khích lệ cho một tương lai nuôi tôm không kháng sinh. Bên cạnh đó, với những ao nuôi dùng MIX – ALIVE để phòng bệnh, kết quả chữa bệnh EMS bằng kháng sinh tăng lên đáng kể khi bầy tôm bị nhiễm bệnh do trước đó không dùng kháng sinh trong quy trình nuôi định kỳ. Người nuôi thực sự chỉ dùng kháng sinh để chữa bệnh, thống kê sơ bộ cho thấy có đến hơn 65% người nuôi dùng kháng sinh chữa bệnh EMS thành công khi dùng MIX – ALIVE trước đó. Bài viết được thực hiện bởi: KS. HUỲNH THỊ BÍCH THINH - CÔNG TY VINHTHINH BIOSTADT Dựa trên kết quả làm việc tích cực của tất cả nhân viên phòng Marketing, bộ phận kỹ thuật toàn công ty ...trong dự án này. Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả người nuôi đã ủng hộ dự án của chúng tôi, ủng hộ sản phẩm của chúng tôi trong phòng bệnh EMS. Kính chúc bà con luôn có những mùa vụ thành công. Tweet Trở về
Thông tin khác
  • Yếu tố giảm nguy cơ nhiễm bệnh đốm trắng trên tôm nuôi
  • Tôm gai - loài mang và lây nhiễm bệnh WSSV cho tôm nuôi
  • Tổng hợp kinh nghiệm chẩn đoán bệnh tôm tại ao
  • Bệnh mắt trắng trên tôm thẻ chân trắng bố mẹ
  • Đặc điểm và biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử cơ do virus (IMNV) và đốm trắng (WSSD) trên tôm thẻ chân trắng (Phần 2)
  • Giải pháp phòng và trị bệnh ruột đỏ trên tôm
  • Đặc điểm và biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử cơ do virus (IMNV) và đốm trắng (WSSD) trên tôm thẻ chân trắng (Phần 1)
  • Bệnh vảnh mang trên tôm nuôi - nguyên nhân và giải pháp
  • Hội chứng đốm trắng - Dấu chấm hỏi cho người nuôi tôm
  • Hội chứng đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn trên tôm sú

Thông tin kỹ thuật

  • NUÔI TÔM SÚ, THẺ
    • Giống
    • Thuốc - Hóa chất - chế phẩm sinh học và chất dinh dưỡng bổ sung
    • Bệnh tôm
    • Dinh dưỡng thủy sản
    • Quản lý chất lượng nước
    • Kỹ thuật nuôi
  • NÔNG NGHIỆP TRỒNG TRỌT
  • NUÔI CÁ VÀ TÔM CÀNG XANH
  • BIOFLOC VÀ ƯƠNG, NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Sản phẩm tiêu biểu

  • Bio PL Raceway
    Bio PL Raceway
  • Phân bón lá đa - vi lượng Complesal Boron
    Phân bón lá đa - vi lượng Complesal Boron
  • Thuốc trừ sâu Unitox 5EC
    Thuốc trừ sâu Unitox 5EC
  • Phân bón trung – vi lượng V KẼM
    Phân bón trung – vi lượng V KẼM
  • VINHTHINH BIOSTADT GROUP LÀ CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI TẬP ĐOÀN BIOSTADT - ẤN ĐỘ
  • Khách hàng thành công với mô hình nuôi theo quy trình 90 ngày Vinhthinh Biostadt
  • DIỆT TẠP VÀ XỬ LÝ NƯỚC BẰNG FANTAI TCCA HOẶC CHITA TCCA
  • Chuyên mục người thật việc thật khác hàng sử dụng AQUA OMNICIDE
Xem tất cả video »

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Liên kết websiteĐối tác của chúng tôi - Biostadt India LimitedFacebook Sản phẩm cho nuôi tôm của công ty VinhthinhbiostadtFacebook Kỹ Thuật Ương vèo siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng - RacewayFacebook hoạt động của Công ty VinhthinhbiostadtDự báo độ mặn ĐBSCL (Viện khoa học thủy lợi Miền Nam - SIWRR)Lịch thủy triều (Viện kỹ thuật biển - ICOE)Dự báo thời tiếtHiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)Báo Thủy Sản Việt NamFacebook của ZeiglerFacebook Công ty Sản Xuất Giống Vinhthinhbiostadt Hatchery

Các đối tác của chúng tôi

  • AHC
  • Trouw nutrition
  • MSD Group
  • Excel Crop Care
  • XpertSea
  • Nice Garden
  • Kemin
  • Sanzyme Ltd
  • Great Lakes
  • Zeigler
  • Novus
  • Biostadt
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Tiêu Chuẩn Sinh Học Vĩnh Thịnh (VinhthinhBiostadt JSC)Địa chỉ: Lô 23 đường Tân Tạo, KCN Tân Tạo Mở rộng , P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, Tp. HCMĐT: (028) 3754 2464 - 028.37542465 - (028) 3754 2881 / Fax : (028) 3754 2466Email: contact@vinhthinhbiostadt.comGiấy phép kinh doanh Số 0307723087, cấp ngày 12 tháng 03 năm 2009Nơi cấp: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh.Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Đang Online: 26Lượt truy cập: 12.883.400

Da thong bao

Từ khóa » Tôm Nuôi Kháng Sinh