Không Gian Trong TK Nội Thất (Phần 1) - Mỹ Thuật MS

Không gian trong TK nội thất (Phần 1)

Không gian trong thiết kế nội thất (Phần 1)

khong gian noi that 1

Không gian là chất liệu số một trong gam màu của người thiết kế và là yếu tố cơ bản trong thiết kế nội thất. Trong không gian, chúng ta không chỉ có cảm xúc mà còn phân biệt hình khối, nghe tiếng động, cảm thấy dễ chịu với luồng gió nhẹ và ánh nắng ấm áp của mặt trời, hương thơm của hoa. Không gian là sự thừa hưởng thuộc tính giác quan và đặc thù thẩm mỹ của những yếu tố trong phạm vi lĩnh vực của chúng.

Không gian cũng như chất liệu đá và gỗ. Tuy nó không có hình dạng rõ rệt và có thể khuếch tán được. Không gian đa dạng không có định nghĩa riêng. Tuy nhiên khi một yếu tố nào đó đặt trong lĩnh vực của nó thì mối quan hệ được xác lập vì các yếu tố khác nằm trong lĩnh vực này xác lập nên những quan hệ đa chiều giữa không gian và các yếu tố cũng như bản thân giữa các yếu tố. Như vậy, không gian tạo nên những mối quan hệ và chính chúng ta đã nhận thức được những mối quan hệ này.

1. Không gian kiến trúc:

khong gian noi that 2

khong gian noi that 3

Những yếu tố hình học của điểm, đường thẳng, mặt phẳng và khối tích có thể sắp xếp không gian rõ ràng và có giới hạn. Trong phạm vi kiến trúc, những yếu tố cơ bản này chính là cột, dầm, tường, sàn mái.

- Một cái cột đánh dấu một điểm trong không gian và làm rõ nó là không gian xác định.

- Hai cái cột giới hạn một khoảng không gian mà chúng ta có thể đi xuyên qua được.

- Dầm ở đầu cột miêu tả giữa các cột có một khoảng trống.

- Một bức tường, là một mặt phẳng đặc, làm phân cách một bộ phận của không gian xác định và ngăn cách phần này với phần khác.

- Sàn nhà xác định một mặt phẳng đặc làm phân cách một bộ phận không gian xác định và ngăn cách phần này với phần khác.

- Mái nhà là chỗ bảo vệ che chắn khối tích không gian ở dưới nó.

2. Không gian bên ngoài:

khong gian noi that 4 Một ngôi nhà trong không gian

Hình thức, quy mô và tổ chức không gian của một ngôi nhà là sự đáp ứng của người thiết kế với một số điều kiện như chức năng công trình, cấu trúc công nghệ và xây dựng, khả năng tài chính, khả năng thể hiện và phong cách. Hơn nữa, kiến trúc một ngôi nhà phải đáp ứng cảnh quan vị trí xây dựng và những vấn đề phát sinh của không gian bên trong.

Một ngôi nhà có thể liên quan đến vị trí xây dựng; hài hòa với khung cảnh hoặc nổi bật lên; có thể chiếm hết hoặc một phần của không gian bên ngoài. Một trong số những mặt ngoài của ngôi nhà có thể được xây dựng đặc biệt để nói lên đặc trưng vị trí hoặc để định rõ ranh giới của không gian bên ngoài. Trong mỗi trường hợp nên cân nhắc kỹ mối tương quan tiềm tàng giữa không gian bên trong và bên ngoài đã được tường ngoài của ngôi nhà xác định.

khong gian noi that 5

khong gian noi that 6

3. Từ ngoài vào trong:

khong gian noi that 7

Những bức tường bao quanh của tòa nhà tạo nên mặt phân cách giữa nội thất và môi trường xung quanh. Khi xác định không gian nội thất và ngoại thất, chúng ta xác định được đặc trưng của từng không gian. Những bức tường có thể dày, nặng nề và thể hiện một sự khác biệt dứt khoát giữa một vùng nội thất đã được thiết kế và không gian ngoại thất đã được ngăn cách riêng. Những bức tường có thể mỏng, thậm chí là trong suốt và cố ý để hòa nhập không gian nội thất và ngoại thất.

Các cửa sổ, lối vào cửa chính và những khoảng mở xuyên qua những bức tường nội thất của một tòa nhà chính là những nơi chuyển giao giữa không gian nội thất với bên ngoài. Kích thước đặc trưng và sự bài trí của chúng thường cho ta biết một điều gì đó về bản chất của không gian been trong nằm ở phía sau chúng.

khong gian noi that 8 Sự chuyển tiếp không gian

Không gian chuyển tiếp, đặc biệt là phần thuộc vào cả hai thế giới bên trong và bên ngoài có thể được dùng để làm hài hòa giữa hai vùng. Một ví dụ quen thuộc trong kiến trúc dân dụng là cổng ra vào.

Sự đa dạng về văn hóa và khí hậu của chủ đề này được tính toán đến thiết kế mái hiên, hành lang có mái che.

4. Không gian bên trong:

khong gian noi that 8

Khi bước vào một tòa nhà chúng ta cảm thấy an toàn và ấm cúng. Cảm nhận này nhờ có không gian nội thất được tạo bởi sàn, tường và trần nhà. Đó là những thành phần kiến trúc xác định giới hạn vật lý của các phòng bao bọc không gian. Nhờ đó mà có sự phân chia ranh giới giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài.

Sàn, tường và trần nhà không làm giảm phần đơn giản chất lượng của không gian. Hình thức, hình thể và các yếu tố cửa sổ, cửa đi của chúng cũng mang tính kiến trúc và không gian xác định. Chúng ta dùng các thuật ngữ như: đại sảnh, hành lang, phòng tắm nắng và góc hóng mát chỉ là những không gian nhỏ, đơn giản để đạt được tỷ lệ với chất lượng ánh sáng; các bề mặt bao quanh chúng và liên quan đến các không gian lân cận.

5. Chất lượng không gian: Hình dáng – Tỷ lệ - Ánh sáng – Cảnh quan:

khong gian noi that 10

khong gian noi that 11

khong gian noi that 12

Thiết kế nội thất tất nhiên phải khác với thiết kế không gian kiến trúc xác định. Trong đồ án thiết kế trình bày cách bố trí đồ đạc trong nhà và sự phong phú của một không gian, người thiết kế nội thất phải xem xét và nhận thức được đặc điểm riêng của kiến trúc cũng như một sự thay đổi tiềm tàng và giá trị công trình. Thiết kế nội thất đòi hỏi phải hiểu biết kiểu dáng đồ đạc với hệ thống kết cấu xây dựng và bao che.

Với sự hiểu biết này, người thiết kế nội thất có thể chọn cách có hiệu quả, tiếp tục công việc dù phụ trợ trái ngược với hình dáng kiến trúc.

>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)

>>> Hiểu và sử dụng tỷ lệ bản vẽ trong kiến trúc nội thất

>>> Diễn họa nội thất

Từ khóa » đặc điểm Không Gian Nội Thất